What's new

Nẫu Ơi, Nhớ Lắm!

Đã bao lâu rồi tôi không về Bình Định?! Nào phải quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, cũng đâu phải nơi tôi lớn lên nghĩa nặng tình thâm hay quê chồng nặng gánh, vậy mà sao cứ trĩu lòng, da diết!

Bình Định - mảnh đất thơ ca, văn vật hoàng thành - tôi đã đến, đã đi, đã hít thở cái không khí trong lành của miền quê thanh bình và cảm nhận sự thanh thản, bình an; để rồi luôn trong tôi là cảm giác thèm muốn, nỗi khát khao quay trở về.

Nơi ấy,

Sóng vỗ dạt dào biển cả







Sừng sững những ngọn tháp Chăm uy nghiêm, cổ kính.





Nơi ấy,

Sản sinh người anh hùng áo vải làm khiếp sợ bao vạn quân Thanh






Có những người dân chân chất, hiền lành





Là bức họa đồng quê trong ký ức trẻ thơ






Là chốn bình yên không của riêng mình.

r
 
Last edited:
Anh thật là may mắn! Đó chẳng phải là những gì mà hấu hết chúng ta đều mong muốn được biết, được nghe trên bước đường ngao du, khám phá? Rất mong anh sẵn lòng kể lại những câu chuyện huyền bí và ma mị ấy. Tôi tin chắc chẳng riêng gì tôi mà còn rất nhiều bạn cũng đang nóng lòng được nghe.

Trong đợt đó, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra điều gì? Nếu biết anh vui lòng cho mọi người biết thêm thông tin nhé. (c)

1) Cảm giác ma mị :

Khi đó nhóm khảo cổ dựng trại tại khu vực giửa tháp Cánh Tiên và thành Hoàng Đế .
Trại của họ gồm nhiều cái lếu và tất cả được dựng khá công phu và kín gió .

Trong bửa rượu tối , khoản chừng 9-10h đêm , dù ngoài trời không có gió , tôi cảm nhận như có những bước chân rất nhẹ xung quanh lều . Ngay lập tức tôi cũng nhận ra những chuyên gia Nhật tư nhiêm im bặt và mặt lộ vẻ nghiêm trọng , trong khi đó ông đội trưởng người Việt lập tức khấn vái và đổ rượu xuống đất . Tất cả đều im lặng , người ngôi bên tôi thì thào bảo rằng sắp có những người đã khuất đến uống rượu , ông ta chỉ cho tôi nhìn thấy những sự lay động trong những ly rượu trên bàn .

Ban đầu tôi cho rằng ai đó đụng vào bàn , tuy nhiên điều kỳ cục tiếp tục là chỉ còn ly rượu của tôi sóng sánh trong khi các ly rượu khác đều trở lại bình thường và cùng lúc đó tôi cảm nhận rất rỏ như có ai đó ngồi sau mình ( chúng tôi cùng ngồi bệt dưới sàn ). Tôi lập tức đi ra ngoài để xem ngoài lều phía tôi ngồi có cái gì không ? tôi chỉ cảm nhận được như có một ai đó vừa lướt qua rất nhẹ và nhanh .

Sáng hôm sau , tôi có thuật lại cho người bạn về chuyện đêm qua (cô không tham dự buổi uống rượu), cô kể cho tôi nghe về nhiều chuyện khác .

Tiếng nhạc Chăm những đêm trăng .
Hình bóng mờ ảo trên nền đất như bóng của một nhóm cô gái đang trình bày một vũ điệu nào đó .
Tiếng khóc than văng vẳng .

Tôi tỏ vẻ không tin và cô đưa tôi gặp một vị giáo sư người Nhật để nghe chính người này kể lại những chuyện tương tự . Tôi còn nhớ là tôi có hỏi ông ta là có thật không và ông có nói rằng đó là cảm giác và ông cũng đã từng trãi qua cảm giác như vậy ở những khu vực khảo cổ khác ở Cambodia mà ông đã tham dự .

