What's new

Nghệ An - Tây Bắc và Tây Nam

Mình vừa có chuyến đi Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Nghệ An bằng xe máy , mình là dân Nghệ chính gốc nhưng bây giờ mới có dịp đi vùng miền núi quê mình nên cũng muốn chia sẻ trên diễn đàn một số ít thông tin về quê hương xứ Nghệ.
Tây nam NA ngược theo QL7A qua các huyện Đô Lương, Anh Sơn,Con Cuông,Tương Dương và cuối cùng là Kỳ Sơn có cửa khẩu Nậm Cắn sang nước bạn Lào.QL7A dài 225km từ thị trấn Diễn Châu tới cửa khẩu Nậm Cắn, trên QL này có VQG Pù Mát trải dài 3 huyện Anh Sơn-Con Cuông-Tương Dương và có thuỷ điện bản Vẽ ở huyện Tương Dương.
Tây bắc NA theo QL48 dài 122km từ Yên Lý lên thị trấn Kim Sơn(Quế Phong) đi qua các huyện Diễn Châu,Quỳnh Lưu,Nghĩa Đàn,Quỳ Hợp,Quỳ Châu,Quế Phong.Từ Kim Sơn đi tiếp khoảng 40km là tới cửa khẩu Thông Thụ sang Lào, ở đây có thuỷ điện Hủa Na trên thượng nguồn sông Chu.
Lộ trình của mình càng tránh xa quốc lộ càng tốt, chủ yếu đường rừng.
Ngày 1- từ nhà mình ở Yên Thành lên Tân Kỳ rồi theo đường liên xã lên Quế Phong vào Tri Lễ, bản San xong quay ra ngủ Kim Sơn.
Ngày 2- Kim Sơn-ql48 xuống Quỳ Hợp rồi cắt ngang qua bản Vẽ lên Kỳ Sơn.
Ngày 3- Kỳ Sơn vào Mường Lống rồi quay ra về Con Cuông.
Hiện nay Quế Phong và Kỳ Sơn vẫn chưa thông đường mà phải quay xuống Quỳ Hợp để đi theo TL513 cũng mới mở chưa có trên trên bản đồ cơ đấy.
Em lên lộ trình như sau:https://www.phuot.vn/threads/12077-Tìm-bạn-đi-tây-Nghệ-An-31-10-2010
 
Đường quá khó đi,chắc mưa là bó tay, nhưng dân ở đây đi rất thạo.Đây là đường chứ không phải em chụp quả đồi đâu, nó thế đấy. Mường Lống thua xa nhé.

P1350196.jpg


P1350198.jpg


P1350202.jpg


Khe Thơi, Nậm Xám, Suối Thỏi chính là nó vì trên bản đồ không thấy con suối nào khác, vệ tinh cũng vậy.

P1350197.jpg


P1350201.jpg


P1350200.jpg


Gặp mấy chị đang nghỉ mát bên gốc cây, họ bảo vào Tùng Hương khoảng 3km nữa.

P1350199.jpg
 
Vào đến đây thì em vội cất máy vì thấy mái nhà biên phòng, đi tiếp 1km nữa gặp đồn BP 559(em nhớ không chắc lắm) và bị khám xét xong mời quay ra, ở đó vào Tùng Hương 1km nữa thôi . Tiếc hùi hụi, cất công từ ngoìa kia vào.

P1350203.jpg


P1350204.jpg


P1350205.jpg


P1350206.jpg


Đoạn trong kia còn gớm hơn nhưng đành chịu vì không thể đùa được vơí mấy bác BP đâu.Thôi đành quay ra.
 
Qua trung tâm xã Lạng Khê 3km là dốc Chó, ngày xưa hay lật xe ở đây lắm , có thời lật xe họ chôn 7 ngôi mộ tại ven đường đó luôn.

P1310077.jpg


Bắt đầu dốc Chó.

P1310080.jpg


P1310083.jpg


Ngay đỉnh dốc.

P1310089.jpg


P1310088.jpg


P1310085.jpg


P1310084.jpg


Cung này của em dừng tại địa điểm này, từ dốc Chó về Diễn Châu 110km . Em sẽ post tiếp từ DC ngược lên đây vào vùng lõi VQG PÙ MÁT ngược theo sông Giăng vào Khe Búng, ở đó có bản đồng bào Đan Lai sinh sống.Thân ái chào các bác, cảm ơn các bác đã quan tâm , ta gặp nhau cung khác cũng trong topic này luôn. Cũng xin nói là kể từ nay những gì về Nghệ An , Hà Tĩnh em sẽ cho vào đây cho nó đúng "chuồng "ạ.Thân!!!
 
