What's new

Nakhon Phanom (Thái Lan) - Về nơi tôi đã sinh ra...

Nâm 2013 này tôi đã đi nước Lào & Thái Lan 2 lần rồi, cũng định làm việc kiếm thêm tiền để sang năm 2014 mới đi tiếp được. Đã thành thông lệ, hàng năm tôi vẫn phải qua Nakhon Phannom (Thái Lan) 1 lần để viếng mộ ông cụ thân sinh ra tôi đang yên nghỉ tại đây, tiện thể qua Mukdahan thăm gia đình cháu gái tên Loan (con bà chị họ) đã nhập quốc tịch Thái đang sinh sống tại đây. Đột xuất, nghe tin bà chị họ tôi ở Mukdahan (mẹ cháu Loan) đã hơn 80 tuổi, ốm nặng, tôi vội vàng sang Thái, mặc dù kế hoạch của tôi là sang năm mới đi...
Thakhek, Savannakhet (Lào) & Nakhon Phanom, Mukdahan (Thái Lan) - những địa danh này tuy đường xá xa xôi, nhưng đối với gia đình chúng tôi, chúng hết sức thân thuộc, vì từ năm 1940 - 1964 của thế kỷ 20 gia đình chúng tôi đã từng sinh sống tại những nơi này...(Nakhon Phanom là nơi tôi đã cất tiếng khóc chào đời)... Và tôi cũng coi những địa danh này là quê hương thứ 2 của mình vậy...
- Thời gian đi: 10 ngày, từ 18/9 đến 27/9/2013. (Không bận việc nhà ở Hà nội, Việt Nam thì tôi đã ở chơi thêm nước Lào, Thái)
- Số người đi: 1 người (...là tôi)
- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe đạp, đi bộ...
- Chặng đường đã đi qua: Hà nội (Việt nam) - Vinh (Nghệ An, Việt Nam) - Cửa khẩu Cha lo (Quảng bình, Việt Nam) - Cửa khẩu Naphao (Khammuane, Lào) - Thakhek (Khammuane, Lào) - Cầu Hữu nghị 3 - Huyện Mường (Nakhon Phanom, Thái Lan) - Huyện Mường (Mukdahan, Thái Lan) - Cầu Hữu nghị 2 - Savan (Savannakhet, Lào) - Hà nội (Việt nam)
10290629474_677038b4ca_o.jpg

Vị trí của Thakhek, Savannakhet (Lào) & Nakhon Phanom, Mukdahan (Thái Lan) trên bản đồ nước Lào
 
Last edited:
IMG_1849.JPG

Hòm thư bưu điện trên đường phố

Từ khách san tôi ở, đi bộ 1 đoạn nữa là đến bờ sông Mekong. Mỗi lần đến Nakhon Phanom, tôi hay ra khu vực này để ngắm cảnh. Ở đây có Tháp lưu niệm do Việt kiều xây dựng để kỷ niệm cho tình hữu nghị Việt Thái, nhân dịp Việt kiều hồi hương về nước. Tháp lưu niệm xây dựng đã được gần 60 năm nhưng vẫn rất bền bỉ với thời gian, không hư hỏng, cũng như tình hữu nghị Việt Thái luôn luôn bền vững mãi mãi...
Phía bên kia bờ sông, những hàng cây mọc san sát trên địa phận thị xã Thakhek của tỉnh Khammouan nước Lào. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, nhiều người Việt đã di cư tới đây làm ăn, kiếm sống. Đầu năm 1946, quân Pháp đánh chiếm, bắn giết ở Thakhek và những nơi khác trên đất Lào, nhiều bà con Việt kiều vượt sông sang vùng đông bắc Thái Lan lánh nạn. Cũng tại đây, các phong trào yêu nước của người Việt phát triển mạnh.
Năm 1960, hưởng ứng lời kiêu gọi của Bác Hồ, Việt kiều Thái Lan háo hức đăng ký về nước xây dựng quê hương, tham gia kháng chiến bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Cho tới năm 1964, có hơn 46 nghìn người đã về miền Bắc,trong đó có gia đình tôi. Trước khi trở về, để ghi nhớ công ơn của đất nước và người dân Thái Lan đã che chở, giúp đỡ mình trong những lúc khó khăn, hoạn nạn và để thế hệ sau hiểu được lịch sử của cha ông, bà con Việt kiều ở Nakhon Phanom cùng nhau quyên góp tiền, xây dựng công trình tháp đồng hồ lưu niệm. Con số 2503 trên thân tháp ghi lại năm dựng tháp theo Phật lịch, chính là năm 1960 dương lịch.
IMG_1827.JPG


