What's new

Nghệ An - Tây Bắc và Tây Nam

Mình vừa có chuyến đi Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Nghệ An bằng xe máy , mình là dân Nghệ chính gốc nhưng bây giờ mới có dịp đi vùng miền núi quê mình nên cũng muốn chia sẻ trên diễn đàn một số ít thông tin về quê hương xứ Nghệ.
Tây nam NA ngược theo QL7A qua các huyện Đô Lương, Anh Sơn,Con Cuông,Tương Dương và cuối cùng là Kỳ Sơn có cửa khẩu Nậm Cắn sang nước bạn Lào.QL7A dài 225km từ thị trấn Diễn Châu tới cửa khẩu Nậm Cắn, trên QL này có VQG Pù Mát trải dài 3 huyện Anh Sơn-Con Cuông-Tương Dương và có thuỷ điện bản Vẽ ở huyện Tương Dương.
Tây bắc NA theo QL48 dài 122km từ Yên Lý lên thị trấn Kim Sơn(Quế Phong) đi qua các huyện Diễn Châu,Quỳnh Lưu,Nghĩa Đàn,Quỳ Hợp,Quỳ Châu,Quế Phong.Từ Kim Sơn đi tiếp khoảng 40km là tới cửa khẩu Thông Thụ sang Lào, ở đây có thuỷ điện Hủa Na trên thượng nguồn sông Chu.
Lộ trình của mình càng tránh xa quốc lộ càng tốt, chủ yếu đường rừng.
Ngày 1- từ nhà mình ở Yên Thành lên Tân Kỳ rồi theo đường liên xã lên Quế Phong vào Tri Lễ, bản San xong quay ra ngủ Kim Sơn.
Ngày 2- Kim Sơn-ql48 xuống Quỳ Hợp rồi cắt ngang qua bản Vẽ lên Kỳ Sơn.
Ngày 3- Kỳ Sơn vào Mường Lống rồi quay ra về Con Cuông.
Hiện nay Quế Phong và Kỳ Sơn vẫn chưa thông đường mà phải quay xuống Quỳ Hợp để đi theo TL513 cũng mới mở chưa có trên trên bản đồ cơ đấy.
Em lên lộ trình như sau:https://www.phuot.vn/threads/12077-Tìm-bạn-đi-tây-Nghệ-An-31-10-2010
 
Đang vào vụ cấy nên dân ra đồng rất sớm.

IMG_0075.jpg


IMG_0077.jpg


Cổng làng cũ bỏ hoang ngay Hiệu Yên Xuân.

IMG_0081.jpg


IMG_0082.jpg


Trở ra QL7A.

IMG_0083.jpg


Cầu Trù ngay chợ Gay.(xã Lĩnh Sơn ).Trù đây không phải Trù Sơn và chợ Gay cũng không phải chợ."gay" đâu nha các bác, em phải nói rõ không lại hiểu nhầm là vùng quê yên tĩnh này mà cũng ghê gớm thế thì chết em . he..he..

IMG_0084.jpg
 
Vùng này nổi tiếng về chè xanh và đã đi vào thơ ca : Nước chè xanh xứ nghệ - càng chát lại càng ngon.

Nhưng có một điều mọi người hay nhầm , gọi là chè Gay và thấy chợ Gay ở Lĩnh Sơn thì nghĩ Lĩnh Sơn là đất chè . Thực ra đất chè là xã Cao Sơn.

Qua cầu Trù là trường cấp 3 Anh Sơn 2.

IMG_0086-1.jpg


IMG_0087-1.jpg


Bắt đầu đất chè Cao Sơn - Anh Sơn.

IMG_0089-1.jpg


Đây là em đi sớm quá chứ tí nữa là dân đem chè ra bán ngay bên đường cho du khách đấy các bác ạ.

Đặc sản chè Gay qua báo chí : http://www.danang.thv.vn/News/Detail/?gID=7&tID=12&cID=20371
 
Last edited:
Vào ngã 4 Khai Sơn. Đây là điểm giao cắt giữa QL 7A với đường Hồ Chí Minh. Từ khi có đường HCM chạy qua thì đây trở thành nơi buôn bán sầm uất và cũng rất nguy hiểm cho các loại phương tiện khi qua đây.

http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=8416

IMG_0097-1.jpg


IMG_0098-1.jpg


Dấu tích của đường mòn HCM ngày xưa.

IMG_0099-1.jpg


IMG_0100-1.jpg


Rẽ phải đi Tân Kỳ.

IMG_0101-1.jpg


Rẽ trái đi Khe Cò.

IMG_0102-1.jpg
 
Xe lớn chạy rất nhiều trên tuyến này.

IMG_0108-1.jpg


Bia di tích ngay ngã 4.

