What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Chú thích tiếng Nga: "Biển tưởng niệm cuộc đột kích của các đội xung kích Cách mạng gồm công nhân, binh lính và thủy thủ vào đêm 26/10 (8/11) năm 1917. Việc tấn công Cung điện này đã mở màn cho Cách Mạng Tháng 10." (tạm dịch)
 
Last edited:















Chiếc đồng hồ con công "horloge du paon". Sản phẩm cơ khí duy nhất thời tk 18 hiện vẫn còn hoạt động. Được làm bởi James Cox, nghệ nhân làm đồng hồ người Anh, và bán cho Potiomkin (chồng sau của Ekaterina Đại đế) trong tình trạng từng bộ phần rời rạc. Thợ cơ khí người Nga Ivan Kulibin phải mất 9 năm để ráp nó lại. Mỗi năm nó chỉ hoạt động 1 lần trong những đêm trắng tháng 6, để giữ gìn tình trạng máy. Làm bằng đồng mạ vàng, bạc và thủy tinh. Cao 3 m. Chỗ lên dây cót nằm tại mũ cây nấm có con chuồn chồn đậu ở trên (dưới chân cái cây).



Raphael Loggia trong Hermitage
 
Do sợ topic bị loãng, Danngoc không post tiếp các nội dung trưng bày trong Ermitazh. (Các hình ảnh và chú thích chi tiết tác phẩm của Bảo tàng được up trên fb).


Rời Bảo tàng, đầu óc vẫn còn lâng lâng, đôi mắt định thần lại để ngắm Cột Aleksandr sừng sững, trên sân khấu tiếng nhạc phát lên vui tươi giữa đất trời âm u,






Thánh đường Isaak



Biển ghi "Nơi đây là một trong 148.478 dấu vết của các cuộc oanh kích của bọn phát xít xuống Leningrad trong thời gian từ 1941-1844.



Trong lúc đi xem Bảo tàng Hermitage, ngoài trời mưa to, trong công viên phía trước Dinh Thủy sư Đô đốc cây cối gãy đổ nhiều.



Ông cụ trông rất giống Stalin, nhưng không phải: ông này là người chỉ huy chiến dịch xâm lược vùng Trung Á.



Cái tinh thần võ thượng của tướng lĩnh Nga cao cấp như sau: khi Napoleon chiếm Moskva (1812), quân Pháp cướp phá khá triệt để và rút đi sau khi thành phố khổng lồ này cháy trụi. Nhưng khi tiến vào Paris sau đó (1814), Sa hoàng Aleksandr I ra lệnh giữ nguyên thành phố vĩ đại này không đem về Nga bất cứ gì. Người Pháp (và cả thế giới) vĩnh viễn nợ Nga món nợ này.
 
Day 9: Sasha và Liosha người Smolensk, sự khác biệt giữa phát âm Maskva và các vùng khác. Được tặng quà trong ga tàu điện. Đài tưởng niệm các nạn nhân GULag. Đến tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây dựng ở Piter. Bảo tàng pháo binh. Bảo tàng động vật học - những tiện tích công cộng mà người bản xứ được hưởng thật hạnh phúc. Dạo bộ và chạm tay vào dòng nước Nheva. Lên tàu về lại Maskva. Những vết tích của Liên Xô.


Bữa sáng ở Peterburg


Các bạn TQ làm mình chán nản lắm.
Cái hostel mình ở mấy hôm đầu chỉ thấy toàn Nga. Lên cầu thang cũng Nga, đi toilet cũng Nga, chui đầu vào nhà tắm cũng Nga, vắt chân ngồi xem báo cũng Nga. Sáng sớm dậy, gặp một bà Nga ngồi dưới trệt, vừa thoáng thấy bà ta đã mở lời "Dobryi Den" (Chúc một ngày tốt lành!). Tối về, vào nhà ăn thấy hai cô bé Nga ngồi nói tíu tít với nhau rất hồn nhiên vui vẻ, y như trong những tiểu thuyết thời Xô viết. Mãi đến chiều hôm trước mới thấy một cặp người Trung Quốc đến ở - hai vợ chồng cũng trên 50 trông phong độ gọn gàng và có vẻ lịch sự.
Tối hôm qua về, vào nhà ăn thấy bếp lò điện đang bật - thế quái nào lại có 2 đôi giày đang hong khô sát đấy. Mình tưởng của hai cô bé đang ngồi tíu tít với nhau nên dù không ưa vụ hong giày nhưng không đến nỗi khó chịu lắm. Chỉ 3 phút sau, một bác Trung Quốc xuống nhà ăn, gọn gàng xách 2 đôi giày đi! Chưng hửng. Chưa hết, đang rửa đĩa chén, họ gạt mình ra thò vào bồn rửa chén bát của họ rồi bỏ đi tỉnh queo?!
 
Hôm nay là ngày cuối ở Sankt-Peterburg. Sinbad vừa chui vào nhà ăn để chuẩn bị nướng bánh mì thì gặp hai bạn trẻ này. Nhìn cánh tay xăm trổ, Sinbad hơi ngán vì ở xứ lạ, ai biết thái độ dân bản xứ ra sao. Tuy vậy, bữa giờ đã lấp ló thấy nhau mấy lần ở nhà tắm, Sinbad và họ cũng không hẳn là vừa thấy nhau lần đầu.

