What's new

[Chia sẻ] Một góc Phúc Kiến - thiên nhiên và con người

Chuyến đi theo lời kêu gọi của Nheva đã kết thúc tốt đẹp.

Hành trình dày đặc xe cộ:

30/5: Xe khách HN - Hữu Nghị quan; xe nằm đi Quảng Châu
31/5: Chơi Quảng Châu, tối xe nằm đi Hạ Môn (Xiamen)
1/6: Đến Hạ Môn, chơi quanh thành phố. Ngắm hoàng hôn trên núi Ngũ Lão, uống trà
2/6: Đi Tuyền Châu: các điểm quanh thành phố, chiều lên Nam Thiếu Lâm gặp Phương trượng
3/6: Đi Sùng Vũ, rồi về Tuyền Châu, tối lên tàu đi Vũ Di Sơn
4/6: Đến Vũ Di: trekking, leo núi suốt cả ngày
5/6: Leo núi tiếp, ngồi bè Cửu Khúc khê, tối tàu về Hạ Môn
6/6: Tàu tiếp đi Nam Tĩnh, nghỉ Tháp Hạ, thăm các thổ lâu
7/6: Đi các thổ lâu tiếp, tối lên tàu về Hạ Môn
8/6: Chơi ở Hạ Môn, đảo Cổ Lãng Dữ
9/6: Xe nằm về Quảng Châu, tối xe về Hữu Nghị quan
10/6: Lên xe về nhà.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 09/9/2013

Tổng chi phí: 3000 tệ, không kể phí VISA và tiền xe Hà Nội - Hữu Nghị quan.
 
Last edited by a moderator:
Re: Quan Đế miếu

Sau buổi trưa ăn trong phố ẩm thực của Tuyền Châu, chúng tôi rẽ qua miếu Thiên Hậu.

Người Việt Nam ở Miền Nam thì chắc là hầu như không ai không biết bà Thiên Hậu thánh mẫu, một nữ thần Trung Hoa mà cụ thể hơn là Phúc Kiến. Cái danh Thiên Hậu quả thật là quá to, nếu so với các vị nữ thần khác đã từng được thờ cúng trước đó. Bà nữ thần từ thượng cổ được thờ là Nữ Oa chỉ có một cái tên đó, bà tiếp theo là Vương Mẫu được coi như sư mẫu của tất cả thần tiên, nhưng cũng chỉ nằm hàng chữ Vương. Trong văn hóa TQ, Vua đàn ông là Hoàng, là Đế, thì vua đàn bà là Hậu. Thiên Hậu tức là sánh ngang với Thiên Đế. Cái này do sự tôn sùng hết sức của dân vùng biển Phúc Kiến với bà. Cũng vì được tôn sùng cực kì cao như vậy nên tượng Thiên Hậu được đội mũ miện 12 dải, loại mũ chỉ dành cho các vị đế, trên trời là Ngọc hoàng, dưới đất là hoàng đế mới được dùng.

Nếu các bạn thấy ở các khu người Hoa trên khắp thế giới hầu như đều có miếu Thiên Hậu, thì miếu Thiên Hậu ở Tuyền Châu là miếu đầu tiên lập ra thờ bà, có thể coi như Miếu tổ của các miếu. Miếu có tên chính là Thiên Hậu cung.

92118285.jpg


Bên trong sặc sỡ như thường thấy

92118294.jpg
 
Last edited:
Rời miếu Thiên Hậu, chúng tôi hướng về phía Nam Thiếu Lâm tự.

Dọc đường ngang qua một khu với cái cổng to cao, trên bản đồ du lịch ghi là "Linh sơn Thánh mộ". Đây là khu mộ của một vị truyền giáo Hồi giáo từ đời Đường, hơn một nghìn năm trước, và được coi là di tích Hồi giáo thiêng liêng nhất ở đất Trung Nguyên (không tính Tân Cương), di tích quan trọng nhất của Hồi giáo ở phía Đông TQ. Không còn thời gian nên đành bỏ qua nơi này.

92118299.jpg


Trên đỉnh núi xa là pho tượng đồng Trịnh Thành Công đang hướng ra phía đảo Đài Loan.
 
Wow.........Phúc Kiến thật đẹp, mình cũng mong một lần được sang Trung Quốc, vì ông bà là người Hoa mà, không biết Triều Châu có tuyệt vời như vậy không...
 
Tuyền Châu có một ngôi chùa có tiếng nữa là chùa Nam Thiếu Lâm.

Ai cũng biết danh tiếng Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn, Hà Bắc. Thiếu Lâm tự có một số chi nhánh, trong truyện chưởng Kim Dung chắc nhiều người nhớ đến Thiếu Lâm ở Bồ Điền, là nơi Lâm Viễn Đồ từng đến và có được Tịch Tà kiếm phổ (Quỳ Hoa bảo điển). Thiếu Lâm Bồ Điền trong chưởng Kim Dung nổi tiếng thế, nhưng Nam Thiếu Lâm thực lại là ở Tuyền Châu, còn Thiếu Lâm Bồ Điền lại còn nhỏ hơn nữa, chỉ là một chi nhánh thuộc Thiếu Lâm Tuyền Châu.

Cũng như hầu hết các công trình văn hóa tại TQ, chùa bị phá hủy gần sạch trong Cách mạng Văn hóa, nay mới dựng lại. Quy mô dựng lại khá lớn, chiếm trọn một mặt núi với nhiều tầng lớp và các công trình lớn như giảng đường, võ đường, khu lưu trú của tăng sinh và võ sinh.