2) Chuyện huyền bí ở Gò Thập Tháp :

Khu vực gò Thập tháp, lúc đó có 1 cái chùa ở khu vực này , nằm bên trái QL 1A theo hướng thị trấn Đập Đá đi sân bay Phù cát và nằm bên tay phải theo đường từ QL 1A vào khu vực thành Đồ Bàn .
Giới khảo cổ cho rằng , ngày xưa người Chiêm Thành có xây dựng ở đây 10 cái tháp để yểm hậu cho thành Đồ Bàn .

Ông giáo sư người Nhật kể cho tôi nghe về lời nguyền của gò Thập tháp : những người yêu nhau đừng bao giờ thề nguyền trong khu vực gò Thập tháp , nếu đã thề mà thay đổi người đó sẽ chết thảm và sau đó có mở cho tôi nghe những đoạn ghi âm (băng cassette) mà nhóm này đã phỏng vấn những cư dân khu vực lân cận gò Thập tháp về lời nguyền này .

Lâu quá tôi không nhớ được hết , chỉ nhớ rằng đó là lời kể của một số người ( có cả phụ nử và đàn ông ) về sự linh thiêng và ứng nghiệm của lời nguyền gò Thập tháp , trong đó chuyện tôi nhớ nhất là lời kể của một cựu sỉ quan TQLC ( quân đội Sài Gòn ) về chuyện tình tan vở và cái chết không tin được của người yêu củ của ông ta .
Vì bị ấn tượng về câu chuyện của ông cựu sỉ quan TQLC nên , tôi đã nhờ cô bạn đưa đến gặp chính nhân vật này và nghe chính ông kể lại câu chuyện đó một lần nửa , tôi tin là vì khi đó gần 50 tuổi , ông ta vẫn không lập gia đình và có cho tôi xem một cuốn album gồm những bức hình về chuyện tình của ông kể cả một lá thư chia tay của cô người yêu củ khi cô đi lấy chồng ( 3 tháng sau ngày ông đưa cô đi chơi ở ngôi chùa nằm trên vùng đất của gò Thập tháp ) .
Tôi nhớ lúc đó tôi có hỏi ông là tại sau một chuyện riêng tư và u uẩn như vậy ông lại đồng ý để nhóm khảo sát ghi âm cũng như sẵn lòng kể cho tôi nghe , ông có nói rằng một khi kể lại cho ai đó , ông thấy lòng được nhẹ nhỏm hơn .
Tôi tin ông ta vì tôi nghỉ ông không được gì khi dựng lên câu chuyện này ( ông sống với một người cháu và làm nghề cho thuê sách ) hơn nửa , với một người đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt , chắc ông đủ lòng tự trọng để không cầu xin sự thương hại của người khác.
 
Last edited:
Vẫn là miền quê trong hii mà hình này là đang bắt con gì vậy bạn ơi? mình không biết là con gì luôn hi
20316554869_34d0d2cc1e_b.jpg
 
1) Cảm giác ma mị :

Khi đó nhóm khảo cổ dựng trại tại khu vực giửa tháp Cánh Tiên và thành Hoàng Đế .
Trại của họ gồm nhiều cái lếu và tất cả được dựng khá công phu và kín gió .

Trong bửa rượu tối , khoản chừng 9-10h đêm , dù ngoài trời không có gió , tôi cảm nhận như có những bước chân rất nhẹ xung quanh lều . Ngay lập tức tôi cũng nhận ra những chuyên gia Nhật tư nhiêm im bặt và mặt lộ vẻ nghiêm trọng , trong khi đó ông đội trưởng người Việt lập tức khấn vái và đổ rượu xuống đất . Tất cả đều im lặng , người ngôi bên tôi thì thào bảo rằng sắp có những người đã khuất đến uống rượu , ông ta chỉ cho tôi nhìn thấy những sự lay động trong những ly rượu trên bàn .

Ban đầu tôi cho rằng ai đó đụng vào bàn , tuy nhiên điều kỳ cục tiếp tục là chỉ còn ly rượu của tôi sóng sánh trong khi các ly rượu khác đều trở lại bình thường và cùng lúc đó tôi cảm nhận rất rỏ như có ai đó ngồi sau mình ( chúng tôi cùng ngồi bệt dưới sàn ). Tôi lập tức đi ra ngoài để xem ngoài lều phía tôi ngồi có cái gì không ? tôi chỉ cảm nhận được như có một ai đó vừa lướt qua rất nhẹ và nhanh .

