What's new

Một vòng Nam Mỹ

Tôi và anh bạn thân đã bàn về cuộc du ngoạn thứ 2 này của chúng tôi trong 2 năm qua. Ước vọng của chúng tôi là đi 1 vòng quanh thế giới, với dự định là 1 năm, nhưng tùy cơ ứng biển, không có gì ràng buộc cả.
Trong thời gian đó, các thông tin trên mạng còn eo hẹp và thực tế chúng tôi cũng chẳng biết nhiều gì về mạng. Chúng tôi đã phải đọc các sách vở về du lịch, mà chúng tôi có thể mượn được ở thư viện. Nhờ những thông tin mà chúng tôi thu nhập được, chúng tôi đã vạch ra cho mình một tuyến đường và ngày tháng lên đường (ngày tháng, rất quan trọng để tránh mùa mưa).
Với kinh nghiệm phiêu bạc có sẵn, chúng tôi chỉ mang theo những thứ cần thiết chung: 2 cái võng có mùng, 2 cái mền mỏng, 1 máy quay phim, 1 máy chụp hình gọn nhẹ, 1 bộ lọc nước, 1 bộ nồi du lịch, 1 cái bếp nấu bằng xăng (bếp gas không có tiện: bình gas không được mang lên máy bay và cũng khó tìm được chỗ mua bình gas mới), 2 cái dĩa, 2 cái ly, 2 cái muỗng, 2 cái nĩa, 1 con dao, 1 sợi dây dù để phơi quần áo, 1 bộ kim chỉ, ít thuốc tiêu chảy, vài viên asperin và rất quan trong là 2 cuốn thánh kinh, Lonelyplanet, 1 cuốn South America và 1 cuốn Central America. Tôi thì thủ thêm một cái cần câu cá.
Chúng tôi đã phạm một thiếu sót lớn, đó là không học tiếng Tây Ban Nha.

Chúng tôi hẹn gặp nhau tại thủ đô Caracas vào ngày 12-10-2004 và sẽ liên lạc với nhau bằng mail. Cũng may là chúng tôi lại quá hên và gặp nhau tại phi trường, mới khởi hành đã gặp chuyện lành.
Chiều tối nay, mới thò đầu ra khỏi nhà trọ là bị 2 cảnh sát đến hỏi giấy tờ và đòi hỏi khám bóp??? Khi thấy 2 thằng tôi trên R… dưới D.., hihi, các chú không làm phiền nữa (Chúng tôi đã được chủ nhà trọ mách trước rồi, buổi tối ở khu vực đó phức tạp, ra đường chỉ nên mang bản foto của passport mà thôi. Hihi, khu này là khu nhà nghèo mà).
Sáng ra chúng tôi đi tìm chỗ đổi tiền, chúng tôi thấy đổi tiền chợ đen không có sự chênh lệch lớn và có thể bị lừa, nên vào ngân hàng là chắc cú. Trước cửa ngân hàng có lính bảo vệ, được trang bị súng ống đến tận răng. Nhân viên ngân hàng mở cửa cho chúng tôi từ bên trong, khi khách vào được phía bên trong là cánh cửa tự động đóng lại, hihi, không ai có thể chạy ra ngoài. Trong ngân hàng thì sạch đẹp, nhân viên làm việc rất nhiệt tình, chỉ có nỗi cách làm việc thì giống VN ta vào thời kỳ 90, chờ cho sếp ký rất là lâu.
Đi dạo phố Caracas vào ban ngày thì ok và ở đây đi xe buýt rẻ lắm. Vì chúng tôi không thích thành phố lớn cho lắm, nên ngày mai chúng tôi sẽ lên đường.
Sáng sớm hôm sau chúng tôi ra bến xe để đi tiếp tới Santa Fe. Tại bến xe, sau một lúc nói chuyện bằng động từ ”to quơ”, hihi, chúng tôi mới cho phép nhân viên ơ đây chích ngừa cho mình, miễn phí nhé và thêm tờ giấy chứng nhận nữa. Anh bạn tôi hiểu được một chử, Amarillo, aha thì ra họ mới tiêm cho mình thuốc phòng ngừa ”sốt vàng” (nếu bạn đi du lịch đến vùng Nam Mỹ và Châu Phi, nhiều quốc gia đòi hỏi, là mình phải có giấy phòng ngừa ”sốt vàng”, họ mới cho nhập vào nước họ).
 