Nội dung :

Di tích LS Quốc Gia - Đường HCM Đông TS.
Đường HCM đoạn vượt sông Lam và QL7A tại xã Khai Sơn (Tri Lễ ) , đi Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Trước năm 1973 là đường 15C khpởi công ngày 13/3/1966.
Trung tâm tập kết, huấn luyện bộ đội cho chiến trường từ 1965 - 1975.
Bến phà Tri Lễ , ngã 4 Rú Đụn là cụm trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ từ 1965 - 1972.
Trạm phòng không đỉnh Rú Đụn.
Hết. Lưu ý là Tri Lễ này và xã Tri Lễ ở Quế Phong khác nhau.

IMG_0103-1.jpg


Rú Đụn thuộc xã Vân Diên, huyện Nam Đàn.Ở đó có khu mộ Mai Thúc Loan.(http://nghean.edu.vn/index.php?opti...ai-hc-&catid=37:cac-hoat-dong-chinh&Itemid=93.)

Trong chiến tranh bến phà Tri lễ là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ , nơi đây là tuyến vận chuyển hàng huyết mạch vào Nam trong chiến tranh .

Phà Tri lễ nằm cách ngã tư đường HCM và QL7 2km , bây giờ đã thành cầu rồi . Vuợt qua dòng sông Lam đoạn này rất trống trải , xung quanh có những dãy đồi thấp , trải dài lúp xúp . Máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhằm ngăn chặn nguồn tiếp tế từ hậu phương miền Bắc .
Có lẽ thế hệ chúng ta chỉ nghe nói đến Hàm Rồng - Thanh hóa , còn cái tên Tri Lễ cũng xa vời ?! Sự thực trên tất cả các tuyến chi viện cho miền Nam thân yêu , những phà - cầu , ngầm . . .đều bị đánh phá dữ dội .
Tri Lễ cũng vậy , nhưng đây chính là điểm đầu của tuyến đường mòn HCM năm xưa .Nên Tri lễ trở thành túi bom , sự ác liệt dữ dội gấp nhiều lần các nơi khác . Nếu biết về vùng này , chúng ta tự hào có khẩu đội pháo Tri Lễ , bảo vệ bến phà - một khẩu đội pháo anh hùng, dưới mưa bom , bão đạn vẫn đứng vững và tiêu diệt rất nhiều máy bay Mỹ .
Có một tấm bia ghi danh bến phà và khẩu đội pháo gần bến phà cũ.

Từ đây vào TT Lạt-Tân kỳ - Km O Đường mòn Hồ Chí Minh 20km.
Nơi đây chính là khởi nguồn đường mòn HCM . Km O tại Tân kỳ đã chứng minh cho điều đó !
Trước vẫn hình dung là bắt đầu đường HCM là phà Xuân Sơn nhưng đã nhầm .Sau khi đọc bia và tìm hiểu ở nơi đây - tại thị trấn Tân kỳ - Nghệ An này .

Từ Km O này , nơi bắt đầu con đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã bao máu đổ xương rơi , bao thân người ngã xuống ?! . . . Cho chúng ta đi trên con đường nhựa hôm nay . KMO em đã giới thiệu ở đầu topic này rồi.

Hãy nhớ đến Tân kỳ , Tri lễ . . . và bao bến đò bến phà không tên khác , hãy nhớ đến những cung đường không số trên suốt chiều dài lịch sử để ta nâng niu , quí trọng . . .(sưu tầm).

Tiếc rằng em đi qua đây nhiều lần nhưng lại không có tấm hình nào , đây là tấm hình cầu Tri Lễ em lấy từ trên mạng.

IMG_4023.jpg


Ngã 4 Khai Sơn nhìn từ trên xuống.

IMG_0109.jpg
.
 
Last edited:
Đồng quê đang rét , chân lội dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không....

IMG_0112-1.jpg
.

Cây đa Tri Lễ, gần UBND xã Khai Sơn.

IMG_0113.jpg


UBND xã Khai Sơn.

IMG_0117.jpg


Ngã 3 này chính là con đường ra bến phà cũ qua sông trong chiến tranh và bia di tích nằm trong đó, em cũng chưa vào khi nào.

IMG_0115.jpg


Con đường xuống phà cũ trên BĐGT 9/2009.Ngã 4 và cầu Tri Lễ là mới làm sau này.

IMG_0113-1.jpg
 
Quốc lộ 7 là quốc lộ dài 225 km, nằm hoàn toàn trong địa phần tỉnh Nghệ An. Điểm đầu của quốc lộ 7 tại thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu (giao với Quốc lộ 1A); điểm cuối tại cửa khẩu Nậm Cắn (biên giới Việt - Lào). Quốc lộ này chạy qua các huyện Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Các thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên Quốc lộ 7. Đoạn từ thị trấn Diễn Châu đến thị trấn Đô Lương còn được gọi là Quốc lộ 7A.

