Quyển sách cuối năm của em là quyển Thiếu Quê Hương (Nguyễn Tuân) Em cóp từ blog sang đoạn em viết (như tự sự) vào tối 30 Tết ợ
--------------------
4 giờ chiều ngày 30 Tết đọc xong trang cuối cùng quyển Thiếu Quê Hương hay Quê Hương ?!! (Nguyễn Tuân) tại quán cafe ở quê với view chính là ruộng đồng mênh mông có vài con Trâu bì bõm lội nước ăn cỏ. Quá chuẩn cho một buổi trưa cuối năm thèm ly cafe cuối năm ở Era hoặc Audio Phile (lạ kỳ thay, dạo này mình lại có trò nhớ Sài Gòn, nhớ những buổi chiều nắng vàng rực rỡ của 3h hay 4h chiều).
Trước quyển này, chỉ đọc duy nhất truyện Chữ người tử tù của cụ vì bắt buộc (SGK 12), còn nhớ năm thi Tốt Nghiệp hình như đề văn là phân tích hình ảnh người Tử Tù và mình, tất nhiên, đã không chọn . Nay đọc Quê Hương mới thấy thiệt là thiếu sót. Cụ viết hay dã man. Miêu tả cảnh hay dã man. Tự sự (mình nghĩ hẳn Bạch là chính cụ) hay không bút mực tả siết. Quan trọng, thời 1940 mà cụ viết cứ như là của người thế kỷ 21
Mình chắc chắn, dân Phượt mà đọc quyển này sẽ mê tít, sẽ vỗ một phát vào đùi và cười khà khà sung sướng rồi rủ các phượt thủ, phượt tử... đi beer (hahaha, x phải rủ nhau lên đường vì mấy ai giống Bạch).
Cái cảm giác đi tàu của hè năm 2005 lại trở về, một phát đến ngay (y hệt cái ông review đồ ăn trong film Ratatouille ăn bánh), khi đọc đến đoạn Bạch mỗi chiều, có hơn, mua vé tiễn vào ga không để tiễn ai, đón ai chỉ là để đốt một điếu thuốc và nhìn mọi người lên đường. Bạch yêu cái ồn ào ở sân ga. Bạch thấy mình và bạn bè mình qua hình ảnh của những con người bước vội lên tàu.
Bạch có cái suy nghĩ rất hay về việc không bao giờ cần xin địa chỉ của bất kỳ người bạn nào, dẫu là hay ho cách mấy nếu vô tình gặp nhau ở một nơi nào đó, ở chặng nào đó. Bởi với Bạch, chính anh còn không biết lúc nào anh ở đâu và làm gì. Trái đất này với Bạch vô cùng bé nhỏ, Bạch tin thể nào người ta cũng gặp nhau ở nơi nào đó. Thế nên, cần gì hỏi nhau địa chỉ. Chỉ là lắm chuyện và bày đặt (chữ của bạn T.) Cái chi tiết cuối truyện hẳn minh chứng cho quan điểm này của Bạch
Thích cái căn nhà riêng của Bạch ở Hàng Gai. Một người đàn ông Phượt chính hiệu phải có một căn như thế
). Ủng cái sự hộ. Ủng hộ
)
Hiểu cảm giác của Bạch lúc tiễn Sương lên đường. Cái ngã tư đó khi Sương ra bến tàu và Bạch ra bến xe và buổi đêm và cảm giác làm người ở lại khi nỗi khao khát xê dịch đang cấu xé bản thân hàng ngày.
Cả truyện là những chi tiết rất hay ho của một người sống và thường xuyên có những tình huống cuộc sống ngẫu nhiên. Trong đó, thích và xúc động trước chi tiết người lính lê-dương da trắng (Jack) đến xin nghe nhờ radio vì tối hôm đó chị gái của anh (Caroline) sẽ hát tặng anh một bài hát từ Hương Cảng. Cái cảm giác cuống cuồng và tuyệt vọng khi Bạch rà đài vì phải chạy với thời gian, vì Caroline chỉ hát chừng vài phút mà sóng đài thì bị nhiễu.
Nói tóm lại là ai thích du lịch, thích xê dịch và cả ai đang nhỡ yêu người hễ có thời gian là tếch đi... thì nên đọc quyển này. Sẽ vừa yêu Bạch vừa sợ người như Bạch.