Last edited:
attachment.php

Khi nào có điều kiện thời gian, là tôi tự đi chợ và nấu cơm. Dĩ nhiên là tôi cũng phải thử những chiêu ẩm thực của địa phương. Nhưng tôi có thể hãnh diện phát biểu, là không có ở đâu mà ẩm thực dân gian có thể ngon bằng ẩm thực của nước ta cả (hihi, những nơi mà tôi đã đi qua thôi). Santa Fe, Venezuela.

attachment.php

Trong bộ nồi du lịch gồm có: 1 cái chảo và cũng là cái nắp nồi, 1 nồi nhỏ, 1 nồi lớn và1 ấm nước. Các thứ chồng vào nhau, rất là gọn nhẹ.

attachment.php

Ở Santa Fe tôi làm quen với một anh ngư dân, rồi mượn ghe chèo ra khơi câu cá. Tôi đã bị một con cá nó chích vào tay, khi đang gỡ lưỡi câu, và nó làm độc. Bàn tay phải của tôi xưng chù vù và tối hôm đó tôi đã mất ngủ vì đau nhức nhói. Gần 1 tháng tôi mới co giãn lại nắm tay của tôi được. Nhưng cũng hên đó là bàn tay không thuận của tôi.
Khi rảnh rỗi tôi khâu lại cái võng (vì có vài vết khâu ẩu), sửa lại cái bếp, nghiên cứu đọc thuộc đoạn đường mình dự định sẽ tới…
Bạn có biết trong thời gian đó, 1 chai nước ngọt 250ml trị giá là 700 đồng của Venezuela (tôi quên mất tên gọi của đồng tiền Venezuela, hình như Venezuela Bolivares Fuertes), trong khi đó 1 lít xăng trị giá khoảng 70 đồng. Tôi đi mua một lít xăng mà người bán ra hiệu là cho không. Quàu, đây là thiên đàng cho những kẽ khoái chạy xe phân khối lớn, vậy là ở đây 1 lít xăng rẻ hơn 1 lít nước ngọt tới 40 lần. Bạn có thể tin không? Hèn chi giờ này tôi mới nghĩ ra, tại sao tôi thấy một đống xe hơi thải của nước Mỹ, được tiêu dùng ở đây rất nhiều.

attachment.php

Sau 3 ngày nghĩ dưỡng tại biển Caribbean, chúng tôi sẽ đi tiếp vào vùng sâu của Nam Mỹ và không biết bao giờ chúng tôi mới có cơ hội tắm biển lại.
Đứng chờ xe buýt không hề chen lấn.
Còn đi taxi thì mình có thể đi chung đoạn đường nào đó và sẽ được chia ra, mỗi người trả một ít.

attachment.php

Chúng tôi đang đợi máy bay để đi thăm quan Angel Falls, thác có độ cao nhất thế giới, 1000 mét. Trước khi vào được phi trường quân đội này, chúng tôi đã phải ngừng lại 2 trạm kiểm soát để trình giấy tờ.
Chờ máy bay lâu quá, cập vợ chồng người Đức này cũng nản.

attachment.php

Đợi hoài rồi máy bay của chúng tôi cũng tới. Kiên nhẫn là hơn hết, đó là những lời khuyên bảo của chúng tôi cho cặp vợ chồng người Đức.

attachment.php

Sau nửa giờ bay trên một cánh rừng rộng thênh thang, chúng tôi đến tới trại thứ nhất, Canaima National Park.
 
attachment.php

Cảnh buổi sáng tại trại nghỉ chân thứ nhất.

attachment.php

Chiều nay có một anh dân tộc hướng dẫn chúng tôi đi thăm quan những cái thác gần trại.

attachment.php

Sau khi ăn sáng, chúng tôi tự do di thám hiểm khu vực xung quanh trai. Cảnh vật tuyệt đẹp, đặt biệt không có rác bừa bãi.

attachment.php

Loại xuồng độc mộc này là phương tiện giúp chúng tôi đi ngược suối để tiến gần tới thác.

attachment.php

Vào mùa mưa, mực nước dâng cao và đã tạo những hang xoáy như thế này.

attachment.php

Trưa nay, anh hướng dẫn đoàn của tôi đã tới. Ngoài 2 thằng tôi có thêm 1 cặp người Đức, 1 cặp Pháp và 1 cặp Ý.
Chúng tôi bắt đầu rời trại bằng đường bộ.

attachment.php

Chúng tôi đi trong lòng thác.
 
attachment.php

Chúng tôi bơi lội dưới thác.

attachment.php

Chúng tôi trèo lên đỉnh của ngọn thác.
Rồi đi bộ ngang qua một thảo nguyên bát ngát, để đến một điểm hẹn. Ở đây có một chiếc xuồng độc mộc đang đợi chúng tôi với hành lý chúng tôi trên đó.
Đoạn đường kế tiếp khá nguy hiểm, những máy chụp hình, máy quay phim, giấy tờ, tiền bạc… được bỏ vào bịch nylon và nhét vào một thùng nhựa.
Khi tất cả chúng tôi mặc áo phao vào xong. Chiếc xuồng bắt đầu đẩy chúng tôi ngược dòng khoảng 2 tiếng đồng hồ. Hai bên bờ suối cây xanh rậm. Khi đến trạm nghỉ thứ hai thì trời vừa sập tối.

attachment.php

Cảnh buổi sáng tại khu trại nghỉ thứ hai. Sáng sớm ở đây hơi lạnh.