Vì cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, việc hồi hương phải dừng lại, hơn 36 nghìn bà con Việt kiều đã đăng ký trở về phải ở lại đất Thái, tiếp tục làm ăn, sinh sống. Với bà con ở trung tâm tỉnh Nakhon Phanom, tiếng chuông điểm giờ vang lên từ đỉnh tháp một thời đã trở nên rất đỗi thân thuộc.
Cách đây hơn mười năm, chính quyền địa phương cho tu bổ công trình này, sơn sửa bốn mặt tháp và thay đồng hồ dây cót bằng đồng hồ điện tử.
IMG_1828.JPG

Đang là dịp kỷ niệm sinh nhật của Hoàng hậu Thái Lan
 
Last edited:
Từ Tháp đồng hồ đi bộ quá lên vài bước chân nữa là đến cửa khẩu cũ của Nakhon Phanom. Từ ngày có cửa khẩu mới ở chân cầu Hữu nghị 3, cửa khẩu cũ này chỉ dành riêng cho công dân 2 nước Lào Thái qua lại, vận chuyển hàng hóa...bằng ca-nô chạy sang Thakhek (Lào)
IMG_1829.JPG


IMG_1830.JPG


IMG_1831.JPG
 
IMG_1833.JPG

Ca-nô chở khách trên sông Mekong chuẩn bị chạy sang Thakhek

Trên bờ sông Mekong đọan chảy qua huyện Mường (Nakhon Phanom - Thái Lan)) & Thakhek (Khammouan - Lào) đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử:
- Ngày 21/3/1946 quân Pháp huy động lực lượng quyết chiếm lại Thakhek. Tham mưu trưởng Lê Thiệu Huy (Quân tình nguyện Việt Nam) sát cánh cùng Hoàng Thân Xuphanuvong và Liên quân Việt – Lào chiến đấu kiên cường, dũng cảm nhưng do so sánh thấy lực lượng bất lợi, Liên quân Việt – Lào tạm rút quân sang Nakhon Phanom (Thái Lan) để bảo toàn lực lượng. Lê Thiệu Huy cùng một số cán bộ, chiến sỹ tháp tùng Hoàng Thân Xuphanuvong đi thuyền vượt sông Mekong dưới sự oanh kích điên cuồng của Không quân và pháo binh địch. Máy bay và lính bộ Pháp khi rượt đuổi đã bắn theo thuyền quân ta dữ dội. Trong giây phút nguy cấp, Lê Thiệu Huy đã lấy thân mình bảo vệ Hoàng Thân Xuphanuvong và ông đã hy sinh trong vòng tay thương tiếc của Hoàng Thân và những đồng đội Liên quân Việt – Lào.
- Ngày 27/1/2008 một con thuyền chở 23 người Việt đã bị chìm trên sông Mekong tại huyện Mường, thuộc tỉnh Nakhon Phanom, lúc 2h sáng. Thi thể 3 người đã chết được tìm thấy cách địa điểm thuyền lật khoảng 1 km. Một trong số những người Việt sống sót cho biết anh ta cùng 22 người đồng hương sống bất hợp pháp tại Thái Lan gần một năm. Tất cả những người này làm việc trong một nhà hàng ở Bangkok. Họ quyết định về thăm nhà để đón Tết bằng cách thuê chiếc thuyền đánh cá để đi qua sông từ Thái Lan sang Lào rồi đi xe buýt về Việt Nam. Người này cho biết nước rò vào thuyền khi nó cách bờ 40m khiến nó lật úp. 7 người đàn ông và một phụ nữ được dân làng gần đó cứu sống và 15 người mất tích.
8 người sống sót đã bị cảnh sát Thái Lan bắt để thẩm vấn và họ sẽ bị trục xuất về Việt Nam vì đều là lao động bất hợp pháp

IMG_1929.JPG

Một con đường đi xuống sông Mekong

IMG_1832.JPG
 
Last edited:
IMG_1834.JPG


IMG_1837.JPG

Đứng ở đây có thể nhìn thấy cửa khẩu cũ của Thakhek (Lào) & Khách sạn 3* Riveria ngay cạnh đó

IMG_1838.JPG

Bảng chỉ dẫn các danh lam thắng cảnh bên bờ sông Mekong của tỉnh Nakhon Phanom
 
IMG_1840.JPG

Con đường đi dạo chơi bên sông Mekong...

