What's new

Nẫu Ơi, Nhớ Lắm!

Đã bao lâu rồi tôi không về Bình Định?! Nào phải quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, cũng đâu phải nơi tôi lớn lên nghĩa nặng tình thâm hay quê chồng nặng gánh, vậy mà sao cứ trĩu lòng, da diết!

Bình Định - mảnh đất thơ ca, văn vật hoàng thành - tôi đã đến, đã đi, đã hít thở cái không khí trong lành của miền quê thanh bình và cảm nhận sự thanh thản, bình an; để rồi luôn trong tôi là cảm giác thèm muốn, nỗi khát khao quay trở về.

Nơi ấy,

Sóng vỗ dạt dào biển cả







Sừng sững những ngọn tháp Chăm uy nghiêm, cổ kính.





Nơi ấy,

Sản sinh người anh hùng áo vải làm khiếp sợ bao vạn quân Thanh






Có những người dân chân chất, hiền lành





Là bức họa đồng quê trong ký ức trẻ thơ






Là chốn bình yên không của riêng mình.

r
 
Last edited:
Cám ơn các bạn đã quan tâm; cám ơn Balkan và Dzianh đã trả lời dùm mình, đặc biệt Dzianh có giải đáp thật ngắn gọn và thấu đáo. (beer)

“… Giáp đầm Thị Nại, hãy còn sử xanh
Vô chợ ăn bún song thần
Hỏi mua nón ngựa để dành về quê
Thiếu gì hải vị sơn khê
Vào nam ra bắc ê hề ngựa xe
Nói chơi sợ nẫu cười chê
Có say đất khách mới mê nết người…”.


Bài vè có đầm Thị Nại, có bún song thần và nhất là câu: “Nói chơi sợ nẫu cười chê” cũng đủ xác định bài này có xuất xứ từ người Bình Định.

Bún "song thằn" mới đúng Đây là tiếng Tàu. Bún này do người Tàu ở thị trấn An Thái, xã NHơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định (chỗ ngả hai sông, giáp Bình An Tây Sơn) làm, hiện nay vẫn còn. Bún này có 2 cọng dính liền nhau, nên gọi là song thằn (2 cọng).
 
bài này của chị haianh hay quá
01 năm 02 tháng, kể từ cm cuối này. Tôi thích chị haianh qua bài "lung linh sắc màu Cao nguyên". Không biết vì lý do gì chị haianh lại dừng đột ngột vậy? nếu chị còn nhớ đến bài này xin chị tiếp tục vì tôi có lý do "rất chính đáng" mong muốn điều đó
 
Đã bao lâu rồi tôi không về Bình Định?! Nào phải quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, cũng đâu phải nơi tôi lớn lên nghĩa nặng tình thâm hay quê chồng nặng gánh, vậy mà sao cứ trĩu lòng, da diết!

Bình Định - mảnh đất thơ ca, văn vật hoàng thành - tôi đã đến, đã đi, đã hít thở cái không khí trong lành của miền quê thanh bình và cảm nhận sự thanh thản, bình an; để rồi luôn trong tôi là cảm giác thèm muốn, nỗi khát khao quay trở về.

Nơi ấy,

Sóng vỗ dạt dào biển cả







Sừng sững những ngọn tháp Chăm uy nghiêm, cổ kính.





Nơi ấy,

Sản sinh người anh hùng áo vải làm khiếp sợ bao vạn quân Thanh






Có những người dân chân chất, hiền lành





Là bức họa đồng quê trong ký ức trẻ thơ






Là chốn bình yên không của riêng mình.

r
Đẹp quá cụ chủ ơi
 
Thực ra 3 tỉnh Phú Yên Khánh Hòa và Bình Định đều có thể xem là "Xứ Nẫu". Phần vì vị trí địa lý gần nhau, phần vì nét tuơng đồng về văn hóa, ngữ âm khi nói chuyện...
Trước đây, Phú Yên và Khánh Hòa chung tỉnh Phú Khánh, sau năm 1989 thì tách ra. Tương tự, Bình Định và Quảng Ngãi thì chung tỉnh Nghĩa Bình sau cũng tách ra. Nên, nếu nhận xét thì có thể thấy phần Bắc Bình Định như Tam Quan... Có ngữ âm khá giống Quảng Ngãi. Phần còn lại thì ngữ âm giống Phú Yên, Khánh Hòa.
Xa hơn, dưới thời nhà Nguyễn, 5 tỉnh Quảng " Ngũ Quảng" được xếp chung, còn các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định được xếp chung... Dó đó có chung ngữ âm, văn hóa cũng là dễ hiểu...
Vì sao có "danh xưng Xứ Nẫu" vì người dân ở đây dùng từ "nẫu" làm đại từ nhân xưng.
Bonus để thấy thêm sự khăn khít trong văn hóa:" ai về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em"...
Chính xác là như vậy!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,168
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top