attachment.php

Sau bữa ăn sáng tập thể, chúng tôi phải xuống xuồng đi tiếp về hướng đầu nguồn. Khúc suối này còn nguy hiểm hơn cả hôm qua, có rất nhiều hòn đá lớn, nằm trên dòng nước chảy. Với sự khéo léo của anh lái xuồng, chúng tôi cặp bờ an toàn sau 2 tiếng đồng hồ. Trên xuồng mọi người đều bị ướt lạnh.
Lúc này chúng tôi mới lấy được máy chụp hình ra khỏi thùng nhựa. Kế tiếp là một đoạn đường lội bộ giữa khu rừng rậm rạp và hoang vắng. Lúc này mặt trời đã lên cao và bắt đầu nóng dần. Anh hướng dẫn viên linh hoạt chỉ dậy chúng tôi, những loại cây cỏ nào mình có thể ăn được khi gặp hiểm nghèo. Tôi chỉ nhớ một con kiến đen lớn, mà anh ta bắt lên rồi giải thích: nếu con kiến đó mà chích ai (nó có một cái kim phía sau đuôi, y như là con ong), ngừơi đó sẽ bị sốt và nếu yếu sức có thể đi tới tử vong. Nghe hú vía quá, cứ mỗi lần bước tới là tôi phải quan sát thật kỹ.
Vì trong đất ở đây chứa nhiều khoáng chất, nên màu nước suối vàng nâu như thế này.

attachment.php

Rồi chúng tôi cũng vượt qua khúc đường rừng trơn trượt và đứng tươi cười dưới chân thác.

attachment.php

Angel Falls, với độ cao 979 mét.
Trên thế giới, chưa ai ghi nhận lại cái thác nước này, cho tới ngày 16 tháng 11 năm 1933, khi nhà phi công người Mỹ, Jimmie Angel bay qua khu vực này để tìm quặng mỏ có giá trị.
Đến ngày 9 tháng 10 năm 1937, ông ta đã quay lại nơi đây và đáp máy bay trên đỉnh núi, Auyantepui ( Tepui, một loại núi có đỉnh bằng phẳng, tiếng anh gọi table mountain). Không may bánh xe máy bay bị dính lầy. Ông và vợ cùng 2 người đồng hành khác phải mất 11 ngày để leo xuống núi.
Người ta nghe tới thành tích này và đặt tên cho thác là Salto Angel.
Ngoài ra thác này còn có tên địa phương của người dân tộc Pemon, "Kerepakupai Vená", nghĩa là thác nơi sâu nhất.

attachment.php

Cảm giác được bơi dưới chân thác thật khó tả.
Vào mùa mưa thì với lượng nước đổ xuống ầm ầm, bạn không thể nào bơi ở đây được.
Mùa khô thì suối cạn, bạn cũng không thể đến gần thác được.
Hihi, chúng tôi đã quá may mắn.
 
attachment.php

Mấy anh bạn Tây thì khoái phơi nắng.

attachment.php

Tối nay sinh hoạt trại rất vui, thì ra anh hướng dẫn viên trong đoàn của tôi có thêm tài văn nghệ.

attachment.php

Chúng tôi phải trở lại Ciudad Bolivar để đón xe đò đêm đi tiếp tới Santa Elena (hệ thống máy lạnh của xe được bật hết ga, làm cả đêm tôi ngồi lạnh run).Thành phố này rất sầm uất vào thời kỳ 30 với nghành khai thác kim cương.
Trương trình hôm nay là chúng tôi sẽ đi tắm 10 cái thác, dọc theo đường Highway, El Dorado ( dọc theo con đường này có khoảng 400 cái thác).

attachment.php

Nhóm chúng tôi chỉ có 7 người: Ricardo là hướng dẫn viên người Colombia, 2 người Đức, 1 người Do Thái, 1 người Anh và 2 thằng tôi.

attachment.php

Chúng tôi phải leo lên cái thác này mới có chỗ để bơi. Ricardo cho biết là nước ở đây uống được.

attachment.php

Thảo nguyên bát ngát mà sao lại không chăn nuôi? Thì ra loại cỏ ở đây rất là dai, người địa phương đã thử nuôi dê, sau 4-5 tháng là hàm răng của chúng bị rụng luôn, thế là chết.

attachment.php

Bảng cấm tắm, hihi, nhưng chúng tôi vẫn đi ngang qua trong lòng thác.
 
attachment.php

Cái thác này đặc biệt là bằng phẳng, có thể ngồi xuống và trượt được.
Loại đá đỏ ở đây chỉ có thể tìm thấy ở một nơi khác bên Tây Phi và kế đó người ta có thể bình luận tiếp về giả thuyết, là trái đất ngày xưa dính liền.
Điểm dừng chân cuối cùng của chiều nay là môt làng dân tộc. Chúng tôi ăn cơm chiều ở đó và quay lại nhà trọ vào lúc 10 giờ tối mệt nhừ.