Sáng hôm sau , tôi có thuật lại cho người bạn về chuyện đêm qua (cô không tham dự buổi uống rượu), cô kể cho tôi nghe về nhiều chuyện khác .

Tiếng nhạc Chăm những đêm trăng .
Hình bóng mờ ảo trên nền đất như bóng của một nhóm cô gái đang trình bày một vũ điệu nào đó .
Tiếng khóc than văng vẳng .

Tôi tỏ vẻ không tin và cô đưa tôi gặp một vị giáo sư người Nhật để nghe chính người này kể lại những chuyện tương tự . Tôi còn nhớ là tôi có hỏi ông ta là có thật không và ông có nói rằng đó là cảm giác và ông cũng đã từng trãi qua cảm giác như vậy ở những khu vực khảo cổ khác ở Cambodia mà ông đã tham dự .

2) Chuyện huyền bí ở Gò Thập Tháp :

Khu vực gò Thập tháp, lúc đó có 1 cái chùa ở khu vực này , nằm bên trái QL 1A theo hướng thị trấn Đập Đá đi sân bay Phù cát và nằm bên tay phải theo đường từ QL 1A vào khu vực thành Đồ Bàn .
Giới khảo cổ cho rằng , ngày xưa người Chiêm Thành có xây dựng ở đây 10 cái tháp để yểm hậu cho thành Đồ Bàn .

Ông giáo sư người Nhật kể cho tôi nghe về lời nguyền của gò Thập tháp : những người yêu nhau đừng bao giờ thề nguyền trong khu vực gò Thập tháp , nếu đã thề mà thay đổi người đó sẽ chết thảm và sau đó có mở cho tôi nghe những đoạn ghi âm (băng cassette) mà nhóm này đã phỏng vấn những cư dân khu vực lân cận gò Thập tháp về lời nguyền này .

Lâu quá tôi không nhớ được hết , chỉ nhớ rằng đó là lời kể của một số người ( có cả phụ nử và đàn ông ) về sự linh thiêng và ứng nghiệm của lời nguyền gò Thập tháp , trong đó chuyện tôi nhớ nhất là lời kể của một cựu sỉ quan TQLC ( quân đội Sài Gòn ) về chuyện tình tan vở và cái chết không tin được của người yêu củ của ông ta .
Vì bị ấn tượng về câu chuyện của ông cựu sỉ quan TQLC nên , tôi đã nhờ cô bạn đưa đến gặp chính nhân vật này và nghe chính ông kể lại câu chuyện đó một lần nửa , tôi tin là vì khi đó gần 50 tuổi , ông ta vẫn không lập gia đình và có cho tôi xem một cuốn album gồm những bức hình về chuyện tình của ông kể cả một lá thư chia tay của cô người yêu củ khi cô đi lấy chồng ( 3 tháng sau ngày ông đưa cô đi chơi ở ngôi chùa nằm trên vùng đất của gò Thập tháp ) .
Tôi nhớ lúc đó tôi có hỏi ông là tại sau một chuyện riêng tư và u uẩn như vậy ông lại đồng ý để nhóm khảo sát ghi âm cũng như sẵn lòng kể cho tôi nghe , ông có nói rằng một khi kể lại cho ai đó , ông thấy lòng được nhẹ nhỏm hơn .
Tôi tin ông ta vì tôi nghỉ ông không được gì khi dựng lên câu chuyện này ( ông sống với một người cháu và làm nghề cho thuê sách ) hơn nửa , với một người đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt , chắc ông đủ lòng tự trọng để không cầu xin sự thương hại của người khác.


Cám ơn anh đã dành thời gian để kể chuyện. Những câu chuyện nghe thật rờn rợn nhưng cũng thật cuốn hút.

Anh còn can đảm bước ra khỏi lều để quan sát chứ như phụ nữ chúng tôi khi ấy là nỗi sợ hãi đến rợn tóc gáy, cả đêm bất an, mất ngủ; và rồi những câu chuyện kể nối tiếp nhau mà thành nỗi ám ảnh!