IMG_1841.JPG

Phía bên kia sông là Thakhek (Khammouan - Lào)

IMG_1842.JPG

Các nhà sư đang vui vẻ trò chuyện...
 
Last edited:
Chợ đêm Nakhon Phanom họp khoảng từ 4h chiều đến 10h đêm. Dạo này cuộc sống có vẻ khó khăn, nhiều quầy hàng nghỉ bán hàng sớm, có quầy bán ít mặt hàng đi, có quầy để trống tạm nghỉ bán hàng. Giá cả có vẻ đắt đỏ hơn trước đây, tôi mua "tăm xôôm" (nộm Thái) phải 30 bat bà bán hàng mới làm (trước đây chỉ 20 bat). Có nhiều quán bán cơm & hàng ăn uống ở ngoài phố Nakhon Phanom, nhưng tôi ra chợ đêm mua đồ ăn mang về khách sạn ăn, có điều hòa mát mẻ kết hợp xem tivi các kênh của Việt Nam...
IMG_1852.JPG

Xuất cơm gà 30 bat có nước sốt & canh kềm theo

IMG_1855.JPG

Lạp thịt lợn: 20 bat, xôi: 10 bat

IMG_1854.JPG

"Tàu suồn" & "Lạp xoòng" - 2 loại chè Thái, mỗi loại 1o bat
 
+ Ngày 4 (21/9/2013): Đi thăm nghĩa trang của người Việt tại Nakhon Phanom - Thăm Nhà Bác Hồ & Làng Hữu nghị Thái Việt...
Tôi ăn sáng bằng xôi & lạp đã mua hôm qua còn lại, sau đó sang phía bên kia đường đối diện với khách san Winsor uống cafe sữa, ăn bánh bao. Quán cafe này của 1 gia đình người Thái gốc Việt. Cafe của người Thái, người Lào đều pha bằng túi vải, mùi vị rất đậm đà. Bánh bao đặc, ít bột nở, nhân đậu xanh....
Tôi thuê 1 chiếc xe tuk-tuk trọn gói với giá 200 bat để đi viếng mộ ông cụ thân sinh ra tôi, thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ & Làng Hữu nghị Thái Việt...
Nghĩa trang của người Việt cách trung tâm tỉnh Nakhon Phanom khoảng 6 km, đi thêm khoảng 1km nữa là đến Nhà Bác Hồ... Anh hùng Lý Tự Trọng được sinh ra tại Bản Mày, huyện Mường, tỉnh Nakhon Phanom. Cụ ông & cụ bà thân sinh ra anh Lý Tự Trọng cũng được an táng tại nghĩa trang này
IMG_1860.JPG

Cổng vào Nghĩa trang Đại Hiếu, một trong những nghĩa trang lớn của người Việt ở Nakhon Phanom...

Trong khu Nhà làm lễ & khu vực thờ Thần linh có những tấm bảng ghi danh những người có long hảo tâm đóng góp, ủng hộ cho Ban quản lý nghĩa trang
IMG_1859.JPG


IMG_1947.JPG
 
Last edited:
IMG_1858.JPG

Các ngôi mộ được xây dựng theo qui cách của Ban quản lý nghĩa trang, không gia đình nào được xây to, xây rộng & xây cao...nên trông rất sạch đẹp & thoáng đãng...