attachment.php

Từ Santa Elena chúng tôi đi xe taxi đến ranh giới Brazil, và từ đó đón xe đò đế đi tiếp đến Boa Vista. Đoạn đường này vắng khách và đất đai nơi đây rất phì nhiêu, xe chạy ngang qua nhiều vườn điều rộng lớn. Đôi khi xe đò phải dừng lại, để lực lượng chống buôn lậu và ma túy lên xét giấy tờ.
Tại bến xe Boa Vista chúng tôi đón tiếp xe đêm đi tới Manaus. Không may cho chúng tôi là số tiền brazil R$ mà chúng tôi đang còn lại không đủ mua vé, thì ra tin tức mà tôi thu nhập được trong cuốn thánh kinh đã là một năm cũ, bây giờ đồng R$ đã tăng thêm 50% so với đồng $. Khó khăn lắm chúng tôi phải nhờ một người lái taxi chở chúng tôi đi đổi chợ đen.
Xe đò rời bến đúng theo giờ quy định, 7:30 chiều. Đoạn đường tối nay hơi xấu và chạy ngang qua một khu rừng rộng hoang vắng.
Lần đầu tiên chúng tôi đã vượt qua đường xích đạo, cảm giác bước chân qua vùng Nam Cực đối với tôi thật lạ kỳ diệu.

attachment.php

Chúng tôi tới Manaus vào lúc 7:30 sáng. Thành phố này là thành phố lớn nhất của vùng Bắc Brazil và cũng là thành phố lớn nhất của khu rừng Amazon. Đây là một thành phố cảng tấp nập, nằm trên con sông Negro và ăn thông qua sông Amazonas. Mọi sự vận chuyển đều lệ thuộc trên những dòng sông này và bạn có thể đi tận tới Peru hay là Colombia.
Đường bộ về phía Nam chỉ có duy nhất đường BR319, con đường này rất xấu và không có xe đò nào phục vụ đoạn đường này cả, vì vào mùa mưa xe mà dính lầy, thì bạn có cơ hội nằm rừng vài ngày như chơi.
Tại bến phà Porto Fluante, chúng tôi mua vé đi để đi tiếp đến Belem. Các dân du lịch mà muốn thăm quan rừng Amazon đều phải tới bến phà này, lúc này chúng tôi thấy du khách rất đông.
Chúng tôi là một trong những khách đầu tiên lên phà. Thật ra trưa mai chuyến phà này mới rời bến. Vì thấy chúng tôi là tây balô, nên ong chủ tàu đã vui long cho phép chúng tôi được ngủ trên phà tối nay.

attachment.php

Chiều nay chúng tôi đi dạo chợ Feira Productor, chợ mối chuyên thịt cá và rau quả. Tiếp theo là chợ kế bên Mercado Municipal, với kiến trúc cổ của Pháp. Nơi đây bạn có thể mua quà lưu niệm của dân tộc.
Tôi thấy họ mời chào buôn bán rất vui vẻ và chúng tôi ghé uống thử một ly nước giải khát, Acai. Ly nước có màu đục đen như chè đậu đen và hơi sền sệt, tôi thấy uống cũng ngon.
Acai là một loại cây thuộc họ hàng nhà dừa của rừng Amazonas. Chùm trái hơi giống chum cau kiểng của nước ta, trái thì nhỏ hơn một chút và có màu đen tím. Loại trái này cũng là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người dân địa phương.
Acai vừa chứa một hàm lượng dinh dưỡng và chất đề kháng rất cao. Vì thế trong những năm gần đây nhiều quốc gia như Mỹ và Châu Âu đề cập tới sản phẩm này, cho việc chế biến thành những viên thuốc bổ ích cho sức khỏe. Nhờ vậy mà kinh tế Brazil vượt lên một cách bất ngờ. Ngày nay với một thị trường mạnh như thế, bây giờ thì dân brazil phải trồng thêm loại cây này.
Khi di dạo dọc bờ sông, có một ngừơi câu cá không hiểu thế nào mà ông ta đọc được tính tôi và đã tặng cho tôi một nắm con giun, tôi đã e ngại và chỉ lấy vài con. Tối nay tôi đẵ câu rất nhiều cá và thả chúng về lại tự do. Chẳng phải là tôi muốn phóng sinh chúng mà vì trên phà họ không cho phép tự nấu nướng.
Sáng hôm sau khách từ từ xuống phà khá đông dần. Phần lớn là khách bản xứ, tôi chỉ thấy them một anh khách Mỹ và một anh khách Anh. Anh chàng trẻ người Mỹ đang đi du học ở đậy được 6 tháng, nên anh ta có thể trò chuyện với dân bản sứ. Chúng tôi thì dùng động từ “ to quơ”. Anh ta kể cho chúng tôi biết, hiện tại các dòng sông trên đầu nguồn đang gặp hạn, một sự kiện lịch sử trong 100 năm qua và có thể cuộc hành trình sẽ bị kéo dài…
Đến 1 giờ trưa thì họ bóc hàng xong và phà của chúng tôi bắt đầu rời bến.
Tối nay tôi đã phải ngồi ghế ngủ, vì nơi tôi móc võng bị nước tạt vào.
Bữa ăn sáng trên phà rất đơn giản, một ly cà phê hay một ly sữa và ổ bánh mì lạt nhỏ.
Cà ngày tôi ngó cảnh dọc 2 bờ sông rồi cũng chán, rừng và rừng và rừng. Tôi cũngngồi quan sát những người dân tộc Peru ngồi đan những sợi dây vải để tạo thành những dây đeo cổ, dây đeo tay, sợi dây bùa... Cách đan dây này có một truyền thống từ hồi cha ông của họ. Giờ đây họ đi phiêu du khắp các nước Nam Mỹ và bán những sản phẩm gọn nhẹ của họ làm được cho du khách. Thấy tôi châm chỉ học hỏi, họ cũng chỉ tôi một cách đan sợi đeo tây đơn giản.
Đến trưa chúng tôi được nhà bếp trên phà đãi món gà nướng. Trên phà họ không có thể phục vụ hết tất cả khách ăn cùng một lượt. Vì thế mà khách trên phà được chia ra thành 3-4 đợt. Ai đến bàn trước thì ngồi trước, đến khi hết chỗ ngồi thì đợi đợt sau. Mọi người ngồi chờ rất trật tự.
Chiều đến phà lần đầu tiên cập vào một bến đò nhỏ. Họ giao hàng và nhận hàng, trong thời gian đó, tôi tranh thủ câu cá. Trên sông Amon thật là nhiều cá.
Bữa ăn chiều tối nay là ragout bò. Ở Brazil thịt bò rất rẻ.(Ngày nào trên phà họ cũng phục vụ món này bốn ngày liên tiếp, mỗi ngày hai bữa, và chỉ có một bữa trưa là đươc ăn gà).
Tối nay tôi tìm được chỗ móc võng mới, nhưng gió quá, tôi lại không thể nào ngủ được.

