What's new

Nhật kí chuyến phượt xuyên Việt 3600 km 10 ngày

Khi cuộc sống có vị nhạt, du lịch mạo hiểm lại đem lại cho chúng ta thêm những vị ngọt, thêm một nguồn năng lượng mới để rồi khi quay trở lại bộn bề cuộc sống, ta thấy yêu đời hơn, vui vẻ hơn.

Chuyến Xuyên Việt 28 tỉnh, 3.600 km trong 10 ngày là một kế hoạch đã được hoạch định trước 1 tháng. Và ngày 28-8-2012 bắt đầu xuất phát, những con số, những khách hàng, những thú chơi thành thị dẹp sang một bên, để nhường cho tiếng gầm rú của động cơ, vị mặn của những cơn mưa miền duyên hải, bùn lầy của những con đường đất đỏ Tây Nguyên, những cơn gió rít hàng đêm bên lều và những kĩ năng sinh tồn lại có dịp sử dụng. Sau khi cân nhắc, du khách quyết định một mình đi xuyên Việt.

Chuyến đi có rất nhiều khó khăn không lường trước, cú ngã xuống bùn, xe đè lên người trong rừng cao su, bấm còi kêu cứu không ai giúp kéo ra khỏi xe là một kỉ niệm khó quên.

Ngày thứ 1: 28-8
Dậy từ khi trời vẫn còn tối, kiểm kê lại đồ đạc, nai nịt giáp trụ xong, du khách đến mốc đầu tiên của chặng hành trình, tháp Rùa. Những bịn rịn chia xa, những hương vị Hà Nội là sức mạnh tinh thần giúp du khách quên hết những khó khăn phía trước.

IMG_3817.JPG


Điểm đến đầu tiên là làng Vũ Đại, nơi có Bá Kiến, có Chí Phèo, Thị Nở trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Du khách đến đây để tìm một điều mới mẻ hơn với những điều mọi người đã biết. Đây là làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Dân ở đây làm giàu bằng nghề buôn len, nhưng nghề giúp cuộc sống người dân thay da đổi thịt là nghề kho cá. Hàng năm, cứ đếp tháng Chạp âm lịch, nhà nhà bắt đầu nổi lửa kho cá. Cá nguyên liệu là cá trắm đen, cỡ từ 2,5 kg - 5 kg. Từ Vũ Đại, các niêu cá kho len lỏi lên các thành thị, có khi theo chân người ra nước ngoài. Du khách đến cơ sở Hiền Xuyến, nơi Tết năm rồi xuất đi hơn 1.500 niêu cá kho. Chủ cơ sở cho biết: Giá cả từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng cho một niêu 2 kg. Mùa này ít khách đặt, nhưng nếu đặt hàng thì họ sẽ kho cá ngay. Chỉ cần nói địa điểm, sau khi kho xong, cá sẽ chuyển miễn phí theo xe khách đến các tỉnh thành trên cả nước.

IMG_3821.JPG


IMG_3820.JPG


Rời làng Vũ Đại, du khách theo đường QL1 đến nhà thờ chính tòa Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nắng hơn 30 độ, nhưng bộ áo bảo hộ bằng da giúp ít bay mồ hôi, nắng không chạm vào cơ thể, gió luân chuyển dễ dàng khiến người khá mát mẻ với tốc độ 80 km/h.

Nhà thờ lúc chính ngọ khá vắng vẻ. Chỉ có lác đác vài người dân ngồi nghỉ chống nắng trên chiếu nghỉ. Quần thể nhà thờ Phát Diệm bao gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Du khách tự hỏi với công nghệ, kĩ thuật thời đó, làm thế nào mà họ có thể ghép được nhiều tảng đá lớn để hoàn thành một công trình đồ sộ đến như vậy.

