What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Bảo tàng Ermitazh



Ba tiên nước nymph. Tác phẩm thời La Mã, tk 1. Cẩm thạch. Nguồn gốc từ 1787, từ bộ sưu tập của John Lyde-Brown ở London. Bức phù điêu được làm để Pholia con gái của Hero dâng cho các tiên nữ nymph trên đảo Ischia.



Ganymede và Đại Bàng (Đại Bàng ở đây chính là hiện thân của thần Zeus. Zeus đa tình, không chỉ thích phụ nữ mà còn chim chuột với cả đàn ông đẹp. Ganymede là hoàng tử thành Troy, rất đẹp trai. Zeus mê như điếu đổ, mới hóa thành Đại Bàng bay xuống dụ dỗ chàng trai. Sau đó Đại Bàng bốc Ganymede lên Olympus làm chú tiểu đồng bưng bình rượu cho Zeus). Tác phẩm thời La Mã. Cuối thế kỷ 1 SCN. Được Stepan Gedeonov mua từ Venice từ tay Ricchetti và Rott năm 18xx. Ganymede được thể hiện khá nữ tính, còn Đại Bàng Zeus thì đang rất vội vã, khát... nước.



Orestes đang giết Aegisthus và mẹ ruột là Clytemnestra để trả thù họ đã giết cha cậu là vua Agamemnon. [Có lẽ, các vua và dũng sĩ Hy Lạp là những bạn tình kém cỏi, nên các bà vợ ở nhà không mấy chung thủy. Nhưng tội giết mẹ đẻ thì quá ghê nên sau này các nữ thần Báo Thù đuổi theo Orestes tới tận Thebe (Ai Cập).]
Cẩm thạch. La Mã. Nửa sau tk 2 SCN. Phù điêu Sarcophagus (sarcophagus tức là quan tài đá La Mã)



Trích một tranh mosaic La Mã (sàn biệt thự hoặc nhà tắm)



Phù điêu tang lễ: hai chị em (anh) ruột. Palmyra, Syria. Năm 114 SCN. Chú thích: Adl Baalatga và Olais, con của Bonne, con của Sokai. Nguồn: 1913, quà tặng của Cyril, Giáo trưởng (Patriarch) Antioch.
 
Gian Ai Cập Cổ đại


Các món trang sức và phấn son trang điểm



Một đỉnh kim tự tháp



Mảnh vải cổ hơn 3000 năm





Gian Trung Đông


Các món trang trí trên bộ hàm thiếc yên cương vùng Luristan (Trung Đông)



Mảnh cốc uống rượu (nước) bằng ngà voi, tk 2 TrCN. Old Nisa.



Điêu khắc Lưỡng Hà
 

Con dấu Lưỡng Hà theo dạng con lăn: khi lăn con lăn này trên phiến đất sét sẽ in hình dấu ấn.



Con dấu Lưỡng Hà theo dạng con lăn.



Văn bản hành chính Triều đại Seleucid dạng con lăn (Nebuchadnezzar II).



Hy Lạp Cổ đại tk 9-7TrCN.
Để ý chữ Vạn.
Mới đây, các nhà nghiên cứu Anh tuyên bố có thể các tượng đất sét ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng là chịu ảnh hưởng của điêu khắc Hy lạp cổ đại. Có điều chắc chắn là các pho tượng Phật ở Bagram (Afganistan) chịu ảnh hưởng của Hy Lạp (mô phỏng tượng Apollo).



Đồ gốm Hy Lạp thời kỳ đầu, men đỏ trên nền men trắng. Các nét vẽ tuyệt vời, tuy nhiên, nhìn các nét vẽ này mình lại không biết là Trung Hoa ảnh hưởng đến Hy Lạp hay ngược lại.



Hy Lạp tk 9-7 TrCN.
 

Lục bình (lekythos) nền trắng. "Artemis và thiên nga". Athens. 490 TrCN. Nghệ nhân làm có tên là Pan.

Lekythos là loại bình đựng dầu dùng trong các tang lễ.