attachment.php

Sau bữa ăn sáng tập thể, phà chúng tôi cập vào cảng Santarem, coi như chúng tôi đã đi được nửa đường.
Nhân dịp một chiếc Cruise Pacific cập bến, đoàn Salsa của thành phố ra đón chào khách rất vui nhộn.

attachment.php

Ngoài ra trên cảng bạn có cơ hội mua vài món quà lưu niệm của vùng Amazon.
Con cá Piranha này là đặc trưng cho vùng Amazon. Giống cà này có tới từ 30-60 chủng loại và chỉ tìm thấy ở vùng Nam Châu Mỹ.
Tuy là hàm răng của chúng trông ghê tợm, nhưng chưa hề ai chứng kiến một bày Piranha tấn công người chỉ vài phút và còn lại bộ xương, như người ta thường đồn.

attachment.php

Chúng tôi là khách ăn ké, hihi. Khách mà họ đón chào là đi trên chiếc du thuyền kia.
 
attachment.php

Nhưng người Brazil họ có một lối sống rất thoải mái, họ không phân biệt từng lớp hay chủng tộc.

attachment.php

Vì bất thình lình gió thổi mạnh, phà chúng tôi không rời bến được. Cho nên vị thuyền trưởng cho phép chúng tôi đi dạo một vòng phố Santarem.
Chúng tôi trở lại chiếc du thuyền hạ cấp của mình.
Đến giờ ăn, những chiếc võng của ai đó tự thâu vào, và hàng khách sẽ ngồi dài theo 2 hàng ghế, một cái bàn dài cũng được gắn vào chính giữa. Theo phép lịch sự thì khi ngồi ăn phía nam giới ai nấy không được cởi trần.

attachment.php

Các ngày trước chúng tôi không dám phôi trương mang máy ảnh ra chụp, vì lý do những người hành khách chung phà có đủ mọi thành phần. Nếu bạn khoe của, thì bạn mất thời giờ để giữ của.
Có rất nhiều cảnh đẹp trên sông, chúng tôi đành ghi vào ký ức mà thôi. Sáng nay vì những cô gái Salsa rực rỡ, chúng tôi đành buột lòng lôi máy ảnh ra.
Tiện thể đây không phải là tôi muốn biểu diển trò làm khỉ, nhưng hãy để ý vào 2 cái chân của tôi, đầy vết chích của con Puri Puri, một loại bò mắt, mà chúng chích tôi khi băng ngang cánh đồng hoang tại Canaima. Vết chích đó không làm độc, nhưng tôi bị nhức ngứa gần 1 tháng trời.
Đêm nay vì mệt quá hay là vì sung sướng khi được mời nhảy Salsa cùng với cô bé Brazil, mà tôi có một giấc ngủ tuyệt đẹp.

attachment.php

Tôi bị đánh thức khi chiếc phà sáng nay lại cập bến. Khi nhân viên khuân vác đang hỳ hục vận chuyển hàng hóa lên xuống phà, thì tôi đã có cơ hội câu cá và chiêm ngưỡng những chú cá heo bơi lội trên sông.
Việc cảnh giác của tôi thật không sai. Sáng nay một người hành khách trên phà bị lấy mất tiền. Hành lý chúng tôi cũng bị lục soát và anh bạn tôi thì bị mất chiếc ào pull mà thôi. Kẻ trộm đâu biết là những thứ quý giá là khi ngủ tôi đã ôm gọn trong người.
Trưa hôm qua có hai nhà truyền đạo gốc tây bước lên theo phà chúng tôi từ Santarem. Trưa nay họ có cơ hội kể chuyện cho tôi những việc làm tốt mà họ đang làm và họ cũng không quên tìm cách thuyết phục tôi hãy tin vào Chúa. Tôi chỉ trả lời rằng, “nếu tôi đi theo một tính ngưỡng mới, và đồng thời làm cho bố mẹ tôi buồn, thì tôi có nên làm hay không?”. Hihi, họ không trả lời được. (Họ cũng có ý định là mời tôi đến nhà dòng của họ để tôi trổ tài ẩm thực Việt Nam cho họ biết, nhưng khi phà cập bến Belém thì họ không hề chào từ biệt tôi.).
Chiều nay phà đi ngang qua một nhánh sông nhỏ. Lâu lâu hai ven bờ sông mới có một chòi.