IMG_3822.JPG


Bữa trưa nhanh chóng kết thúc để tiếp tục chặng đường đến Suối Cá thần Cẩm Lương. Quãng đường từ Ninh Bình đến Thanh Hóa là con đường đau khổ đầu tiên du khách trải qua. Đường đang thi công, mưa, bẩn khiến tốc độ giảm xuống 30 km/h. Dù cho chiến mã được sinh ra để đi các đoạn đường xấu nhưng cũng khá vất vả để vượt qua đoạn đường khá dài này. Thiết bị GPS chỉ một số cung đường nhưng đường lầy lội quá nên du khách quyết định sử dụng bản đồ cầm tay và la bàn để di chuyển. Thoát được cung đường xấu thì trời lại lất phất mưa, kinh nghiệm chạy mưa là xem gió, xem hướng mây, nhìn bầu trời đoán độ dài đám mây có mưa và tính khả năng mưa và vít ga sao cho phù hợp để thoát cơn mưa an toàn.

Suối cá thần Cẩm Lương là một địa điểm nằm tại huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Để đi tới đây, du khách qua một số địa điểm khá nổi tiếng của Thanh Hóa nhưng du khách bỏ qua để tập trung những điểm nổi bật, đặc sắc. Mặc dù mưa gió làm quãng đường dường như dài hơn, nhưng du khách rất thích vì sự khó khăn làm chuyến đi thú vị hơn.

Vào đến khu vực suối cá thần, du khách cởi bỏ giáp trụ và đi bộ vào khu vực suối. Từ xa đã thấy khá nhiều cá cỡ 1,5 kg bơi tung tăng. Đi vào đến đầu nguồn thì du khách khá ngạc nhiên khi thấy hàng trăm con cá lớn cỡ 2,5 - 3 kg chen chúc bơi. Những con cá có mồm đỏ, má hồng, mặt vuông vức làm du khách liên tưởng đến những chú hề trong gánh xiếc. Chúng không sợ người, thậm chí còn khá dạn dĩ với người khi thò tay xuống vuốt cá. Điều đặc biệt là cá rất nhiều nhưng nước suối không hề tanh.

IMG_3866.JPG


IMG_3859.JPG


Theo chị bán hàng nói, người dân coi cá tại đây là giống cá thần. Sự bình yên, no ấm của dân bản được ban phát là nhờ sự sung túc của đàn cá. Ngó quanh một vòng, giờ đã là 16h du khách tiếp tục đến trạm nghỉ đêm tối ngày thứ nhất.

Đường Hồ Chí Minh ngày một vắng người, màn đêm đã bắt đầu buông xuống. Đến giờ du khách mới nhận ra con ngựa chiến không phải loại xe dành cho đi đường trường. Đèn khá sáng nhưng hắt lên trời 10 độ, nếu đi trong rừng có lối đi hẹp 1-2m và nhiều cây rừng, đi với tốc độ 25 km/h thì rất hiệu quả, nhưng đi đường Hồ Chí Minh thì gần như không nhìn thấy đường phía trước, mỗi khi có xe đi ngược chiều thì phải dừng xe thì lóa mắt không nhìn thấy đường đi. Du khách thấy 2 anh CSGT đứng chốt, mừng quá ra hỏi còn bao xa thì đến TP Vinh. Anh CSGT nói còn khoảng hơn 120 km nữa, lúc này đã là 19h tối. Du khách nghĩ bụng, có lẽ nên tìm một gò đất cao trên đường Hồ Chí Minh và cắm trại sẽ tốt hơn, nhưng hai CSGT nói không nên ngủ trên đường do khá nguy hiểm. Càng đi, trăng càng đẹp, gió càng mát, du khách suy nghĩ có nên tìm một nhà dân nào đó rồi tìm đống rơm ngủ vùi không? Nhưng đi mãi, đi mãi không thấy nhà dân nào.

IMG_3872.JPG


Thế rồi cũng đến đường rẽ vào TP Vinh, lúc này đã hơn 22h. Mệt mỏi, ê ẩm người, cố gắng đến thị trấn Diễn Châu rồi tìm một nhà nghỉ bình dân để nghỉ qua đêm. Đồng hồ xe máy cũng điểm 524 km, vậy là đủ cho một ngày.