Chào các bác , lâu ngày quá hén, lâu nay bận đi cung Tây Nguyên cho xong , hôm nay quay về Tây NA và em sẽ đưa các bác đi từ Đô Lương lên Con Cuông , vào bản Đan Lai ở trong Khe Búng, vùng lõi của VQG Pù Mát nhé.Chuyến đi của em là 20/12/2009 âm lịch, em không nhớ ngày dương lịch.

Nào bắt đầu....anh em ta cùng nhau ..xông ....vào quán ăn sáng ở Đô Luơng nhé.

Bánh mướt giò, tạm gọi là một đặc sản của vùng này cũng được , em đã thử nhiều quán ở đây nhưng quán này vẫn ngon nhất, trên tiệm vàng Ngọc Bảo chút xíu.Em đã vào nhiều lần quán bánh cuốn Thanh Trì gần ngã 3 Cống Quỳnh- Phạm Viết Chánh (Q1, gần BV Từ Dũ).Quán đó còn gọi đây bằng cụ.

Trời gần tết sáng sương lạnh lắm, trưa thì nắng chang chang.Bên nồi bánh bóc khói thấy cũng có lý lắm các bác ạ.

IMG_0005.jpg


Trong làn khói mỏng ...bánh chưa ra.

Thực khách phương xa bụng đã thèm.

IMG_0003.jpg


IMG_0004.jpg


Đây mùa xuân tới...bánh cũng chín.

Có kẻ ăn rồi....Tây tiến thôi.

IMG_0001.jpg


Khà ..khà ..sáng mai ăn xong còn thơ ..lẩn thẩn..hômm nay báo hiệu một ngày zui đây, mà đúng thế thật các bác ạ!!!
 
Last edited:
Em sơ qua đôi nét về huyện Đô Lương vì đây là trung tâm của Tây Nam NA theo QL7A.(tổng hợp từ internet).

Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 52 – QĐ/CP, chia tách huyện Anh Sơn cũ thành 2 huyện Đô Lương và Anh Sơn hiện nay.

Huyện Đô Lương nằm về phía tây tỉnh Nghệ An. Phía bắc giáp huyện Yên Thành; phía đông nam giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; phía tây bắc giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; phía nam giáp huyện Thanh Chương.

Đô Lương thường được nhắc đến như nơi có nghề làm nồi đất truyền thống ở Trù Sơn, với phương pháp làm đơn giản nhưng sản phẩm phong phú và đa dạng như: cơm rang mỏi, bánh canh huế, niêu cơm, chõ xôi.

Ở Đà Sơn Lưu Sơn, Tràng Sơn nghề đóng góp nhiều thu nhập cho nhân dân là nghề làm bánh đa (tiếng địa phương gọi là "bánh khô") hay làm kẹo lạc, kẹo cu đơ.

Ở xã Đà Sơn còn có nghề làm gạch ngói tại làng Phượng Kỷ (X.1,2,3), nổi tiếng với bao đời nay. Nghề đan lát ở xóm Giáo Đà Lam(xóm 10).

Hầu như khắp nơi trên đất Đô Lương đều có người làm mộc, từ những dụng cụ trong nhà cho đến những đồ thủ công mỹ nghệ.

Di tích lịch sử-văn hóa
Đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông tại xã Yên Sơn.
Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn.
Đền thờ Thái phó, Chân quận công Thái Bá Du tại xã Yên Sơn (bên Quốc lộ 7).
Đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ. Đây là ngôi đền lớn có lịch sử hàng trăm năm. Dân gian lưu truyền câu: "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".
Nhà thờ Nguyễn Nguyên Thành.
Đình Phú Nhuận.
Đình Lương Sơn bên bờ sông Lam.
Khu di tích lịch sử Truông Bồn.

Ngoài ra, nơi đây có Ba ra Đô lương-một công trình thủy lợi do Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20, có công của hoàng thân Xuphanuvông, sau này là chủ tịch nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào.

Người Đô lương
GS.TS. Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật nổi tiếng Việt Nam Thái Bá Vân
Thiếu tướng Hoàng Kiện
Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị
Đại tá - nhà thơ quân đội Vương Trọng
GS.TS Nguyễn Sỹ Mão
GS.TS. Thái Bá Cầu
GS.TS. Hoàng Văn Hoàn
Trung tướng Tăng Văn Huệ, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Việt Nam
GS.TS.NGND Hoàng Xuân Lượng
Nguyễn Thăng Long - PGD Viettel Network
Nguyễn Văn Hoàng - Chánh thanh tra Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Và rất nhiều Hiền Sỹ, Doanh Nhân, Học Sỹ khác.