attachment.php

Những chiếc xuồng này họ đợi khi phà chạy ngang qua, họ sẽ chèo rượt theo và dùng một cái móc để móc vào phà (cứ y như coi phim cướp biển Caribien). Thường là những chú bé choai choai mới đủ khả năng thực hiện trò này, vì không phải ai cũng làm được. Một số chú bé bị lật xuồng vì sống của phà đánh vào, nhưng chúng bơi lội giỏi, và chiếc xuồng nhanh chóng được lật lại.
Thì ra dân cư ở đây họ nghèo, tôi thấy anh đầu bếp đưa cho những chú bé túi cơm và thức ăn dư của khách, cũng có vài hành khách cho tiền và bánh kẹo họ mang theo.
Trưa ngày hôm sau thì phà cập bến, sau 4 ngày trên sông chúng tôi đã tới thành phố Belém, được biệt danh là trung tâm thương mại của vùng Bắc, Economic Center of The North. Thành phố này có một nét đặc biệt là hai hàng cây xoài nặng trĩu trái, mọc dọc theo các đường phố.
Bữa trưa hôm nay chúng tôi mới biết đến kiểu ăn cơm cân ký. Có nghĩa là bạn muốn lấy bao nhiêu thì lấy (giống như buffet), rồi bạn bỏ dĩa lên cân và tính tiền theo trọng lượng mà bạn đã lấy.
Đến chiều thì chúng tôi đi thăm thảo cầm viên cùng với Paul, anh chàng bạn trẻ từ Anh, mà chúng tôi gặp trên phà.
Tối nay chúng tôi thử thưởng thức vài chai bia trên vỉa hè thành phố. Tôi có học hỏi một chiêu uống bia mới, họ bỏ chai bia lạnh 0,5 lít vào một cái vỏ giữ lạnh và hai thằng tôi được phát 2 cái ly nhỏ. Tôi thấy uống bia kiểu này rất đậm đà, và bia sẽ không bị loãng vì đá.

attachment.php

Đi dạo chợ Ver-O-Peso.

attachment.php

Không có dịp ăn thử loại cua này.
 
attachment.php

Tiệm thuốc dân tộc.

attachment.php

Ổi ở đây chỉ dùng làm nước ép, chứa một hàm lượng vitamin-C cao hơn cả cam. Vào thời điểm này giá là tương đương 15000 đồng vn một kg.

attachment.php

Trưa đến các shops đóng cửa sớm vì lễ linh hồn. Chúng tôi ăn uống tại chợ rẻ lắm, hạ giá chỉ còn tương đương 7000 đồng vn, cho một ly nước ép rất chất lượng và một cái bánh mặn.
Đợi đến chiều chúng tôi cùng Paul mới đi ra bến xe đò, để đi chuyến đêm đến São Luis.

attachment.php

Đến 6 giờ sáng xe đò ghé tới một thị trấn nhỏ và phải đợi ít tiếng để chuyển qua xe khác. Sau đó xe chạy tới một bến phà, rồi chúng tôi lên phà để đi thêm một tiếng nữa rồi mới tới được São Luis.

