What's new

[Tổng hợp] Ngắm lại đường biên giới Việt - Trung theo công ước Pháp - Thanh

Trong quá trình tìm hiểu về đường biên giới Việt Nam - Trung Hoa, có 1 giai đoạn mà đến nay đã trở thành quá khứ nhưng càng tìm hiểu lại càng thấy có nhiều thông tin thú vị. Cho đến nay mình vẫn tiếp tục góp nhặt thông tin nhưng vì nhiều yếu tố nên thật khó để có 1 cái nhìn thật đầy đủ về vấn đề này, hy vọng mỗi người đóng góp 1 chút để chúng ta hiểu hơn về 1 thời kỳ khổ cực của dân tộc Việt Nam.
----------------------------------------------
Trước hết, chúng ta nhìn 1 cách tổng quan trên toàn tuyến biên giới Việt Trung. Xem hình ảnh này cho dễ hình dung, thuyết minh ở phía dưới.

Tổng thể đường biên giới Pháp Thanh.jpg


Mốc Biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh được chia ra làm 3 phần:

I. BG Quảng Tây – Miền Bắc Việt Nam (Tonkin, Bắc Kỳ), ~100km. Lại được chia làm 2 phân đoạn nhỏ.

- Phân đoạn 1: (dài khoảng 50 km từ cửa biển Móng Cái đến ngã ba sông Ka Long). Hai bên đã cắm một hệ thống mốc kép trên hai bờ sông biên giới, cắm ở mỗi bên 10 mốc, đánh số từ số 1 đến số 10 theo hướng từ Đông sang Tây.

- Phân đoạn 2: (dài khoảng 50 km nối tiếp từ ngã ba sông Ka Long) từ số 11 đến số 33.

II. BG Quảng Tây – Miền Bắc Việt Nam, ~500km. Chia làm 2 phân đoạn nhỏ:

- Phân đoạn 1: được gọi là Đông Quảng Tây tính từ Bình Nghi (một điểm trên bờ sông Kỳ Cùng) đến Bắc Cương ải (ranh giới giáp tỉnh Quảng Đông), gồm 67 mốc được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 67 theo hướng Tây sang Đông, tức là từ Bình Nghi đến Bắc Cương.
- Phân đoạn 2: gọi là Tây Quảng Tây tính từ Bình Nghi về phía Tây đến giáp Lũng Làn (ranh giới giáp tỉnh Vân Nam), gồm 142 mốc được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 142 theo hướng Tây sang Đông.

III. BG Vân Nam – Miền Bắc Việt Nam. Đoạn này lại chia làm 4 + 1 phân đoạn nhỏ:

- Phân đoạn 1: từ sông Hồng đến sông Đà, gồm 4 mốc đánh số từ Đông sang Tây.

- Phân đoạn 2: từ ngã ba sông Hồng (Lũng Pô - Mốc 92 hiện nay) đến Pha Long-Mường Khương(sông Xanh - Mốc 167 hiện nay). Đoạn này gồm 22 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-22). Từ sông Xanh đến ngã ba sông Chảy rồi đến mốc 1 Xín Mần là đường biên giới dưới nước, không có cột mốc nào.

- Phân đoạn 3: từ Ma Lì Sán (Mốc 172 hiện nay) đến Cao Mã Pờ (khoảng Mốc 296 hiện nay). Đoạn này gồm 19 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-19).

- Phân đoạn 4: từ Cao Mã Pờ đến Lũng Làn (khoảng Mốc 499 hiện nay). Đoạn này gồm 24 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-24).

- Phân đoạn Ngã ba biên giới giáp Lào: Từ sông Đà đến Ngã ba biên giới A Pa Chải (ngày nay) còn 1 cột mốc nữa đặt tên là mốc I- Mouka hoặc I-Meuka (Mouka mình tra có nghĩa là “bột” còn Meuka mình tra tiếng Pháp có nghĩa là: "Cái tát", không biết còn nghĩa nào nữa không), mốc này nằm trên đoạn biên giới “sông Đà đến sông Mekong - gồm 16 mốc”, do lúc này Pháp nắm quyền tại Liên bang Đông Dương nên Bắc Kỳ (Tonkin) và Lào (Ailao) có đường biên giới liền mạch với Vân Nam của triều đình Mãn Thanh. Tại thời điểm đó không có mốc cắm tại A Pa Chải, mốc I-Mouka là mốc cực Tây của Bắc Kỳ, sau mốc I-Mouka thì mốc số 2 đã nằm hoàn toàn trong đất Lào.

