What's new

[Chia sẻ] [Nepal Du Ký] Dưới chân Hy Mã Lạp Sơn (2010)

"Hà Nội của các cậu như 1 cái làng lớn!", nhiều năm trước tôi thích thú với nhận định này của khi xem bộ phim "Hà Nội trong mắt ai" của đạo diễn Trần Văn Thủy đến mức tôi không tin có nơi nào khác ngoài Hà Nội có nét kỳ thú đó. Âu cũng là cái vị kỷ dân đất Bắc, cộng với tầm nhìn còn chưa quá lũy tre làng, bẵng đi cho đến một ngày ...

Giấc mơ Tây Tạng tôi đã thực hiện mùa hè năm 2010, bụng bảo dạ điểm đến tiếp theo sẽ là Nepal, mong đợi mãi rồi cũng đến mùa thu và tới ngày du hý nơi đây ^^ Và rồi khi kết thúc chuyến đi, tôi rút thêm ra được 1 nhận định nữa: "Nepal nước bạn cũng là 1 cái làng lớn!" Lonely Planet (2009) ưu ái dành tặng cho Nepal những dòng chói ngời "điều đầu tiên bạn làm sau khi rời Nepal về nhà là chuẩn bị cho chuyến viếng thăm lần thứ 2". Đây có thể coi là chào mời du khách phương xa dừng chân ghé lại Vương quốc dưới chân Hy Mã, nhưng xét về mặt nào đó là cách ngoa dụ quá lời!

_MG_3839.jpg

(Thị trấn Pokhara trong sương sớm ...

_MG_4188.jpg

... và lúc chiều tà)

Hơn 1 tuần rong ruổi những phố phường Nepal, bon bon trên chuyến xe xuôi ngược giữa những di tích cổ mang màu sắc Ấn giáo, 2 lên lên núi ngắm bình mình tô hồng rặng Hy Mã Lạp Sơn, tận hưởng không khí náo nhiệt ồn ào trong phố chợ thủ đô, nhấm nháp cái thi vị mát mẻ tiết trời thu tháng 11 giữa mùa lễ Ánh Sáng (Tihar); hôm nay tôi mới có dịp dành đôi dòng viết về Thiên đường du lịch này (hay ít ra đã từng như thế).

IMG_0124.jpg

(Bình minh trên hồ Phewa, Pokhara)

_MG_3779.jpg

(Chập chùng núi trắng trong mây)

Du lịch Nepal, khi đi đừng quay đầu lại bởi vì cảnh đẹp lắm, núi non hoành tráng lắm, đường phố bụi bẩn lắm, người đông lắm, giá rẻ lắm, chém cũng đẹp lắm, đồ ăn ngon lắm, cái gì cũng lắm, cũng nhiều, khen chê âu cũng là việc nên làm của người xứ khác ^^

_MG_4997copy.jpg

(Trời thu xanh trong vắt ở Patan, Kathmandu)

IMG_0706copy.jpg

(Phố phường chật hẹp người đông đúc)

IMG_0344.jpg

(Bồng bế nhau lên nó ở non)

Nhật trình Nepal sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc qua các phần sau:

- Phần 0: hơn 30 giờ lòng vòng Bangkok - Delhi - Kathmandu - Pokhara
- Phần 1: trong trẻo Pokhara, nồng nàn Sarangkot
- Phần 2: ồn ào Thamel hay thiên đường của dân du lịch
- Phần 3: lạ lẫm Changu Narayan, xưa cũ Bhaktapur, hùng tráng Patan
- Phần 4: Kathmandu quên lối về
- Phần 5: đắm say Nagarkot, rung động Swayambunath, rực sáng Boudhanath
- Phần 6: Nepal trong mắt ai hay khúc vĩ thanh

(còn tiếp)
 
Last edited:
Em cũng đang có ý định đi Nepal nên mong sẽ được đọc các bài tiếp theo của anh !
Cám ơn vì những kinh nghiệm của anh .
 
Last edited by a moderator:
Thanks bạn bameomap và chipjuen, mình đang viết tiếp bài sau, vì thường viết xong toàn bài mới post nên tốc độ hơi chậm, mọi ng thông cảm :) sẽ cố gắng viết cụ thể về đường đi và điểm đến để mọi ng tham khảo nếu cần. Cheers.
 
Hi Yilka, Cuối tháng mình đi Nepal, bạn có ở Hà nội không? nếu có mình muốn gặp hỏi bạn thêm một tí được không? Tks
 
Phần 2: đường về Kathmandu

Qua núi, qua sông, qua đồng lúa chín, tôi nghe xao xuyến cảnh đẹp Nepal. Rời bến xe trung tâm Pokhara, chúng tôi bắt đầu chuyến đi thú vị dài hơn 6 tiếng đồng hồ vượt 200 cây số từ Pokhara về đến thủ đô Kathmandu. Pokhara-Kathmandu là tuyến đường quan trọng của Nepal nên du khách có rất nhiều lựa chọn di chuyển, mà kinh tế và phổ biến nhất là đi bus đường dài, ví dụ tiêu biểu: Green Line bus với giá 18USD/người có bao gồm ăn trưa, khởi hành sáng 8h hàng ngày từ Pokhara và đến Kathmandu khoảng 3h chiều. Thay vì Green Line bus, chúng tôi chọn đi Sahara Bus với giá 10USD/người và không có bữa ăn trưa. Hành khách có thể mua vé trực tiếp ở bến xe nhưng tốt nhất là nhờ khách sạn mua vé giùm từ ngày hôm trước.