Thật sự, tôi cũng không biết mình may mắn hay không khi hôm ấy không nghe ai kể những chuyện đại loại như vậy?! Nếu có thì sao nhỉ, cả chuyến đi sẽ dớn dác, cảm giác sợ hãi, bất an? Thế nhưng, lần sau nếu có dịp ghé lại, nhất định tôi phải hỏi chuyện này mới được vì cho dù có sợ hãi nhưng người ta vẫn cứ bị cuốn hút vì những câu chuyện ma mị đó sao.
 
Vẫn là miền quê trong hii mà hình này là đang bắt con gì vậy bạn ơi? mình không biết là con gì luôn hi
20316554869_34d0d2cc1e_b.jpg

Họ đang bắt nhum đó bạn. Nhum biển còn được gọi là Cầu Gai, hay nhím Biển, được ví như là nhân sâm của biển vì nhiều tác dụng hữu ích. Ăn thật ngon.

Ở Saigon, người ta bán với giá 20.000 đồng/con, 1 con khoảng từ 5-7 lạng.
 
Cũng giống như mọi người, chúng tôi vô cùng thất vọng khi thấy cánh cửa tử cấm thành được khóa chặt! Lẽ nào với bao mong đợi trên đường, nỗi khấp khởi mừng vui khi bước chân chạm vào vùng đất thiêng lại tắt ngúm như thế này?! Không cam lòng, nhất định tôi phải tìm ra người bảo vệ.

Trời không phụ lòng người! Không cần đi đâu xa, "chú bảo vệ" ở ngay nhà máy chà đối diện với tử cấm thành.








Đến lúc đó mới thấy chúng tôi quá hấp tấp, quá đoảng! Chỉ là những vòng xích quấn quanh cái cổng, nhưng chính là ổ khóa, đã làm bao người lầm tưởng.


Ông chủ nhà máy chà - người đã thay mặt đấng thần linh thỏa câu cầu nguyện “vừng ơi, hãy mở cửa!” cũa tôi - rất nhiệt tình và cởi mở. Anh ấy đã sẵn lòng bỏ cả nửa tiếng thời gian vàng ngọc của mình chỉ để trả lời những câu hỏi mà với nhiều người là tầm phào, vô bổ của tôi. Chẳng những vậy, chúng tôi còn được lời mời lưu trú cho lần sau.







Rất tự hào, anh ấy đã nói về kinh đô Đồ Bàn, về thành Hoàng Đế; giọng điệu chùng xuống, xót xa khi nói về cảnh điêu tàn và rồi cất cao giọng khi nói về các lần khai quật; sự hân hoan cùng nỗi khắc khoải, mong chờ khi biết cổ thành sắp được phục chế, giếng cổ bị vùi lấp lâu ngày sắp sửa được tiến hành khảo cổ; cùng sự ta thán khi cho biết đã có một khoảng thời gian dài cổ thành biến thành nhà ở với những chuồng trại chăn heo.

 
Có gì để xem với những người đi tìm cái đẹp, chỉ là những rêu phong hoang tàn, một di tích bị tàn phá khắc nghiệt; nhưng đối với những người hoài cổ thì đây là địa danh không thể bỏ qua khi đến với miền đất võ. Những thẳng trầm lịch sử, những biến động binh đao như dần hiện ra trước mắt, lòng luống những bùi ngùi, xót xa cho vùng đất từng vàng son một thuở!


Chắc hẳn không ít người đã thất vọng khi đứng trước cổng thành được rào bằng lưới sắt B40. Cổ thành là đây? Di tích đây sao?






Ừ, chẳng phải lâu nay nó đã là phế tích đó sao! Nhưng theo các nhà khảo cổ học, dù đã bị hoang phế và đã được tu sửa ít nhiều, nếu so với những toà thành cổ Chămpa hiện còn được biết, thì thành Đồ Bàn còn nguyên vẹn nhất và còn lưu lại nhiều hiện vật và dấu tích kiến trúc nhất. Âu cũng còn có chút an ủi, trong nỗi buồn vẫn còn đó những niềm vui.
 