* Các vị trí lấy biên giới là đường phân thủy của sông (hoặc suối) thì cắm mốc đôi, còn các vị trí địa hình đồi núi thì cắm mốc đơn.

* Trong phần tiếp theo sẽ đi sâu vào từng đoạn biên giới và nghiên cứu các bản đồ cũ để xem các mốc Pháp - Thanh khi xưa nằm ở đâu. Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và những biến cố lịch sử xoay quanh những khu vực, những cột mốc đặc biệt.

Rất mong mọi người cùng đóng góp kiến thức, cũng như chỉnh lý những thông tin thiếu chính xác...
 
Last edited:
Re: Ngắm lại đường biên giới Việt - Trung theo công ước Pháp - Thanh

Viết tiếp đi bác. Hóng bài có nhiều thông tin thú vị (c)
 
Re: Ngắm lại đường biên giới Việt - Trung theo công ước Pháp - Thanh

Đang mong chờ để học hỏi thêm kiến thức từ bác
 
Trong quá trình tìm hiểu về đường biên giới Việt Nam - Trung Hoa, có 1 giai đoạn mà đến nay đã trở thành quá khứ nhưng càng tìm hiểu lại càng thấy có nhiều thông tin thú vị. Cho đến nay mình vẫn tiếp tục góp nhặt thông tin nhưng vì nhiều yếu tố nên thật khó để có 1 cái nhìn thật đầy đủ về vấn đề này, hy vọng mỗi người đóng góp 1 chút để chúng ta hiểu hơn về 1 thời kỳ khổ cực của dân tộc Việt Nam.
----------------------------------------------
Trước hết, chúng ta nhìn 1 cách tổng quan trên toàn tuyến biên giới Việt Trung. Xem hình ảnh này cho dễ hình dung, thuyết minh ở phía dưới.

Đề tài hay nhưng sao thấy chủ thớt ngưng luôn rồi?
 
Việc phân giới và cắm mốc biên giới toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành trong hơn bảy năm (từ tháng 11-1889 đến tháng 6-1897). Hai bên đã cắm ở biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ 61 mốc giới, ở biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ 210 mốc giới, ở biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ 70 mốc giới. Tổng cộng toàn tuyến biên giới đã cắm 341 mốc giới. Phần lớn mốc giới được làm bằng đá đẽo, có một số ít là mốc xây bằng gạch, toàn bộ mốc giới đều được đánh số (theo từng đoạn khác nhau và theo hướng khác nhau). Cho đến trước khi Việt Nam và Trung Quốc đàm phán hoạch định đường biên giới mới, trong tổng số 341 mốc (không kể 27 mốc nằm trên đất Trung Quốc) thì có: 22 mốc đã bị mất, còn trên thực địa 294 mốc (200 mốc đúng vị trí cũ, 91 mốc bị xê dịch, 73 mốc bị hư hỏng, chỉ còn 219 mốc khá nguyên vẹn).
 
Last edited:
Đoạn biên giới Việt Nam - Vân Nam như mình đã tập hợp ở trên, được chia làm 5 phân đoạn nhỏ, mình sẽ đi cụ thể từng đoạn theo trình tự từ Tây sang Đông để mọi người dễ theo dõi (mặc dù theo trình tự ký Hiệp ước Pháp - Thanh hoặc theo trình tự cắm mốc từ năm 1889-1897 sẽ khác).
* Đoạn đặc biệt (tô màu đỏ) - Tính từ ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung đến nơi con sông Đà chảy vào Việt Nam.
Trên đoạn biên giới này chủ yếu là rừng núi, trong Hiệp ước Pháp - Thanh chỉ có duy nhất 1 mốc biên giới, được ký hiệu là mốc I-Mouka được cắm vào ngày 05/2/1896, nằm ở khoảng tọa độ
+ 22°28'49.90"N
+ 102°16'34.50"E
Mốc I-Mouka nằm ở khoảng giữa Mốc 12 và Mốc 13 Việt - Trung hiện nay.
Mốc I-Mouka là mốc đầu tiên trong hệ thống 16 mốc của đoạn biên giới tính từ Sông Đà đến Sông Mekong. Đoạn biên giới từ Sông Đà đến Sông Mekong này được hoạch định và ký kết sau, tại thời điểm đó vẫn gọi chung là đường biên giới An Nam - Vân Nam (Trung Hoa) do chưa phân định ranh giới giữa Lào và An Nam. Điểm ngã ba biên giới nằm trên núi Khoan La San mà bây giờ mọi người vẫn hay gọi là Cực Tây A Pa Chải, ở trong Hiệp ước Pháp - Thanh không đặt mốc nào cả, sau này khi phân định biên giới Việt - Lào mới đặt thêm.
Dưới đây là hình ảnh thể hiện vị trí của mốc I-Mouka trên bản đồ cũ và trên ảnh chụp vệ tinh mới để các bạn tham khảo.
------*****-----