IMG_0443.jpg


Thuộc loại bus mới nhưng không xịn, Sahara bus về mặt lý thuyết thì có điều hoà nhưng thực tế thì ngược lại, ưu điểm duy nhất là khởi hành đúng giờ và chỉ dừng nghỉ 2 lần (kể cả giờ ăn trưa) trên toàn tuyến, âu cũng là tiền nào của nấy:

_MG_4376.jpg


_MG_4332.jpg


Có quạt đấy nhưng mà không bật. Xe dựa vào gió trời làm mát:

_MG_4333.jpg
 
Phần 2: đường về Kathmandu

Chuyện kể trên xe chắc sẽ nhàm, tôi xin dùng thủ pháp song song để tăng phần "kịch tính". Thủ pháp này chắc bạn đọc không lạ gì qua truyện "Thiếu nữ đánh cờ vây" của Sơn Táp hay "Kafka bên bờ biển" của Haruki Murakami, chỉ có điều không tài tình như các nhà văn mà thôi :D Với tôi, đó là sự kết hợp của 2 tuyến: câu chuyện nhỏ về Phật Thích Ca và câu chuyện của tôi trên đường du lịch ^^

Ngày xửa ngày xưa, hơn 560 năm trước Công lịch, nửa thế kỷ trước khi Chúa Jesu ra đời, vài vạn năm trước khi Đảng Cộng Sản Nepal (Maoist) lên nắm quyền, xa xôi hơn rất nhiều chiến sự Ấn Độ - Pakistan tranh giành cao nguyên Kashmir, cũ kỹ hơn rất nhiều những căng thẳng biên giới Nepal - Tây Tạng, nằm trong khu vực đồng bằng nằm cạnh dãy Hy Mã Lạp Sơn và sông Hằng nhìn ra vịnh Bengal, người ta biết được có những tiểu quốc độc lập và một trong các tiểu quốc đó có tên là Ca Tì La Vệ (Kapilavatsu) của vương triều Thích Ca (Shakya) có khu vườn Lâm Tì Ni (Lumbini) - ngày nay là 1 chấm nhỏ trên bản đồ Nepal nằm sát cạnh biên giới với Ấn Độ - nơi giữa những ngày tháng 4 nóng như thiêu đốt đã ra đời thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama), người mà sau này được ghi công sáng lập Phật giáo cho nhân loại ...

journey.jpg


... Xe đưa chúng tôi đi qua những phong cảnh làng quê Nepal vẫn còn chìm trong sương khói gợi lên cảm giác thân quen của những đoạn đường làng rợp lúa chín vụ hè thu vùng đồng bằng Bắc Bộ:

IMG_0391.jpg


IMG_0392.jpg


IMG_0393.jpg
 
Phần 2: đường về Kathmandu

... Sinh ra trong nhung lụa, lại nhắm vào thời kỳ Ấn Độ cổ đặt nặng phân chia giai cấp (4 giai cấp chính: Giáo sĩ - Brahmin/Priest, Chiến binh - Kshatriya/Warrior, Lái buôn - Vaisya/Commoner, và Nô lệ -Shudra/Slave), thái tử Siddhartha từ những ngày thơ ấu đã băn khoăn với câu hỏi "Tại sao?" và "Ai là người phân chia giai cấp xã hội để con người làm khổ lẫn nhau rồi khi chết đi đều về với cát bụi?" ...

classes.jpg


brahmin.jpg


Công bằng mà nói, điều kiện vật chất của Nepal còn kém Việt Nam và các nước Đông Nam Á khá xa. Ở những đoạn đường đồng không mông quạnh thường hiện ra các trạm ... đứng chờ xe buýt:

IMG_0417.jpg


IMG_0402.jpg


Còn nhà cửa 2 bên đường thì khá đơn sơ - một Hà Tây quê lụa nửa thập kỷ về trước:

IMG_0453.jpg


IMG_0456.jpg
 
Phần 2: đường về Kathmandu

... Cha ông và người dân Kapilavatsu mong muốn ông trở thành ông vua vĩ đại đưa đất nước ra khỏi vòng kềm toả của vương quốc láng giềng Kiêu Tát La (Kosala), vợ ông cũng muốn níu chân ông lại nơi hoàng cung sau khi bà sinh được con trai; nhưng trong tim Tất Đạt Đa nung nấu 1 ước nguyện khác. Bỏ lại địa vị tôn quý và gia đình mình, ông lên đường đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình "Làm sao để diệt khổ phổ độ chúng sinh?". Lúc này thái tử 29 tuổi, con trai ông chưa đầy tháng được ông đặt tên là La Hầu La (Rahula) có nghĩa là "Vật cản" (Obstacle) ...