Kết thúc ngày thứ nhất.
 
IMG_4073.JPG


IMG_4074.JPG


IMG_4078.JPG




Lên tới đỉnh đèo Hải Vân thì thấy một số phế tích xây dựng khá hoành tráng trên đỉnh đèo.

IMG_4080.JPG


Mấy con chó thấy người lạ đến sủa như thấy chủ, đúng là chó trên núi cũng có khác.

IMG_4081.JPG


Chim chóc ở đây cũng khá dạn dĩ, thấy người đến mà cứ nhảy tanh tách dưới gầm xe. Xua như xua gà chúng mới nhảy đi chỗ khác.

IMG_4100.JPG


IMG_4099.JPG
 
IMG_4102.JPG


Tiến vào địa phận Đà Nẵng, du khách đi bộ trên con phố Bạch Đằng Tây để chiêm ngưỡng sự phát triển của Thành phố, và sang bên kia sông Hàn để ngắm nhìn kết quả của những nỗ lực của chính quyền và nhân dân, quy hoạch hợp lí, những tòa tháp lộng lẫy và cầu quay sông Hàn.

IMG_4103.JPG


Ngồi nghỉ dưới những tán lá mát rượi, du khách nảy ra ý định đi dọc con phố Trường Sa để ngắm các khu nghỉ dưỡng, khách sạn mọc san sát với các phong cách kiến trúc độc đáo.

Hết con đường Trường Sa, du khách bắt đầu tăng tốc để đến Quảng Nam. Chỉ cách nhau một lằn chỉ mà sao khác nhau đến vậy, những khu nghỉ dưỡng cao cấp, sang trọng ở bên này, bên kia thì nhà xiêu vẹo, con người đen đúa, chậm chạp. Bên kia những con đường được chăm chút đến từng ngọn cỏ, bên này đường phố dù cũng đoàng hoàng nhưng cảm giác như bị mốc và lãng quên từ lâu lắm rồi. Con đường này có thể vít ga lên 150 km/h cũng được, một thiên đường cho đua xe :). Bên kia cưỡi ngựa đi dạo phố mà chẳng ai hỏi han, bên này chỉ cần dừng lại là người lớn, trẻ nhỏ xúm xít vây quanh sờ soạn, hỏi giá ngựa.

Giờ cũng khá trễ rồi, cần phải đến Hội An cho đúng kế hoạch. Tìm đến Hội An khá dễ dàng, du khách vào đến Hội An thì cởi áo bảo hộ, mặc áo 3 lỗ, đầu chít khăn lòng vòng trong phố cổ. Dân tình tha hồ mà đoán mò xem mình người nước Nào.

Dạo một vòng quanh phố cổ, du khách chọn được hai con phố đẹp nhất để đi bộ và chụp ảnh. Có lẽ mùa này chưa phải mùa du lịch, hoặc du khách chưa có duyên gặp một Hội An rực rỡ nên trong cái nắng tháng 9, Hội An trông khá đơn điệu và nghèo nàn về màu sắc cũng nhưng âm thanh, văn hóa. Nhưng dù sao thế này cũng khá là đẹp đối với một người lần đầu tiên đến Hội An. Du khách chợt nghĩ đến phố cổ Hà Nội.

IMG_4106.JPG


IMG_4114.JPG



Đi bộ vài lượt con phố đó, rồi du khách phóng ra con sông nhỏ, nơi thuyền bè đậu để nghỉ
ngơi và ngắm cảnh. Có lẽ đây là một Hội An đẹp và khác cần phải khai thác hơn là một Hội An chỉ có những con phố đi bộ.

IMG_4109.JPG


IMG_4111.JPG


Chút hoài niệm Cù Lao Chàm, du khách phóng ra cửa Đại đứng hướng về Cù Lao. Cũng đã trưa, du khách ngả bánh chưng ra và xử nửa chiếc.