Nhắc đến Đô Lương thì không thể quên cuộc khởi nghĩa Đô Lương nnăm 1941.

Khởi nghĩa Đội Cung hay cuộc binh biến Đô Lương

Ông Đội Cung, họ tên là Nguyễn văn Cung, con của cụ cử nhân Trần công Thưởng, quê ở làng Long Trì, nay là xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), mẹ là bà thiếp Lương Thị Uyên quê làng Thổ Sơn, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa). Ông sinh ở quê mẹ khi cha ông làm tri huyện Đông Sơn mang tên họ là Trần Công Cung. Sau có một người anh họ Nguyễn nhận làm con nuôi nên đổi họ là Nguyễn Văn Cung.
Ông vào lính làm Đội Khố Xanh ở Vinh, nên thường gọi là Đội Cung. Tại Vinh, ông đã gặp một số bạn lính cùng chí hướng. Ngày 8/1/1941, Đội Cung được Pháp điều lên chỉ huy đồn Rạng (Thanh Chương) thay viên chỉ huy người Pháp. Đêm 13/1/1941 ông cùng 11 lính đồn Chợ Rạng tiến về Đô lương giết vợ, chồng tên đồn trưởng đồn Đô Lương rồi cùng 25 lính ở đây tiến về Vinh ngay trong đêm đó với mục đích chiếm Trại Giám Binh và sau đó phát triển ra các nơi khác. Do bị lộ nên Nghĩa quân không chiếm được trại Giám Binh ở Vinh. Nghĩa binh bị đàn áp, binh biến chấm dứt.
Ông Đội Cung bị xử bắn ở Vinh, phần mộ hiện nay ở phía ngoài cửa Hữu thành Nghệ An cũ. Có 4 nghĩa quân bị xử bắn tại sân cỏ Ba - Ra (gần chợ Lường), được dân làng chôn cất tại rú Mồ. Sau Cách mạng Tháng Tám đã xây lăng mộ khang trang và tìm được danh tánh. Đó là các liệt sỹ:
1. Huỳnh Công Côi, quê Tĩnh Gia - Thanh Hóa
2. Nguyễn Bát, quê Tĩnh Gia - Thanh Hóa
3. Lê Văn tương, Quê Hương Khê - Hà Tĩnh
4. Cao Văn Tuấn, quê Thạch Hà - Hà Tĩnh.
Năm 1980, Cơ quan huyện Đô lương đã đưa hài cốt 4 liệt sĩ vào nghĩa trang Liệt sĩ Ở Truông Cồn Đọi (Đô Lương)

Các bác chịu khó đọc vì Đô Lương...nó là thế đấy..he..he..

Đặc sản bánh tráng(bánh đa , bánh khô của Đô Lương ở gần cầu Hiệp Thuận- Ninh Gia - Đức Trọng- Lâm Đồng).

P1080984.jpg


P1080987.jpg


P1080988.jpg
 
Last edited:
Thị trấn Đô Lương trong sương sớm, mọi người còn lo ngủ vì trời rét, chỉ có mỗi anh phượt là chăm chỉ thôi.

IMG_0007.jpg


Trung tâm thương mại Đô Lương hay còn gọi là chợ Lường mới.

IMG_0009.jpg


IMG_0010.jpg


Tượng đài khởi nghĩa Đô Lương ngay ngã 3 bưu điện.Đi thẳng bên trái về Thanh Chương (QL46) hoặc Truông Bồn (Ql15A).Tất cả đều gặp nhau tại Nam Đàn để về Vinh.

Đô Lương trên BĐGT 9/2009.

IMG_0106.jpg


BĐHC 5/2010.

IMG_0107.jpg


IMG_0108.jpg


IMG_0013.jpg
 
Tượng đài ngay ngã 3 bưu điện.

IMG_0015.jpg


IMG_0016.jpg


Đi thẳng ra ngã 4 đường tránh Đô Luơng, từ đây rẽ phải đi Con Cuông, đi thẳng về Vinh.Ngay ngã 3 bưu điện rẽ phải cũng đi Con Cuông theo đường cũ, mới cũ đều gặp nhau ngay cầu Đô Lương để cùng đò đưa câu ví dặm sông Lam lên miền tây Nam xứ Nghệ.Em ví vậy thôi chứ bây giờ làm gì có đò nữa.

IMG_0018.jpg


Bảng chỉ dẫn nhìn từ dưới lên.

IMG_0021.jpg
.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top