Vừa ló mặt vào, hai anh chàng liền hồ hởi kéo vào hỏi thăm. Đầu tiên họ hỏi mình người ở đâu - dĩ nhiên là Việt Nam. A Vetnama, vậy là không phải Kitai (Trung Quốc) - hình như bữa giờ họ tưởng mình là Trung Quốc (người Nga không ưa người Trung Quốc). Vậy thì tụi tớ là: Liosha (tên thân mật của Leonid trong tiếng Nga) còn tớ là Sasha (tiếng Nga thân mật của Aleksandr) cùng "iz Smolensk" - tự đi xe hơi đến Peterburg chơi. Sinbad hơi ngạc nhiên: Sao lại Smolensk, tớ tưởng phải phát âm là Smalensk chứ? Ồ, tụi tớ dân Smolensk phát âm khác dân Maskva, nói âm "ô" chứ không phải âm "a". À, thế tụi mày có biết người Việt Nam đánh nhau với Mỹ mấy chục năm không? Ha ha khoái lắm. Vậy tụi mình nhậu đi. Họ kéo mình vào ngồi xuống bàn và mở bia - mỗi người một chai dù rót ra ly, không chung chai với nhau. Anh chàng Liosha nhất định phải mở bia bằng răng mới chịu!

Sinbad bày cho hai anh trẻ cách uống kiểu Việt Nam - cạn ly "do kontsu" - và cạn liền 2 lon. Cảm giác chuyển ngay thành ấm áp gần gũi! Bia tác dụng hay thế chứ! Nhưng bia Nga nhẹ hơn bia Việt Nam, là mình cảm thấy thế, hay do trời lạnh chăng? Hai chàng hỏi tại sao mình đến Nga - tớ đi du lịch với vợ!

Ôi uống xong bia (bia họ mua, làm mình hơi ngại), họ chia tay thật thân tình: Liosha vòng tay ôm mình thật chặt, còn Sasha bắt tay mình đúng chất Nga.

 
Trên quầy tiếp tân của khách sạn mình ở: 2 cuốn sách tựa đề "Lịch sử sân khấu kịch Yakutia" và "Những câu hỏi về lịch sử và lãnh thổ nền văn hóa Chuvash"..
 

Hàng chợ bên vỉa hè



Ga Puhkinskaya. Nhờ đi nhầm tuyến mà đến đây!






Ga Sadovaya.
Bức mosaic mô tả việc thiếu vương Piotr I thành lập Trung đoàn Cận vệ Semionovsky, ban đầu chỉ là một trung đoàn "trò chơi" của vua (Poteshnye).



Người ở giữa là Lefort, cố vấn thân tín của Piotr. Người ngoài cùng bên phải là Piotr trong lon lính trơn.
 

Ngày hôm nay 11/12 là kỷ niệm ra đời lá quốc kỳ Nga.

Bản phác thảo của Piotr Đại đế các lá cờ của Đế quốc Nga. Vẽ bằng bút mực, kích trước giấy 21,5 x 14 cm. 11/12/1699. Ngoài lá cờ tam tài Trắng-Xanh-Đỏ, Piotr còn vẽ thêm lá cờ có chữ thập chéo. Đây là phác thảo đầu tiên về lá cờ Chữ thập Thánh Andrey, trước đó vào tháng 3 năm 1699 này ngài cho ra đời Huân chương Thánh Andrey. Mãi đến Quy chế Hải quân năm 1720 lá cờ Thánh Andrey mới có hình thức như tồn tại đến ngày nay: "Lá cờ nền trắng, trên đó có Chữ thập Thánh Andrey xanh lơ, bởi đây là Thánh tông đồ đã cải đạo cho nước Nga".
Lưu trữ cổ thư Quốc gia Nga.
 

Sự dễ thương của dân xứ này luôn diễn ra đầy bất ngờ. Sau cuộc cặp và uống đầy thú vị với Liosha và Sasha, ở tàu điện ngầm Sinbad lại gặp tiếp bất ngờ khác. Trên tàu, theo thói quen Sinbad đứng với vợ và trao đôi bằng tiếng mẹ đẻ. Bộ dạng Sinbad dĩ nhiên là bộ dạng một khách du lịch bụi, chắc chắn không sang trọng bóng bẩy gì và có lẽ sẽ không được đón chào lịch sự tại Tây Âu (Sinbad đã đi nên biết rõ, dân Paris họ chỉ lịch sự thôi, dân Rome thì quá latin rồi, còn dân Berlin họ lo người Thổ còn chưa xong). Ngồi cạnh Sinbad là một bác đội mũ trắng đã có tuổi, không có gì đáng chú ý.

Tuy nhiên, khi xuống ga, sau khi đi được vài bước, bác mũ trắng này quay lại, dúi vào tay Sinbad chiếc huy hiệu này và nói tiếng Nga "Prezent" ý là tặng mình làm quà rồi chào và bước đi. Sững sờ vì bất ngờ, Sinbad chỉ rối rít cám ơn mà không phản ứng gì khác (định tặng lại bác ấy tờ tiền VN có hình Bác Hồ nhưng lại ngại họ hiểu lầm ý mình). Thực sự, nếu đây là sự việc xảy ra ở Châu Âu hay bất cứ nơi nào khác không phải Nga thì Sinbad không bao giờ dám cầm (ở Châu Âu Sinbad đã gặp đủ loại xin đểu từ Gypsy cho tới Rệp và da đen và không bao giờ để bị lừa) vì sợ bị lừa, nhưng ở Nga thì...

Cũng có thể nghĩ, đây là một lão già muốn tuyên truyền cho niềm tin của mình. Nhưng... ta hãy suy ngẫm và nhớ tới những năm tháng khốn khổ khốn nạn thời Eltsin, hãy nhìn bộ dạng ông ấy không giàu có gì, hãy nghĩ tới những phá phách mà dân nhập cư và người nước ngoài đã làm trên đất nước ông, hãy nhớ đến những gì xảy ra vừa qua với nước Nga, và ta sẽ cảm động...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,119
Members
192,496
Latest member
buylinkedInaccounts412
Back
Top