00-00 M I-Mouka.jpg
00-00 M I-Mouka GG3.jpg
00-00 M I-Mouka GG5.jpg
 
Last edited:
*Phân đoạn thứ nhất (tô màu vàng) - Bắt đầu từ ngã ba Lũng Pô - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt cho đến Kẻng Mỏ - nơi con sông Đà chảy vào đất Việt.
Dễ hiểu đúng không, vì đa số lấy các đoạn sông chảy vào Việt Nam để phân đoạn. Theo mình suy luận logic thì là như này:
- Địa hình của miền Bắc Việt Nam bị cắt xe mạnh bởi các dãy núi theo hướng Tây Bắc Đông Nam, các dòng sông cũng chảy theo hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam. Thời xưa khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu được cai quản bởi các vị tù trưởng hoặc các nhóm thổ phỉ, kể cả bên phía Việt Nam hay Trung Quốc cũng vậy, chỉ là các tù trưởng này chư hầu và cống nạp cho triều đình nào mà thôi, các vị Vua cũng để đặc quyền tự trị cho các vị tù trưởng này nên chỉ cần hàng năm họ cống nạp cho triều đình đầy đủ là được. Các bộ lạc quần cư ở gần lưu vực các dòng sông nên ranh giới phân định theo chiều dọc các dòng sông là rõ ràng nhất, còn phần rừng sâu núi thẳm thì cũng ko được chú trọng quản lý, chỉ lấy các quả núi để làm biên giới tự nhiên. Rồi xong, không lan man nữa đi vào nội dung chính.
- Đầu năm 1895, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh tiến hành phân giới và đo vẽ tại thực địa. Cắm mốc đoạn biên giới giữa sông Hồng và sông Đà: Được tiến hành vào tháng 3-1896, chia thành hai phân đoạn nhỏ hơn. Phân đoạn nhỏ thứ nhất từ sông Hồng (Lũng Pô) đến Nậm Na (vùng Phong Thổ), chính là cửa khẩu Ma Lù Thàng bây giờ. Phân đoạn nhỏ này có 2 mốc được đánh số (1) và số (2) từ Đông sang Tây.
- Phân đoạn nhỏ thứ 2 từ Nậm Na đến sông Đà (vùng Lai Châu), đặt hai mốc số (3) và số (4). Việc thi công cắm nốt 2 mốc này đến ngày 19-4-1896 là xong khu vực Lai Châu và cũng kết thúc dứt điểm việc cắm mốc ở phân đoạn (III-1) khu vực An Nam - Vân Nam. Nói thì dài dòng thế chứ mình diễn giải bằng mấy cái ảnh các bạn sẽ hiểu ngay.
+ Mốc (1) có tọa độ khoảng: 22°43'18.73"N / 103°25'47.73"E, nằm ngay cạnh Mốc 80 Việt - Trung hiện giờ. Dưới đây là Ảnh của Mốc (1) P-T ở trên bản đồ và trên ảnh chụp vệ tinh:

BDQS III-1 M1 PT zoom mark.jpg


Hình vệ tinh M(1) P-T Google Maps:

Gg Maps III-1 M1 PT Mark.jpg


Hình nhìn rộng toàn cảnh trên bản đồ:

BDQS III-1 M1 PT Mark.jpg


+ Mốc (2) có tọa độ khoảng: 22°48'10.07"N / 103°21'15.21"E, nằm gần khu vực Mốc 76 Việt - Trung hiện giờ, đây là vị trí của Mốc 2 P-T trên bản đồ:
M2 PT (III-1).jpg