Dựa lưng gốc cây ven đường chợt mắt chút rồi du khách lại tiếp tục đến thánh địa Mỹ Sơn. Thánh địa thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Do du khách đi Angko Wat rồi nên dù tổ hợp các đền đài Chăm Pa còn khu B, C, D là khá vẹn toàn nhưng du khách cũng chỉ đảo qua, các khu phế tích còn lại thì du khách không đi tham quan.
 
IMG_4119.JPG


IMG_4131.JPG


IMG_4137.JPG


IMG_4126.JPG


Mặc dù khu tổ hợp không nhiều nhưng du khách phải đi bộ khoảng 2 km nên thời gian di chuyển khá lâu. Khi đang chụp ảnh thì trời bắt đầu tối sầm lại, mây đen tụ dày đặc tại phía Bắc, gió thổi Tây Bắc nên du khách khá ung dung. Tuy nhiên từ 14h chiều thì gió đổi chiều sang Bắc, mây tụ tập tại phía Đông. Du khách vội chạy về lán, nhưng không kịp chỉ trong vòng 10 phút mưa như trút nước. Về tới lán thì 15h, mưa ào ào đến 16h thì ngớt dần. Du khách quyết định đội mưa đi tiếp để không vỡ kế hoạch.

IMG_4139.JPG


Chạy mưa là một công việc của người phượt xe Phân khối lớn, cứ nhìn bầu trời, đoán hướng gió, đoán độ dài đám mây là lại vít ga để chạy ra khỏi cơn mưa. Do GPS chỉ ra một cung đường rất lầy lội nên du khách quyết định hỏi dân làng đi theo đường tắt, băng qua làng và vượt sông bằng đò.

IMG_4142.JPG


IMG_4143.JPG
 
Càng đi mưa càng nặng hạt, cũng may bộ áo da chống mưa nên du khách không bị cản gió, xe vẫn phóng được 60 km/h. Đường 14, 17 đến Kontum khá nguy hiểm, cách vài chục mét là lại một đoạn cua. Cứ như thế kéo dài gần 200 km.

Trời tối, đèn pha của xe quá yếu để soi đường nên từ 19h, du khách đi chậm lại và chờ có một xe máy hoặc ô tô vọt lên là gắng sức bám theo vết đèn pha của họ. Tuy nhiên đến 20h thì không thể đi tiếp vì đường cua nhiều quá. Du khách để tốc độ 30 km/h, cuối cùng cũng đến thị trấn Sơn Phước để nghỉ tối.

IMG_4189.JPG


IMG_4186.JPG


Vậy là kết thúc một ngày nữa, thời gian trôi đi nhanh quá.
 
Trời,cái suối cá thần em nhìn mà phải quá sức ngạc nhiên...Bác bik giống cá này tên gì ko?Hay chỉ gọi là "cá thần" ??? Vậy là bác đi từ Hà nội ah??? 10 ngày,hơi bị phê đấy ợ ;)

Chép từ wikipedia: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng... Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp.

Mình gửi thêm 1 tấm hình cận cảnh nhé.

IMG_3856.JPG
 
Ngày 5: 1/9

Ù tai, rét là phản ứng của cơ thể với khí hậu núi rừng Tây Nguyên. Cứ lên đèo rồi xuống đèo, cua gấp rồi lại cua gấp, trời đen kịt, mưa lã chã cứ như vậy đồng hành với du khách. Du khách cứ đi mãi, đi mãi mà vẫn chưa đến dấu hiệu có dân ở. Thỉnh thoảng nóng ruột lại lôi GPS ra kiểm tra.

IMG_4179.JPG


IMG_4180.JPG


Cả ngày hôm qua bùn đất quấn quanh xe, muốn rửa xe quá. Thật may là cũng tìm được một nơi để rửa xe. Ông chủ cửa hàng khá đắt hàng, quát khách như đúng rồi.

IMG_4184.JPG


IMG_4185.JPG


Rồi cũng tới Dak Long, chợt thấy một cây cầu gỗ khá thú vị.

IMG_4192.JPG


IMG_4195.JPG


Đến Dak Hà du khách nghỉ trưa trong rừng Cao su. Những cây cao su được đánh dấu với nhiều màu sắc khá vui mắt.