attachment.php

São Luis là một phố cổ yên tĩnh và thơ mộng. Chúng tôi tìm đến một nhà trọ và được biết anh chủ là người Hà Lan. Anh ta kể cho chúng tôi biết là anh ta dự định ghé ngang qua đây thăm quan vài ngày, ai ngờ anh ta đã ở lại đây được 4 ½ năm.
Chúng tôi cũng đi dạo qua khu phố thời đại, bên đây có khu mua sắm đường bộ vừa đẹp và tấp nập. Tôi thì thích sự yên tĩnh bên phố cổ, ai ngờ tôi đã lầm vì nhiều quán cà phê sinh đẹp này vào màn đêm trở thành những quán nhạc sôi động. Đúng như lời đồn của những du khách mà chúng tôi đã trò chuyện trên đường, phụ nữ Brazil họ thật lãng mạng. Chúng tôi chỉ mới ngồi xuống quán bia ngoài phố, thế mà đã có 2 cô gai xinh đẹp đến trò chuyện. ( Xin lỗi họ không phải là những cọ gái chân dài, mà họ thật sự lãng mạng).
Ngày hôm sau chúng tôi chỉ muốn đi dạo khu phố cổ và về lại phòng trọ. Tuy biết rằng bãi biển ở đây rất đẹp, và những nàng Brazil chỉ mặc những bộ bikini khá thiếu vải (được ví như là dentalfloss= dây xỉa răng), nhưng chúng tôi quá lười nên lấy lý do là sẽ đi ngắm dentalfloss, khi đến Rio. Tôi dành thời giờ đi cắt tóc.
Chiều đến chúng tôi được dịp coi ca nhac, trình diễn thời trang và múa võ kiểu Brazil tại công viên thành phố.
Tối nay tôi thấy khu phố chúng tôi ở, họ chơi nhạc còn sôi động và nhộn nhịp hơn cả tối hôm qua. Tôi đếm có tới 4 quán cà phê họ chơi nhạc sống, mỗi quán chơi một kiểu nhạc, nào là salsa, rock, raggea, cổ điển, pop, Africa ryth, samba.. Ngoài ra còn nhiều nhóm nhạc chơi ngoài đường phố.
Chúng tôi lại tiếp tục hành trang lên đường và đón xe đò đi tiếp Teresina. Rồi tiếp tục đi xe đêm tới Juazairo do Norte, kế tiếp là Petrolina.
Đang ngủ ngon thì chúng tôi bị anh tài xế đánh thức dậy, lúc này còn tôi, chưa tới 5 giờ sang. Chúng tôi phải ngồi đợi tại bến xe đến 7 giờ sáng mới có xe đi tiếp Faira de Santana. Đoạn đường này đi dài 400 km và đi ngang qua khu sa mạc. Chiếc xe đò dạng đồ cổ dừng lại để đón và xuống khách khá nhiều lần. Mãi đến 4 giờ chiều chúng tôi cũng tới nơi.
Tại bến xe chúng tôi hơi bối rối là phải đi tiếp tới đâu?
Nếu muốn đi tới Itacaré dọc theo quốc lộ BR 101 thì chúng tôi phải trước tiên đi tới Ubaitata với chiếc xe khuya nay ( Paul hướng dẫn chúng tôi hãy tới Itacaré, vì khu biển đẹp đó là dành riêng cho đám đi bụi, backpackers).
Còn nếu tiếp tục đi tới Rio thì phải đợi đến chiều mai.
Sau 2 ngày 1 đêm trên xe đò, chúng tôi cũng khá ê ẩm. Nên chúng tôi lên phương án mới là đi Salvador.
5 giờ 30 chiều chiếc xe đò rời bến và lần đầu tiên chúng tôi mới có cơ hội chạy trên đường xa lô, nhưng đoạn đường này không tốt cho lắm.
Đến 7 giờ tối chúng tôi mới tới bến xe Salvator. Sau đó phải đón tiếp xe buýt để đi vào khu phố cổ. Từ chỗ xuống xe buýt chúng tôi phải chạy bộ đến một thang máy, để đưa chúng tôi lên trên phố cổ. Chúng tôi phải chạy cách xa nhau, vì nếu bị cướp, sẽ có một thằng có cơ hội thoát. Lúc này khu này rất vắng. Khi bước chân lọt vào thang máy, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
Lên đến phố cổ thì người trên đường phố đông hẳn. Phải khổ cực lắm chúng tôi mới tách khỏi đám cò phòng và 1 ½ tiếng đồng hồ sau khi rời xe buýt, chúng tôi mới kiếm được phòng, vì nơi đây không có nhà trọ và khách sạn thì giá khá mắc.
Như thường lệ, khi vào trong phòng trọ hay khách sạn, chúng tôi chơi trò Serloch Holm, tìm nơi giấu tiền và giấy tờ ( chúng tôi thường hay đi tới khu hoang vắng, việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ rất hạn chế, thứ hai thẻ visa vào thời điểm đó là 2%, số tiền cũng khá lớn đối với chúng tôi. Nên chúng tôi khá cổ lổ sỹ, chơi tiền mặt, tới đâu hay tới đó).
Giấu tiền xong là tranh thủ tắm rửa. Chỉ 15 phút sau là hai thằng có mặt trước cửa khách sạn và đị săn lung coi có những món gì lạ để bỏ miệng hay không. Lúc này đã khoảng 10 giờ đêm, tôi cũng chẳng nhớ mình ăn những gì.
Trên đường về lại khách sạn, tôi lại muốn vòng vo những con đường hoang vắng để chiêm ngưỡng thành phố này, thay vì đi đường thẳng đông người. Chúng tôi đã bị chấn lột, 3 thằng choai choai ốm nhom ốm nhách chạy tới dí dao vào cổ anh bạn tôi. Anh bạn tôi nhanh trí móc hết tiền từ 2 túi quần đưa chúng và chúng ra hiệu anh ấy đưa tiếp cái đồng hồ cũ kỹ. Sau đó chúng chĩa dao về phía tôi, tôi từ từ móc 2 túi quần trống cho chúng coi. Một thằng đến gần quan sát và cầm sợi dây tôi đang đeo ở cổ lên nhìn, khi thấy không có giá trị, chúng bỏ chạy. Tôi thấy có một số người trước nha họ, thấy chúng tôi bị cướp, mà không ai dám lên tiếng động, chắc không ai dám dây dưa với mấy thằng xì ke làm gì.
Chúng tôi đã thả thuận trước, là nếu số tiền lớn thì tùy cơ ứng biến, còn số tiền mà nhỏ thì hãy bố thí. Thật tế là chúng tôi chỉ mất tương đương khoảng 30 $ mà thôi.
Trở lại khách sạn, chúng tôi leo thẳng lên giường và ngủ thẳng cẳng một lèo cho tới sáng.

