What's new

Nghệ An - Tây Bắc và Tây Nam

Mình vừa có chuyến đi Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Nghệ An bằng xe máy , mình là dân Nghệ chính gốc nhưng bây giờ mới có dịp đi vùng miền núi quê mình nên cũng muốn chia sẻ trên diễn đàn một số ít thông tin về quê hương xứ Nghệ.
Tây nam NA ngược theo QL7A qua các huyện Đô Lương, Anh Sơn,Con Cuông,Tương Dương và cuối cùng là Kỳ Sơn có cửa khẩu Nậm Cắn sang nước bạn Lào.QL7A dài 225km từ thị trấn Diễn Châu tới cửa khẩu Nậm Cắn, trên QL này có VQG Pù Mát trải dài 3 huyện Anh Sơn-Con Cuông-Tương Dương và có thuỷ điện bản Vẽ ở huyện Tương Dương.
Tây bắc NA theo QL48 dài 122km từ Yên Lý lên thị trấn Kim Sơn(Quế Phong) đi qua các huyện Diễn Châu,Quỳnh Lưu,Nghĩa Đàn,Quỳ Hợp,Quỳ Châu,Quế Phong.Từ Kim Sơn đi tiếp khoảng 40km là tới cửa khẩu Thông Thụ sang Lào, ở đây có thuỷ điện Hủa Na trên thượng nguồn sông Chu.
Lộ trình của mình càng tránh xa quốc lộ càng tốt, chủ yếu đường rừng.
Ngày 1- từ nhà mình ở Yên Thành lên Tân Kỳ rồi theo đường liên xã lên Quế Phong vào Tri Lễ, bản San xong quay ra ngủ Kim Sơn.
Ngày 2- Kim Sơn-ql48 xuống Quỳ Hợp rồi cắt ngang qua bản Vẽ lên Kỳ Sơn.
Ngày 3- Kỳ Sơn vào Mường Lống rồi quay ra về Con Cuông.
Hiện nay Quế Phong và Kỳ Sơn vẫn chưa thông đường mà phải quay xuống Quỳ Hợp để đi theo TL513 cũng mới mở chưa có trên trên bản đồ cơ đấy.
Em lên lộ trình như sau:https://www.phuot.vn/threads/12077-Tìm-bạn-đi-tây-Nghệ-An-31-10-2010
 
Di tích lịch sử Đình Phú Nhuận.

Đình Phú Nhuận thuộc làng Phú Nhuận là trung tâm sinh hoạt văn hoá của miền đất Đô Đặng giàu truyền thống yêu nước và khoa bảng. Đình do nhân dân địa phương đóng góp xây dựng năm 1854, nằm cạnh quốc lộ 7, hướng mặt ra đường. Kiến trúc đình theo lối tứ trụ, có 3 gian, mái cong vút, các đường xà được trạm trổ hoa văn tinh xảo- hình lưỡng long chầu nguyệt và long ly qui phượng.

Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần là nơi mở trường dạy học, là địa điểm tập trung thanh niên đi xuất dương trong phong trào Đông Du.

Năm 1920, ông Ngô Quảng đưa Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và một số người sang Xiêm hoạt động . Năm 1924, Hồ Tùng Mậu từ Trung Quốc mang tài liệu về nước. Đồng chí có lên Đặng Sơn tuyên truyền cách mạng. Tại đình Phú Nhuận, mọi người đã tập trung nghe đồng chí Hồ Tùng Mậu kể chuyện về thân thế, hoạt động cách mạng của liệt sỹ Phạm Hồng Thái và kêu gọi thanh niên Đặng Sơn hãy tiếp bước cha anh xuất dương ra nước ngoài hoạt động. Mấy tháng sau, 8 thanh niên yêu nước ở tổng Đặng Sơn đã đến thắp hương tại nhà thờ họ Hoàng Trần để lên đường sang Thái Lan, đó là: Hồ Văn Tróc, Trần Tố Trấn, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Liêm, Bùi Văn Thoại, Lê Đắc Giao, Mai Văn Bạt, Hồ Thái. Trong đoàn đi có đồng chí Trần Tố Chấn, Nguyễn Văn Luyện sau này trở thành những cán bộ xuất sắc của Đảng ở Hải ngoại.