Chị ơi, em xin có ý kiến ạ. Theo em được biết thì cổng này, bờ tường này là của khu lăng mộ Võ Tánh, được giữ nguyên từ lần trùng tu năm 1938 đến nay, chỉ có đền Chiêu Trung bị tháo dỡ, còn Bát Giác lầu, mộ Hậu Quân, cổng Tam Quan, thành đá ong được giữ nguyên.
Không phải của thành Đồ Bàn ạ.
Tượng hai con voi là cổng thành xưa, tháp Cánh Tiên là trung tâm thành. Còn thành Hoàng Đế rộng hơn rất nhiều, lăng Võ Tánh nằm ở trong thành Hoàng Đế.

Nhân nói về lăng Võ Tánh, mộ của ông và phó tướng Ngô Tùng Châu do chính tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu xây.
 
Re: Theo dấu cổ thành

Có lẽ không nhiều người biết thành Đồ Bàn nằm bên trong thành Hoàng Đế; và cũng có lẽ không ít người qua âm nhạc mà tìm hiểu về thành Đồ Bàn giống như tôi!

Theo các nhà khảo cổ học, thành Đồ Bàn cũng như Ăngco Thom là những đô thành được làm theo mô hình các đô thành cổ của Ân độ; là sự mô phỏng thu nhỏ cái thế giới hoang đường theo vũ trụ luận của Hindu giáo, nghĩa là một mô hình nhỏ bé hay một Tiểu vũ trụ của đại vũ trụ. Đô thành Đồ Bàn cũng được làm theo mô hình một đô thành linh thiêng của các Thần với thần sơn Mêru là ngôi tháp Cánh tiên ngự trên quả đồi cao ở chính giữa thành, với khu dinh thự của vua chúa nằm về phía tây. Bốn bức tường thành và những dòng sông và hào nước bao quanh thành Đồ Bàn chính là hình ảnh của những dãy núi và đại dương linh thiêng của đại vũ trụ và ngăn cách thế giới linh thiêng của các thần với các thế giới khác.




Tháp Cánh Tiên sừng sững giữa đất trời, ngạo nghễ với nắng mưa​


Cũng theo các nhà khảo cổ học, với những gì còn lại và được biết, thành Đồ Bàn có thể được đưa vào danh sách những “đô thành thiêng” tiêu biểu- những đô thành chỉ chủ yếu đóng vai trò như một trung tâm tôn giáo, chính trị và văn hoá của quốc gia- ở khu vực Đông Nam Á thời cổ.


Bên cạnh yếu tố mô hình một “đô thị thiêng” của Ân Độ, thành Đồ Bàn còn được xây dựng theo những chuẩn mực của thuật phong thủy của phương Đông một cách rất bài bản. Một trong những chi tiết phong thủy đẹp nhất và chuẩn nhất của thành Đồ Bàn là có “núi vây sông bọc”. Nhìn về địa thế tự nhiên, thành Đồ Bàn, thành Hoàng Đế còn được phòng vệ bằng cả một hệ thống sông ngòi, núi đồi, gò tự nhiên và nhân tạo bao bọc xung quanh.


Những di tích về thành quách còn lại hầu hết đều thuộc về đời nhà Nguyễn , thành Đồ Bàn chỉ còn sót lại một số di vật quý báu của nền văn hóa Champa cổ: các tượng đá, các ngôi tháp…. Dẫu vậy, các nhà khảo cổ rất quan tâm đến thành cổ này, và chắc chắn nó sẽ cung cấp nhiều tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu về lịch sử đô thị của Chămpa nói riêng và của cả khu vực Đông Nam Á nói chung.


Là một di tích lịch sử gắn liền với ba thời kỳ lịch sử, từng hai lần là kinh đô dưới hai triều đại khác nhau và là một di sản kiến trúc quân sự đặc biệt, thành Đồ Bàn - thành Hoàng Đế được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1982.
 
Re: Theo dấu cổ thành

Rời thành Đồ Bàn, xuôi theo những con đường làng ngang dọc, chúng tôi đi tìm chút gì còn sót lại của một thời vang bóng.












Con đường rợp bóng tre mát rượi và thật tiện cho bà con họp chợ nơi đây.

\



Có lúc băng qua cả đường xe lửa nhưng vẫn chưa tìm thấy gì!


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,170
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top