attachment.php

Salvador là thành phố lớn thứ ba và trước đây là thủ đô đầu tiên của Brazil. Nghành công nghệ lớn ở đây là mía, thuốc lá, vàng và kim cương.
Chúng tôi đi dao phố và tìm hỏi vé máy bay để đi Rio, 2 ngày qua trên xe buýt có giúp chúng tôi tiết kiện ít tiền, nhưng Brazil rộng lớn quá. Từ hôm đến brazil đến giờ chúng tôi đã mất quá nhiều thời gian để di chuyển. Giờ thì chúng tôi chấp nhận chịu tốn kém, ngược lại chúng tôi sẽ có thêm thời gian để học hỏi và thưởng thức văn hóa mới.
Vé bay tới Rio tuy rẻ, nhưng chỉ còn một vé, nếu đi chuyến đêm thì còn nhiều vé. Chúng tôi không muốn chuyện rủi ro xảy thêm lần nữa, vì đến Rio vào giữa đêm thật không an toàn chút nào, nếu chúng tôi mất hết tiền là coi như cuộc du ngoạn này chấm dứt. Nhiều bạn tây balô đã cảnh báo cho chúng tôi về vấn đề an ninh của thành phố này, nên chúng tôi quyết định bỏ ý định đi coi dentalfloss.
Cô bé văn phòng du lịch đã rất nhiệt tình tìm cho chúng tôi 2 vé để bay vào chiều nay đến São Paulo và sau đó bay tiếp tới Fox du Iquacu.

attachment.php

Thành phố này ảnh hưởng nền văn hóa Châu Phi rất mạnh vì trước kia nơi đây là trọng điểm của nghành buôn bán nô lệ.
 
Trên đường về lại khách sạn, tôi lại muốn vòng vo những con đường hoang vắng để chiêm ngưỡng thành phố này, thay vì đi đường thẳng đông người. Chúng tôi đã bị chấn lột, 3 thằng choai choai ốm nhom ốm nhách chạy tới dí dao vào cổ anh bạn tôi. Anh bạn tôi nhanh trí móc hết tiền từ 2 túi quần đưa chúng và chúng ra hiệu anh ấy đưa tiếp cái đồng hồ cũ kỹ. Sau đó chúng chĩa dao về phía tôi, tôi từ từ móc 2 túi quần trống cho chúng coi. Một thằng đến gần quan sát và cầm sợi dây tôi đang đeo ở cổ lên nhìn, khi thấy không có giá trị, chúng bỏ chạy. Tôi thấy có một số người trước nha họ, thấy chúng tôi bị cướp, mà không ai dám lên tiếng động, chắc không ai dám dây dưa với mấy thằng xì ke làm gì.
Chúng tôi đã thả thuận trước, là nếu số tiền lớn thì tùy cơ ứng biến, còn số tiền mà nhỏ thì hãy bố thí. Thật tế là chúng tôi chỉ mất tương đương khoảng 30 $ mà thôi.
Trở lại khách sạn, chúng tôi leo thẳng lên giường và ngủ thẳng cẳng một lèo cho tới sáng.
Đọc đến đây em mới giật mình, cho em bắt tay 2 bác một phát, em cũng đã từng bị bọn choi choi ở Salvador quây và lột tiền. Nhưng hôm em bị thì hoàn cảnh lại khác, hôm đó đang là ngày kỷ niệm lễ độc lập của bang Bahia, dân tình đang chiêng chống còi kèn ầm xèo, diễu hành chật kín con đường. Khi đang đi qua một góc nọ, do bất cẩn em đi dạt về phía vỉa hè, dưới một gốc cây lớn, chỗ đó rất tối, không nhìn thấy gì, bất thình lình có ít nhất 2 thanh niên choai choai (không biết có vũ khí gì trong tay không do quá tối) áp sát, chặn trước chặn sau, làm một số động tác ra hiệu đưa tiền cho chúng. Tuy nhiên thì xét thấy tình hình ở đây đông người, có lẽ chúng không dám manh động, đám đông diễu hành chỉ cách đó 5-7 bước, thế nên em dồn hết lực, lao qua vòng vây quân địch, luồn vào đám đông và té thật nhanh, biết chắc chúng không thể đuổi được trong cái đám đông đó. Sau khi cảm thấy an toàn, em bắt chiếc taxi bên đường nhánh và té thẳng về nhà trọ, dù không mất tiền cho bọn ất ơ nhưng cũng mất gần $30 tiền taxi trở về (so với dự định ban đầu là sẽ lội bộ ngược về).
Xin chúc 2 bác sớm vượt qua mất mát và tiếp tục câu chuyện hấp dẫn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,084
Members
192,368
Latest member
8kbetmotorcycles
Back
Top