Chuyện về ngôi mộ ông cụ thân sinh ra tôi, cũng là chuyện tấm lòng người Thái đối với người Việt: Khi ông cụ nhà tôi mất năm 1957, gia đình tôi nghèo quá, chưa có tiền để xây mộ. Sau khi gia đình tôi về Việt Nam, chiến tranh xảy ra, chúng tôi chưa có điều kiện để sang Nakhon Phanom thăm mộ cụ ông & thăm lại nơi mình đã sinh sống...Sau này chúng tôi sang Nakhon Phanom đã thấy mộ cụ ông tôi đã được 1 gia đình người Thái, ông bà Mít-xỉn, có lòng hảo tâm, làm phúc xây hộ... Gia đình ông bà Mit-xỉn là 1 gia đình giàu có hợp pháp vào loại nhất nhì tỉnh Nakhon Phanom. Điều đặc biêt làm gia đình chúng tôi cảm động là ông bà Mit-xỉn là người Thái Lan gốc, không có quan hệ họ hàng gì với người Viêt, nhưng ông bà đã có lòng hảo tâm, giúp đỡ gia đình chúng tôi... Sau này chúng tôi có đến gặp cụ bà Mit-xỉn, biếu cụ ít tiền, cụ nhất định không nhận. Cụ nói: "Tôi nhận tiền của các anh chị hóa ra tôi đi làm thuê à?!..." Rồi cụ kể chuyện: "Tôi đi thăm mấy người bạn Việt Nam an táng tại Nghĩa trang Đại Hiếu, thấy mộ cụ ông của các anh chị chưa xây, tôi nghĩ chắc gia đình này ở Việt Nam, vì chiến tranh chết hết rồi hay nghèo khổ quá nên không xây được mộ cho người thân của mình. Cũng may là vẫn còn mộ chí tuy làm bằng gỗ nhưng vẫn đọc được tên người & những thông tin khác, nên tôi thắp mấy nén hương xin phép được xây lại ngôi mộ. Vì chiến tranh, nên gia đình các ạnh chị mới phải lưu lạc sang Thái Lan, cũng là bạn của người Thái & đóng góp công sức cho đất nước Thái..."
IMG_1857.JPG

Ngôi mộ của ông cụ thân sinh ra tôi tại Nghĩa trang Đại Hiếu, huyện Mường, tỉnh Nakhon Phanom
 
Như còn đây hơi ấm Bác Hồ:
Trên thế giới có nhiều ngôi nhà gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ hiên nay đã trở thành những di tích lịch sử.
Căn hộ nhỏ ở ngõ phố Compoint (Paris), Ngôi nhà trụ sở Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu, Hang Pắc Bó, Lán Nà Lừa... và còn có thêm một địa chỉ gắn những tháng năm Bác Hồ hoạt động trên đất Thái: ngôi nhà và khu vườn ở bản Nachock (bản Mạy), huyện Mường, tỉnh Nakhon Phanom.
Giữa đất Thái, ngôi nhà gỗ ba gian nằm giữa bóng dừa, hàng cau, bụi chuối, và nhất là tấm phên bằng tre rất đặc trưng của xứ Nghệ treo chắn nắng trước cửa chính trông gần gũi đến lạ. Đã hơn 70 năm trôi qua kể từ khi ngôi nhà được dựng nên và chỉ vừa được phục dựng hồi cuối năm 2001.
Cả làng Nachock này có 129 hộ gia đình nhưng chỉ có 10 hộ người Thái, còn tất cả đều là người Việt quê gốc từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... sang từ đầu thế kỷ 20 và năm 1946.
IMG_1873.JPG

Cổng vào Nhà Bác Hồ. (Chụp ảnh cùng anh Võ Trọng Minh, con ông Võ Trọng Tiêu, cháu nội cụ Võ Trọng Đài - những người đại diện cho gia đình trông coi Khu tưởng niệm Nhà Bác Hồ)

IMG_1871.JPG

Nhờ ông lái xe tuk-tuk chụp ảnh hộ. Phải hướng dẫn mất mấy lần, ông ta mới chụp được ảnh

Ngôi nhà này Bác đã từng cùng bà con dân bản dựng lên để làm nơi sinh hoạt tập trung từ ngày đầu Bác mới về bản May, huyện Mường, tỉnh Nakhon Phanom. Nhà được dựng ngay trong một vườn cây xum xuê theo kiểu nhà trệt, vách ván. Qua bao tháng năm, nhà bị hư hỏng nhiều, chính quyền tỉnh Nakhon Phanom cùng với bà con Việt kiều đã góp sức tôn tạo, phục dựng lại nhà theo đúng nguyên bản; còn cây khế và 2 cây dừa Bác trồng năm nào đến nay vẫn cho quả ngọt.
IMG_1866.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,980
Members
192,327
Latest member
huuquang33456
Back
Top