Quốc lộ 7 giao với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15, Quốc lộ 46, tỉnh lộ 534, tỉnh lộ 538, đường Hồ Chí Minh.

Quốc lộ 7 còn chạy sang Lào. Tuyến đường này bên Lào cũng được gọi là Quốc lộ 7.

Qua 74 cầu lớn nhỏ.
Đoạn Diễn Châu - Đô Lương đường bằng phẳng, qua khu vực đông dân cư.
Đoạn Đô Lương - Nậm Cắn dài 192 km, chạy dọc sông Cả, gần Nậm Cắn đường qua đèo Báctêlêmi dài 20 km, độ dốc 10-12%, đường hẹp, xe tránh nhau khó khăn, nhiều đoạn có vách ta luy cao hay bị sạt lở vào mùa mưa(tổng hợp từ internet).

KM 52.Từ Khai Sơn lên Nậm Cắn 173 km.

IMG_0119.jpg


Đi tiếp 1km là đường rẽ vào Tổng đội TNXP 1.

IMG_0121.jpg


IMG_0122.jpg
 
Qua đường rẽ Tổng Đội đi gần cây số là nhà máy chè Anh Sơn nổi tiếng một thời nhưng giờ đang ngắc ngoải.

Cầu Sở nhưng Khanh hôm nay đi vắng , chị em phượt nào qua đây cứ tự nhiên không phải ngại nhé!!

IMG_0123.jpg


Qua cầu Sở 50m rẽ phải là nhà máy chè. dân hay gọi là nhà máy chè đen.Em cũng chả hiểu vụ đen đỏ này.

IMG_0126.jpg
.

Xin gửi tặng những công nhân cũ của nhà máy.

Về đây sương đẫm dấu chân

Lối xưa giờ cũng đã gần phôi pha.
 
Huyện Anh Sơn.

Thời nhà Hậu Lê, vùng đất Anh Sơn thuộc huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, xứ Nghệ An.
Dưới thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Nghệ An chia tách thành 2 tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An. Phủ Anh Đô có thêm huyện Thanh Chương chuyển từ phủ Đức Quang sang. Thời Thành Thái, Phủ Anh Đô đổi tên thành phủ Anh Sơn gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Anh Sơn, Đô Lương và Thanh Chương.
Đến năm 1946, phủ Anh Sơn lúc này bao gồm 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương.
Huyện Anh Sơn được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.

Huyện nằm dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao Quỳ Hợp, phía Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và Lào, phía Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Cách thành phố Vinh 100km về phía Tây Bắc.

Theo thống kê 31/12/2005, huyện có 110.000 người. Có 8 xã đồng bào dân tộc thiểu số 8.000 người (chiếm 6,4% dân số toàn huyện). Số người trong độ tuổi có khả năng lao động hơn: 47.000 người. Số người được giải quyết việc làm trong năm bình quân: 1.375 người.

Huyện có 1 thị trấn Anh Sơn và 19 xã là: Bình Sơn, Cao Sơn, Hùng Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn, Long Sơn, Lĩnh Sơn, Phúc Sơn, Tào Sơn, Tam Sơn, Tường Sơn, Thành Sơn,Thạch Sơn, Thọ Sơn, Vĩnh Sơn.

Ta đã bắt đầu vào huyện này từ Hiệu Yên Xuân ở Lĩnh Sơn.Bây giờ vào TT Anh Sơn.Dân hay gọi là Phúc Sơn vì ngày xưa đây là xã Phúc Sơn.

Huyện Anh Sơn trên BĐHC 5/2010.

IMG_0118.jpg
.

Qua nhà máy chè 4km là vào TT.

IMG_0128.jpg


IMG_0129.jpg
 
Nằm ngay trung tâm huyện Anh Sơn (Nghệ An), Nghĩa trang liệt sĩ Việt - Lào với diện tích 6,8ha đã quy tập 10.367 phần mộ hài cốt của liệt sĩ, quân tình nguyện VN và các chuyên gia. Trong số đó chỉ có khoảng 3.500 phần mộ có tên tuổi, quê quán, số còn lại người thì chưa có tên, người thì chưa có quê.

Hàng rào nghĩa trang ngay QL7A, giữa trung tâm TT Anh Sơn.

IMG_0131.jpg


Cổng nghĩa trang.

IMG_0130.jpg


Trong sân.

IMG_0133.jpg


Nhà quản trang.

IMG_0134.jpg


Ảnh khu mộ em lấy từ internet.

123526.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,383
Latest member
BJ39
Back
Top