What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Kênh Griboyedov, đặt theo tên nhà ngoại giao và thi sĩ Aleksandr Griboyedov. Ông Griboyedov làm đại sứ ở Ba Tư và bị đám đông bài Nga xông vào sứ quán giết chết. Để đền bù, Ba Tư phải cắt đất cho Đế quốc Nga (nay là 1 phần của Armenia, Azerbajan, Georgia) và biếu Sa hoàng viên kim cương Shah (đang trưng bày ở Kremlin).

Về viên kim cương này cũng liên quan nhiều tới các sự kiện chiến tranh và ngoại giao: Năm 1591, Shah Nizam (quốc vương Ahmednagar nay thuộc miền Bắc Ấn Độ) cho khắc lên nó dòng chữ "Burhan Nizam Shah đệ Nhị. Năm 1000". Nhưng cũng năm đó, Đại đế Akbar của Đế chế Mogul (Ấn Độ) chiếm Ahmednagar cùng viên kim cương này. Năm 1641, cháu của Đại đế Akbar là Shah Jahan cho khắc thêm lên nó dòng chữ "Shah Jahan, con trai Shah Jehangir . Year 1051". Năm 1738, Shah Nadir của Ba Tư đánh chiếm Ấn Độ, chiếm viên kim cương đem về Iran.


Cầu Italiansky



Thánh đường Chúa Cứu thế trên Máu đổ (Spas na Krovi)

 

Đi qua vườn trẻ chơi...


Thiếu nữ chơi đàn hạc, giai điệu phảng phất miền Scandinavie


Biết bao hạnh phúc và đau khổ đã qua đây...


Cô soát vé vào Công viên Mikhailovsky
 

Thánh đường đổ nát vì đạn pháo Đức trong cuộc phong tỏa Leningrad, được dọn dẹp lần đầu năm 1961.



Mái vòm đổ nát được dọn năm 1974



Công tác trùng tu tứ 1993-2004



Công tác trùng tu tứ 1993-2004
 

Nhà thờ này được xây từ 1883 tới 1907 tại đúng nơi Sa hoàng Aleksandr II bị sát hại. Nền đường lát đá chỗ ngài bị sát hại được giữ lại.

Trước thời Sa hoàng Aleksandr II, nhiều Sa hoàng Nga đã có ý định giải phóng nông nô, hủy bỏ chế độ nông nô. Thậm chí Sa hoàng Nikolai I còn từng nghĩ đến việc hủy bỏ chế độ Sa hoàng và xây dựng thể chế Nghị viện. Tuy nhiên, các quý tộc phản đối quyết liệt việc giải phóng nông nô.

Nhưng Aleksandr II hiểu là đã đến lúc làm việc này, nếu không sẽ còn nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác như của Pugachiov. Ngày 19/2/1861, Aleksandr II ký "Tuyên cáo về việc rộng lòng ban quyền cư dân làng xã tự do cho nông nô". Các điều khoản chính bao gồm: nông nô được tự do và được sở hữu mảnh đất mà họ phải mua từ địa chủ. Chính phủ hỗ trợ việc chuộc đất bằng các khoản trợ cấp và vay vốn dài hạn, theo đó nông dân phải trả 20% còn chính phủ là 80%. Diện tích các khoảnh đất phải trả tiền chuộc nhỏ hơn 30% so với khoảnh đất đang canh tác. Nông dân được nợ Ngân khố nhà nước trong nhiều thập kỷ. Ruộng đất được chia như sau: 99.800.000 nông dân (71% dân số) có 33.700.000 desyatin (mỗi desyatin rộng khoảng 1,1 ha), còn 1.700.000 quý tộc (1,5% dân số) có 71.500.000 desyatin.

Sau khi bãi bỏ chế độ nông nô, một loạt phản ứng cải cách khác nối tiếp. Tại các tỉnh thành, hình thành cơ chế điều hành địa phương do dân bầu – là các zemstvo và hội đồng thành phố để giải quyết các vấn đề kinh tế và ngân sách. Cải cách giáo dục để con em quần chúng (gồm cả nữ sinh) có thể vào học các trường trung học và cao hơn. Aleksandr II được gọi là Sa hoàng "Người Giải phóng". Aleksandr II cũng giải phóng Bulgaria khỏi Đế quốc Ottoman.

Lòng bao dung của Sa hoàng cũng khiến xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng muốn cải cách mạnh mẽ triệt để, đi đến xóa bỏ giai cấp và chế độ Sa hoàng. Lần lượt 7 cuộc ám sát của họ nhắm vào Sa hoàng Aleksandr II.

Ngày 1/3/1881, Sa hoàng lên xe ngựa trở về cung sau cuộc điểm binh. Trên đường về, ngài ghé thăm em gái là Nữ Đại Công tước Ekaterina Mikhailovna tại Cung Mikhailovsky. Sau đó ngài về Cung điện Mùa Đông vì có hẹn đưa vợ đi dạo. Khi đi dọc kênh Griboyedov, một kẻ ám sát ném bom vào xe ngựa - Nikolai Rysakov, thành viên Đảng Dân túy. Sophia Perovskaya đứng gần làm chỉ điểm. Quả bom ném trượt xe ngựa, nhưng làm chết 2 lính cô-dắc và 1 cậu bé đi ngang. Sa hoàng không hề hấn. Ngài ra khỏi xe, đề nghị cho gặp kẻ ám sát đã bị bắt. Lúc này kẻ ám sát thứ 2 là Ignaty Grinevitsky cho nổ quả bom thứ 2 hắn đem trong người. 2 chân Sa hoàng đứt lìa, bụng rách toang, mặt đầm đìa máu. Mãi mấy tiếng sau, ngài mới qua đời.

Sa hoàng đã giải phóng nông nô, nhưng ngài cũng giải phóng một thế lực khác - cách mạng.

Triều đại của Aleksandr II cũng đem lại cho nước Nga một điều khác: ngài cho phép người Do Thái Đông Âu tràn vào Nga. Trong các triều đại sau, những người Do Thái này sẽ lũng đoạn nền ngân hàng, báo chí, chính trị của nước Nga, gây hậu quả khôn lường với cả thế giới...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,530
Latest member
FendiLong
Back
Top