Artemis là một lesbian (?) nổi tiếng ngang với Athena, nên khi Artemis ở bên cạnh một con thiên nga ta dễ liên tưởng tới một cảnh làm tình, hay ít nhất cũng có màu nhục dục.



Athens. Bình gốm nền đen (black-figured amphora). Mặt A: "Các satyr đang hái nho". Mặt B: "Apollo và các vị thần". Năm 520 TrCN. Phong cách của họa sĩ Lysippides.

Ta bắt đầu chuyển sang một thời kỳ đồ gốm khác: đỏ trên nền đen và đen trên nền đỏ.

Satyr: nhân dương.








"Một hetaera đang múa". Cốc vẽ hình đỏ nền đen. Athens, khoảng năm 515 TrCN.

Hetaera, hay hetaira, hay hetero, là một từ Hy Lạp rất khó dịch.
Các sử gia Hy Lạp cổ đại có truyền thống phân biệt rõ hetaera với pornai, loại gái điếm Hy Lạp hạng thấp. Các pornai là những người cung cấp quan hệ tình dục cho một số lượng lớn các khách hàng trong các nhà thổ hay trên đường phố, trái lại hetaera được cho là chỉ nhận vài người làm khách hàng của mình trong cùng một lúc để có mối quan hệ lâu dài với họ, và vừa kết bạn vừa kích thích trí tuệ bên cạnh quan hệ tình dục. Tuy nhiên gần đây có người cho rằng hetaera chỉ là lối uyển ngữ khi nói về gái điếm. Quan điểm này được ủng hộ bởi Konstantinos Kapparis, người cho rằng lối phân chia phụ nữ thành 3 cấp nổi tiếng của Apollodorus trong bài phát biểu "Chống Neaera " (Chúng ta có gái điếm để giải trí, thê thiếp cho việc chăm sóc cơ thể hàng ngày, và người vợ để sinh con đẻ hợp pháp trẻ em và làm người giám hộ đáng tin cậy gia sản.) đã gom tất cả gái điếm đều là hetaera.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng hetero dùng để chỉ những phụ nữ thích sống tự do và độc lập, thích giải trí và mua vui cho đàn ông, nhưng không nhất thiết vì tiền. Các Hetero Hy Lạp cổ đại thường có trình độ học thức và địa vị cao trong xã hội.
 

Bình làm theo lối đắp đất sét (plaster vase). Đầu nữ thần Kore (Kore tức là Persephone, vợ của Hades).
Athens. Năm 500-490 TrCN. Charines.



Cốc hình đen trên nền đỏ (black-figured cup), loại C (type C).
Mặt A: anh hùng Perseus.
Mặt B: thần Hermes.
Ở giữa (medaillon): Heracles đang luyện một con ngựa của Diomedes.
Athens. Năm 520 TrCN.



Cốc hình đỏ (re-figured cup). "Theseus và Ephra". 490-480 TrCN. Makron 1543.



Từ trái qua phải:
1. Vò có cổ hình đen (black-figured neck-amphora). Một trận chiến. 550-540 TrCN. Được cho là sản phẩm của nghệ nhân Phrynos.
2. Vò hình đen (black-figured amphora). "Priam và Achilles". 520-510 TrCN. Nghệ nhân Acheloos.
3. Vò hình đen (black-figured amphora). "Ajax và Achilles". 510-490 TrCN. Phục chế do họa sĩ của Louvre 1850.



Vại hình đen (black-figured calyx-krater). "Heracles vác con lợn rừng Erymanthian tới cho Eurystheus". Khoảng 500 TrCN. Phục chế: nhóm họa sĩ Antimenes 1522.





 




Đầu tượng Athena. Bản sao La Mã tk 2 SCN làm theo bản gốc Hy Lạp cuối tk 5 TrCN. Đưa về Bảo tàng năm 1862 từ bộ sưu tập của Tử tước Campana, Rome.



"Chân dung Hermes". Bản sao La Mã tk 2 SCN làm theo bản gốc Hy Lạp 430-420 TrCN. Mua 1852 từ bộ sưu tập Laval.