Và Mốc 2 PT trên ảnh vệ tinh:
GG M2 PT (III-1).jpg

+ Xen giữa Mốc (2) và Mốc (3) là điểm giao giữa suối Nậm Cúm và dòng sông Nậm Na (khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng) là một điểm để nhận diện đường biên giới.
+ Mốc (3) do mình không thu thập được tọa độ chính xác nên mình áng chừng nằm gần khu vực mốc 42 Việt - Trung hoặc gần đỉnh PuSiLung, nếu bạn nào có thông tin về tọa độ chính xác của các mốc này cho mình để mình đính chính lại.
+ Mốc (4) thì mình có tọa độ chính xác, vì nó nằm ngay cạnh vị trí mốc 36 Việt - Trung hiện tại. Tọa độ của Mốc (4) Pháp - Thanh là: 22°43'8.89"N / 102°35'10.11"E. Dưới đây là Ảnh của Mốc (4) ở trên bản đồ và trên ảnh chụp vệ tinh:

M4 PT (III-4) 4.jpg



------*****------

M4 PT (III-1) 7.jpg

+ Còn đây là ảnh của cả Phân đoạn biên giới số (III-1) từ sông Hồng đến sông Đà được tô màu vàng, các bạn xem ảnh đi rồi mình chia sẻ thêm 1 thông tin nữa:

Đoạn (III-1) dài.jpg


Các bạn xem hình rồi có thắc mắc tại sao biên giới từ sông Hồng đến Sông Đà lại đi theo đường zigzag như chữ M hay chữ W khá đều nhau không?
Đó chính là kết quả của quá trình đàm phán.
* Phần từ Lũng Pô đến Nậm Na, ban đầu nhà Thanh đòi chiếm phần đất mà hiện nay là Sì Lờ Lầu, Pả Vầy Sủ, Vàng Ma Chải... nhưng sau rất nhiều lần đàm phán họ đã phải trả lại cho An Nam, nếu không thì giờ các bạn cũng không có cơ hội leo mấy đỉnh núi cao ở khu vực này được đâu ( 2 đỉnh cao nhất trong top 10 của Việt Nam là Phàn Liên San hay mọi người vẫn gọi nhầm là Khang Su Văn, đỉnh thứ 2 trong top 10 là đỉnh Pờ Ma Lung - Bạch Mộc Lương).
Đầu năm 1894, Pháp đòi nhà Thanh phải trả lại vùng Phong Thổ, Lai Châu và một số vùng đất của Lào nhà Thanh đang chiếm đóng. Tháng 7-1894, Trung Quốc tuyên chiến với Nhật và bị thất bại nặng nề. Tháng 4-1895, Trung Quốc phải ký hiệp ước đình chiến với Nhật. Tình hình đó đã buộc nhà Thanh nhượng bộ trước đòi hỏi của Pháp. Ngày 10-10-1894, Tổng lý nha môn nhà Thanh chấp nhận đường biên giới ở vùng hữu ngạn sông Hồng do Pháp đề nghị - đồng nghĩa với việc khu vực thuộc huyện Phong Thổ trở về với Việt Nam.
* Phần từ Nậm Na đến Sông Đà cũng xảy ra tình trạng xâm chiếm tương tự như vậy là các vùng U Ma Tu Khoòng, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Ka Lăng, Thu Lũm..), nếu không giờ chúng ta cũng không được leo núi Pusilung đâu ạ. Đây là thành quả của cuối năm 1887, Pháp đánh chiếm Tuần Giáo và Lai Châu, phạm vi chiếm đóng vượt cả vùng hoạch định của Công ước năm 1887. Một điều quan trọng khác là Pháp nắm được Đèo Văn Trí nguyên là Tuần phủ Lai Châu, một thủ lĩnh của các dân tộc ít người - ông này đã từng giúp sức cho phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết. Đèo Văn Trí hàng Pháp, mang theo cả vùng đất đai do Trí cai quản đã giúp cho Pháp nắm được đường biên giới truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng hữu ngạn sông Hồng.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,718
Bài viết
1,135,974
Members
192,478
Latest member
hi88ftop
Back
Top