leaving.jpg


mountain.jpg


Nhưng cũng nhờ thế mà chạy vào tầm mắt của chúng tôi chỉ có màu xanh bát ngát của núi đồi và màu vàng ruộm của lúa chín ngày mùa mà không bị nhà cửa che khuất:

_MG_4315.jpg


IMG_0425.jpg


IMG_0429.jpg


IMG_0499.jpg
 
Phần 2: đường về Kathmandu

... Trải qua nhiều năm nếm trải cay đắng, kể cả đã tầm đạo nơi thành Vương Xá (Ràjagriha) xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) hay tu khổ hạnh suốt 6 năm, lại chứng kiến những hạnh phúc và cả đau thương của loài người, Tất Đạt Đa cuối cùng đã giác ngộ dưới tán cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng (Boudhagaya), nhận ra được nhận nguồn gốc sanh tử luân hồi chính là vô minh. Lúc này Phật Thích Ca mới 35 tuổi ...

enlightment.jpg


Dường như đã quá quen thuộc với địa hình thoai thoải xuống lên không ngừng của đường cao tốc Pokhara - Kathmandu, bác tài xế xe Sahara chạy băng băng qua sông suối cầu vượt, ngồi trên xe chúng tôi chỉ biết đảo qua đảo lại để tranh thủ chụp được tấm nào hay tấm đó. Đoạn đường này về mặt hiểm trở thì không thể so với cung đường Vân Nam hay tuyến xe vào Lhasa, Tây Tạng.

IMG_0467.jpg


IMG_0469.jpg


IMG_0487.jpg


IMG_0484.jpg


Các bạn Ấn Độ đi chung cũng thoải mái tận hưởng thời gian rảnh trên xe buýt để ăn uống và đọc sách. Điều phàn nàn duy nhất là đồ ăn sau khi dùng xong các bạn ý mở cửa sổ ném ngay ra ngoài khi xe đang chạy nhanh >_<

IMG_0451.jpg
 
Phần 2: đường về Kathmandu

... Trong vườn Lộc Uyển (Sarnarth) gần thành phố Ba La Nại (Varanasi) - nay thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ; Đức Phật bắt đầu bài giảng đầu tiên của mình về kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát (gọi là Chuyển Pháp Luân) cho 5 vị Tỳ kheo ...

sarnath.jpg


teaching.jpg


Đồng hồ chỉ 11 giờ 30 phút, hoàn toàn không có ánh mặt trời, làng quê Nepal vẫn mù mịt hơi sương, xe dừng cho chúng tôi giải lao ăn trưa. Không có nhiều điểm dừng như tuyến xe buýt Malaysia - Singapore, vị trí chúng tôi đỗ lại cũng gặp hầu hết các đoàn xe chạy Pokhara - Kathmandu. Còn quán ăn thì rất đơn sơ, phía trước là núi, phía sau là ruộng, trong quán bán masala tea (trà sữa) và các món cơm Ấn Độ với giá cả phải chăng.

_MG_4323.jpg


Nhìn vào "hậu viên" chắc ai cũng nghĩ đây là khung cảnh Việt Nam quê mình, khác chút là thiếu gà thả vườn:

_MG_4324.jpg


_MG_4325.jpg


Các bé gái Nepal rất thân thiện với khách du lịch và nói tiếng Anh tốt ^^

_MG_4327.jpg
 
Phần 2: đường về Kathmandu

... Những giáo lý của Đức Phật về Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, Luật Nhân Quả được Ngài tích cực truyền dạy. Sử cũ còn chép vị trí đỉnh Linh Thứu (Gridhrakuta) nơi Đức Phật giảng kinh, ngày nay du khách đến thăm chỉ thấy còn tàn tích xưa cũ đã hơn hai ngàn tuổi ...

EaglePeak.jpg


Sau bữa trưa không đặc sắc, chúng tôi theo xe tiếp tục quãng đường còn lại. Tôi cũng lim dim chợp mắt cho đến gần 1h chiều khi xe chuẩn bị qua con đèo cuối cùng để đặt chân vào Kathmandu. Dừng lại ở thị trấn ngay trước chân đèo, bác tài đổ xăng và cho hành khách 15' để mua đồ ăn thức uống trước khi vượt đèo. Được biết xăng dầu là vấn đề đau đầu cho Nepal bởi giá cả leo thang liên tục và luôn khan hiếm nguồn hàng; cũng là điểm tương đồng với nước ta :D

_MG_4344.jpg


Mặt trời lúc này đã chói chang, khung cảnh cuộc sống thị trấn đầu giờ chiều:

_MG_4366.jpg


_MG_4352.jpg


_MG_4354.jpg


_MG_4368.jpg


IMG_4364.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,120
Members
192,338
Latest member
inhopcartonh
Back
Top