Ông tổ nghề y Asclepius. Bản sao La Mã tk 2 SCN làm theo bản gốc Hy Lạp nửa cuối tk 5 TrCN. Mua 1862 từ bộ sưu tập của Tử tước Campana, Rome.



Nữ thần Chiến thắng Nike. Bản sao La Mã theo bản gốc Hy Lạp.



Cốc uống rượu (rhyton) hình đỏ (red-figured), hình đầu con la. Attica, khoảng năm 480 TrCN. Nghệ nhân phục chế Brygos 1816. Từ bộ sưu tập Campana, 1862.



Cô gái đang múa. Attica, 470-460 TrCN. Từ bộ sưu tập Pizzati, 1834.



Cốc uống hình đỏ (red-figure drinking-cup). Attica, khoảng 440 TrCN. Phục chế: nghệ nhân komos Hermitage. Từ bộ sưu tập Pizzati 1834.



Cốc uống hình đỏ (red-figure drinking-cup). "Bữa tiệc". Attica, 480 TrCN. Nghệ nhân phục chế Paris. Từ bộ sưu tập Campana 1862.



Cốc hình đỏ: một phụ nữ tắm. Attica, 520 TrCN. Nghệ nhân Nikosthenes. Quà từ A.P. Botkina, 1923.
 
Mỗi chế tác vàng này kích thước chừng 1,0-2,5 cm. Tôi nghĩ có lẽ người nghệ nhân cổ phải có kính lúp mới làm được thế này, vì tôi mắt thường nhìn chi tiết như vậy còn rất nhức mắt nữa là người làm.









Đầu Dionysos (?) vàng lá để khâu vào vải. Văn hóa Scyth thế kỷ 4 TrCN. Đầu thời Đồ Sắt. 3,6 cm.
Nấm mộ Chertomlyk. Vùng Dnepr, gần Nikopol.



Vàng lá hình hoa hồng để khâu vào vải. Đầu thời Đồ Sắt. Văn hóa Scyth (thảo nguyên miền Nam Nga. Nấm mộ Chertomlyk. Vùng Dnepr, gần Nikopol. ). 2,9 cm. Thế kỷ 4 TrCN.
 

Đầu tượng Athena. Bản sao La Mã tk 2 SCN làm theo bản gốc Hy Lạp cuối tk 5 TrCN. Đưa về Bảo tàng năm 1862 từ bộ sưu tập của Tử tước Campana, Rome.



Ông tổ nghề y Asclepius. Bản sao La Mã tk 2 SCN làm theo bản gốc Hy Lạp nửa cuối tk 5 TrCN. Mua 1862 từ bộ sưu tập của Tử tước Campana, Rome.



Đồng xu bạc trị giá 4 drachma (tetradrachm) hình con cua. Đảo Kos. Thế kỷ 5 TrCN.



Đồng xu bằng bạc 4 drachma (tetradrachm). Mặt sau hình đầu Athena. Mặt trước hình con cú dưới cành olive.
Athens 527-430 TrCN.
Đường kính khoảng 1,2 cm.



Đồng bạc 1 drachma. 0,5 cm. Vùng Sinope. 375-350 TrCN. Mặt trước: Đầu của Sinope. Mặt sau: Con chim ưng trên lưng cá heo.



Đồng bạc 2 obol (diobol). Đảo Samos. 390-365 TrCN. Mặt trước: nửa trước con lợn rừng có cánh. Mặt sau hình đầu sư tử.



Đồng bạc 2 drachma. Knossos. 450 TrCN. Hình Minotaur.



Số 23: Đồng bạc stater. Melos. Thế kỷ 5 TrCN. Hình đầu người không râu đội mũ pilos.

Số 24: Đồng bạc 4 drachma (tetradrachm). Thasos. 411-350 TrCN. Hình đầu Dionysos có râu.

Số 25: Đồng bạc 1 drachma. Thasos. 411-350 TrCN. Mặt trước Hình đầu Dionysos có râu. Mặt sau hình Heracles bắn cung, con cú trên cánh đồng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,723
Bài viết
1,136,255
Members
192,504
Latest member
Holyza
Back
Top