92118302.jpg


Chính điện Thiếu Lâm Tuyền Châu:

92118308.jpg
 
Nam Thiếu Lâm

Nếu Nam Thiếu Lâm Tuyền Châu chỉ có thể, chắc tôi đã không nhớ nơi này lắm.

Nhưng câu chuyện dài thêm một chút. Lúc tôi đi vòng ở hành lang hai bên chính điện, thấy có một số bức ảnh chụp chư tăng của chùa, trong đó có Phương trượng với pháp danh Thường Định. Vị phương trượng có chụp ảnh cùng Phương trượng Bắc Thiếu Lâm - Vĩnh Tín pháp sư, cùng một số nhân vật tai to mặt lớn ở TQ khác. Vốn không thích thú gì chuyện Thiếu Lâm tự lên sàn chứng khoán và đầu óc kinh doanh năng nổ của Vĩnh Tín pháp sư, nên tôi cũng không để ý lắm.

(Ở VN không ai gọi tu sĩ Phật giáo là Pháp sư, mà dùng Đại đức, Thượng tọa, và cao nhất là Hòa thượng. Nhưng ở TQ thì cứ đi tu là có thể gọi là hòa thượng, thậm chí chú tiểu cũng gọi là tiểu hòa thượng. Vị sư có cấp cao hơn thì gọi là pháp sư, và cao nhất là đại sư. Đứng đầu ngôi chùa ở VN gọi là Trụ trì / Trú trì, còn TQ gọi là Phương trượng - tức là cái nhà vuông mỗi cạnh 1 trượng, là nơi ở của vị đứng đầu chùa).

Chiều, khi cả bọn chuẩn bị về, tôi đứng chờ trên sân, cũng có có mấy người khách TQ ở đó, thì thấy ở góc có mấy vị sư trẻ ngồi nói chuyện, có vị mặc áo may ô, có vị áo vạt. Lúc chị V ra, khi thấy chúng tôi nói chuyện bằng tiếng khác thì mấy vị sư đó hỏi, thế là sà lại nói chuyện. Các vị ấy mời ăn quả thanh mai, chua chua mát mát. Quả này hôm trước mua ăn rồi, nhưng giờ là của nhà chùa miễn phí nên thích hơn !!! Cả lũ ăn đỏ choét mồm, tán phét với sư. Có một sư trẻ biết tiếng Anh.

Được một lúc thì vị sư trắng trẻo ở giữa bảo 1 sư trẻ vào lấy ra tặng chúng tôi mỗi người một quyển sách giới thiệu về chùa. Sách song ngữ Anh - Trung. Mở trang thứ hai, tôi nhận ra người ngồi trước mặt chính là Tu viện trưởng "The Abbot - Master Changding" - "Phương trượng pháp sư Thường Định". Thế là cả lũ khoái quá chụp ảnh chíu chít. Thì ra đây là vị sư lánh đạo thứ hai trong dòng Thiếu Lâm. Hỏi ra thì sư sinh năm 1974, học võ từ năm 13 tuổi, cùng lúc với học Phật, và trở thành Phương trượng năm 2006 khi mới 32 tuổi.

Nhìn Pháp sư Thường Định thanh nhã mặc may ô thế này ai nghĩ là cao thủ võ học, lãnh đạo 80 võ tăng và 200 võ sinh (khác hẳn với sư Vĩnh Tín béo ụt).

91698382.jpg
 
Ngày hôm sau, rời sang thị trấn Sùng Vũ, nơi còn tòa thành cổ bên bờ biển.

Thực ra cũng không phải là hấp dẫn lắm. Nơi đây ven bờ biển thành cổ dài khoảng vài km bao bọc lấy một khu dân cư. Giờ thì khu đô thị bên ngoài mới là phát triển, người ta biến bãi đất giữa thành cũ và biển thành một công viên thu tiền. Haizzz.

Đứng trên tường thành nhìn xuống

92935538.jpg


Biển cả, có hòn đá hình con rùa, cái mắt là do người ta khoét vào
(Tất nhiên là các bạn Tàu lại thêm một tràng: "Thiên hạ đệ nhất thạch quy" vào bên cạnh)

92935534.jpg
 
Một ngôi miếu Quan Đế trong làng, đậm chất Phúc Kiến, sặc sỡ và rối rắm

92935556.jpg


Vùng này có nghề chạm đá tinh xảo, một cột đá sa thạch chạm hình rồng rất đẹp. Nhìn kĩ thì cũng có chỗ bị gãy phải lấy keo gắn lại, nhưng nói chung là tinh xảo.

92935525.jpg
 
Trưa, cả đám ra bờ biển mua ghẹ, rồi lên xe về Tuyền Châu, ra quán ăn nhờ luộc.

Bữa trưa ở Tuyền Châu rất ngon, và ấn tượng mãi về món canh ngao mà con ngao nào phần thịt cũng được chẻ làm đôi theo chiều dọc.

Từ biệt hostel xinh xắn này:

91698366.jpg
 
Chuyến tàu Tuyền Châu - Hạ Môn chạy rất nhanh, tàu cao tốc mà. Về đến Hạ Môn lại đổi chuyến tàu khác đi sang Vũ Di. Lần này không phải tàu nhanh, nhưng còn mua được giường nằm. Chuyến tàu chạy xuyên đêm, 5h sáng đến thị trấn Vũ Di Sơn.

Chuyển một chuyến bus, rồi chuyến bus nữa, chúng tôi đến chân khu vực núi Vũ Di. Nơi đây có mấy nhà nghỉ nép vào chân núi bình yên quá đỗi. Cả đám sướng rơn, hớn hở nhìn ngắm. Không khí núi non trong lành tuyệt diệu.

92935754.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top