Năm 1928-1829, đình Phú Nhuận là địa điểm tập trung nhân dân đấu tranh giữa phe Hộ và phe Hào chống bắt phu, bắt lính, chống sưu cao thuế nặng. Điển hình là cuộc các ông Trần Xí, Trần Sỹ Lung, Nguyễn Khắc Kỳ và bà con Đặng Sơn đã trừng trị lý trưởng Hoàng Dung Chương cùng bọn lính ở sân đình.

Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931, đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần được Xứ uỷ Trung Kỳ, Tỉnh uỷ Nghệ An chọn làm địa điểm hội họp, in ấn, cất dấu tài liệu, treo cờ Đảng, tập trung nhân dân đi đấu tranh và là nơi làm việc công khai của chính quyền Xô Viết. Các đồng chí Nguyễn Phong Sắc- Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, Võ Mai, Trần Văn Cung- cán bộ Xứ uỷ, Trần Hữu Doánh, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Xân- cán bộ Tỉnh uỷ đã về đây chỉ đạo phong trào.

Nguồn : http://www.hohoang.net/index.php?op...-trn-ngh-an&catid=29:di-tich-dong-h&Itemid=84.

Tiếc rằng đình Phú Nhuận nằm ngay QL7A nhưng em đến sớm quá nên cũng ngại không muốn làm phiền, thôi đành để dịp khác vì mục đích của em lần này là vào VQG Pù Mát.

IMG_0045.jpg


IMG_0044.jpg


Cây đa to ngay QL7A xã Đặng Sơn.

IMG_0047.jpg
 
Sông Lam đoạn xã Đặng Sơn lại uốn mình làm dáng nên thuyền bè phải vòng xuống và ở đây chính quyền đã đào một con kên nối khúc eo đó.Cầu Khả Phong bắc qua con kênh đào nối sông Lam.Nếu không xem Bđ thì dễ nhầm và tự hỏi sao sông Lam vừa ở bên trái nay xuống gần cầu Đô Lương lạinở bên phải, hồi đầu em cũng vậy đó.

IMG_0111.jpg


IMG_0049.jpg


Cầu Khả Phong cũ. Một thời gian cầu mới làm xong mãi mà chưa được đi do vướng đền bù hộ gần đó, cácbác đừng cười nhé, cái tính em nó thế...gì cũng muốn biết.

IMG_0050.jpg


Ngôi nhà của hộ dân đó.

IMG_0051.jpg


Con kênh và cầu cũ.

IMG_0052.jpg


IMG_0053.jpg


Lúc này mặt trời mới ló dạng.

IMG_0054.jpg
 
Last edited:
Trạm kiểm soát lâm sản Tây Nam NA , hay gọi là trạm hàng phượng vì ở đây có hàng cây phượng vĩ.

IMG_0065.jpg


Xe chờ qua trạm.

IMG_0066.jpg


Một căn nhà sàn đẹp trên trạm KL tí xíu.

IMG_0068.jpg


IMG_0067.jpg
 
Có một câu nói mà chắc người xứ Nghệ ai cũng biết "trai Cát Ngạn _ gái Đô Lương". Để giải nghjĩa câu này em mời các bác theo em rẽ từ chợ Nam Sơn, ngay trạm KL hàng phượng vào vùng đất đó nghe. Gái Đô Lương thì các bác đã biết qua cô hàng bánh mướt giò (tạm là vậy đi nhé).Gìơ ta vào xem trai Cát Ngạn mặt mũi ra làm sao mà đi vào thơ ca vậy.

Đó là vùng đất thuộc xã Cát Văn- Thanh Chương, chỉ cách QL7A muơi cây số.