IMG_4216.JPG
 
IMG_4217.JPG

IMG_4229.JPG


IMG_4226.JPG


IMG_4221.JPG


Hai bên đường dân trồng cây Cari để nhuộm thức ăn, hoa nở rực rỡ.

IMG_4234.JPG


Do quãng đường vừa rồi đi khá chậm nên du khách đến thẳng nhà thờ gỗ. Tình cờ gặp hai cô gái làm về văn hóa, hai bạn dẫn đường đến nhà thờ gỗ để tham quan.

IMG_4250.JPG
 
Du khách lân la hỏi dân Ba Na trong Kontum còn buôn làng nào dân ở trong nhà sàn không? Dân cười nói giờ không còn nhiều, tuy nhiên du khách đoán vẫn còn khá nhiều nhưng ở nơi hẻo lánh mà ít người biết đến. Hẹn lần sau đến Tây Nguyên, du khách sẽ khám phá những điều chưa biết đến. Và đây là một nhà rông còn sót lại giữa TP Kontum.

IMG_4281.JPG


Giữa đường lại thấy một rừng cao su lớn và rất đẹp, du khách phóng xe vào. Tuy nhiên trước mặt là một đoạn đường dài 50m với nhiều bùn lầy và đất sét. Tự tin, du khách cài số 1 và tiến vào. Đột nhiên bánh sau xe sa vào một hố bùn, du khách gắng mãi không qua được nên phải tìm cành cây lèn vào bánh sau để vượt hố. Loay hoay 10 phút mới vượt được hố đầu tiên, đến hố thứ 2 thì mọi chuyện không dễ dàng như trước. Đường trơn trượt, lúc này du khách mới thấy nghĩ mình hơi mạo hiểm khi đi lốp tròn, xe cao vào bùn lầy. Nhưng đường lùi không còn, du khách vít ga và gắng sức vượt lên gò đất sét cao. Vèo, ầm, bùn bắn tung tóe. Cả chiếc xe đổ ập xuống vũng bùn, chiếc xe gào rú thêm một lúc rồi tắt lịm. Du khách may mắn nhảy kịp khỏi xe nên chỉ bị bùn bám khắp người và chấn thương nhẹ cổ tay, cổ chân.

Cười vui vẻ, du khách lấy đà dựng chiếc xe gần 2 tạ lên, nhưng đường quá trơn, chiếc giày địa hình cũng không bám được vào đất, người cứ bị trượt đi trên vũng bùn. Du khách phải lấy thêm một vài tảng đá để dưới giày thì mới dựng được xe lên.

Người lem nhem, du khách vào rừng chụp ảnh rồi men theo vệ đường, nơi có nhiều cây bụi bám dưới đất để có điểm tì chân mà dắt xe ra đường cái.

296092_201851836611853_1213173953_n.jpg


Lại tiếp tục tìm nơi rửa xe và rửa người. Xịt nước vào xe xong, du khách lấy vòi xịt nhằm thẳng người kì cọ lớp áo da :). Nhớp nháp, bẩn thỉu, nước ngập đầy ủng, du khách cố gắng đến Pleiku để nghỉ đêm.

Một đêm ngủ thật ngon lành. Kết thúc ngày thứ 6.
 
Phóng xe lên đến trước cửa động du khách mới nhận ra kế hoạch có thể bị phá vỡ. Bên tay phải là khu dịch vụ vui chơi, bên tay trái là vườn trồng rau, cây cỏ mọc um tùm. Nếu cắm trại ngủ ở bên phải thì không có gì thú vị, bên trái thì hơi nguy hiểm do địa hình cắm trại tốt nhất lại ở trên bãi cát gần mép nước. Sau khi tham khảo, du khách quyết định hạ trại trên bãi cát cách mép nước của sông Sơn 3m.
đính chính với chú là Sông Son nha chú :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,665
Bài viết
1,170,956
Members
192,318
Latest member
diendandientu
Back
Top