IMG_0112.jpg


Đường từ QL7A vào.

P1400253.jpg


P1400211.jpg


P1400212.jpg
 
Last edited:
Trai Cát Ngạn cũng là để chỉ chung cho vùng đất này chứ không rriêng gì xã Cát Văn.

Quần tụ bao đời nay, một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ với Tháp Bút uy nghi, một bên là sông Lam dạt dào sóng nước, tự bao đời nay, người Cát Ngạn xây làng, lập ruộng, tạo dựng cơ nghiệp cho con cháu muôn đời. Những tên đất, tên làng như Đức Nhuận, Làng Hoa, Cao Điền, Tiên Hội, Văn Chấn, Đạo Ngạn vv...

nói trai Cát Ngạn thông minh, học giỏi để sánh với gái Đô Lương đẹp người, tháo vát hẳn cũng không sai.

Nơi đây, ông nghè Đinh Nhật Thận (1814-1866) quê ở Thanh Tiên được mời làm thầy dạy cho Thái tử và Hoàng tộc thời vua Tự Đức.

Chàng trai Võ Văn Hồng, dòng dõi nhà Nho, đã tỉnh táo nhìn ra vận hội mới cho mình và bà con người Việt trong thảm hoạ tan rã của Liên Xô. Trí tuệ của một Tiến sỹ Kinh tế đã giúp anh chuyển bại thành thắng, chuyển nguy thành an cho mình và bà con người Việt mình. Giờ thì cái Công ty thương mại Bến Thành của anh ở Mat- xcơ-va mang lại công ăn việc làm của biết bao con người, gửi về bao nhiêu ngoại tệ cho đất nước.

Nếu kể về trai Cát Ngạn thành đạt còn phải kể đến một Nguyễn Cảnh Sơn. Anh lẳng lặng làm việc và cống hiến. Một bệnh viện đa khoa Chợ Chùa ba tầng khang trang trên đất Cồn Bì chưa phải đã là tất cả những gì anh đóng góp cho quê hương.

Nguồn : http://thanhchuong.co.cc/index.php?...=351:tra-cat-ngan&catid=52:van-nghe&Itemid=49

P1400209.jpg


Cầu treo sông Giăng ở xã Phong Thịnh.

P1400219.jpg


P1400221.jpg


P1400218.jpg
 
Last edited:
Bến đò Cung mùa lũ 2010.(hiện nay có bền mới phía trên nhưng em vẫn thích bến này do đã qua đây nhiều lần khi còn ...trai trẻ để thăm cô bạn ở đây và được gắp hạt mít mới luộc bằng ...đũa. ÔI , bao giờ cho đến ngày xưa nhỉ.Em đã đứng bên bến đò Cung hàng tiếng đồng hồ.

P1400246.jpg


Sông Lam biết khi mô cho cạn - như tình quê hương trong tôi.

P1400248-1.jpg


P1400251-1.jpg


P1400252.jpg


P1400208.jpg
 
Vùng này cũng ngập nặng trong cơn lũ lịch sử 2010.

P1400229.jpg


Trai Cát Ngạn đi học về.

P1400230.jpg


Và một bác "trai Cát Ngạn " đang dò đường hộ em khi qua đoạn ngập nước, ôi em cũng yêu trai Cát Ngạn chứ nói gì gái Đô Lương.

P1400232.jpg
 
Bây giờ mời các bác quay trở ra QL7A nhé.

IMG_0069.jpg


Hiệu Yên Xuân là nơi cán bộ họp thời 1930-1931.Em nghe mấy bác đang xúc mạ ven đó nối chứ đi ngang thấy cái bảng suốt nhưng có chú ý mà hỏi đâu.

IMG_0070.jpg


Từ đường 7 vào 500m.

IMG_0071.jpg


Cũng cửa đóng then cài nên đành chịu.

IMG_0072.jpg


IMG_0073.jpg


IMG_0079.jpg


IMG_0074.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,176
Members
192,391
Latest member
smmusait1
Back
Top