What's new
Quê tôi với những hàng dừa xanh nghiêng mình tỏa mát xuống dòng sông, với những cánh đồng xanh mơn mởn thì con gái hay những mùa gặt đông vui. Quê tôi cũng có biển, nhưng biển xa lắm nên cái nắng, cái gió của biển cũng xa lạ lắm. Thế nhưng, không hiểu từ bao giờ tôi lại yêu biển!

Có những tình yêu không chút băn khoăn
Yêu thiên nhiên, yêu trời xanh nắng đẹp ..
Yêu biển cả, yêu non cao nước biếc
Yêu cả những mái nhà

Tôi cũng yêu em.

attachment.php

(Mỹ Tân - Ninh Thuận)


attachment.php

(Vịnh Xuân Đài - Phú Yên)



attachment.php

(Vịnh Xuân Đài - Phú Yên)




attachment.php

(Bãi ôm - Sông Cầu - Phú Yên)




attachment.php

( Cát Hải - Phù Cát - Bình Định)



attachment.php

(Con đường ven biển Vĩnh Hy - Bình Tiên)


attachment.php

(Gành đá đĩa - Tuy An - Phú Yên)


Một hành trình, bao chuyến đi còn trong dang dở, nhưng tôi muốn chia sẻ và mong muốn được sẻ chia. Một chữ S với hơn 3.000 km bờ biển; một topic với kỳ vọng nhiều bàn tay đóng góp. Một hồi ức với bao niềm vui, nỗi buồn, với nắng vàng, cát trắng, biển xanh….
 
Last edited by a moderator:
Đi tới đoạn con đường nhựa lười biếng nhường lãnh địa cho con đường đât, và bên phải có cái bảng màu xanh này thì phải luỵ đò qua sông.










Đứng trên đò, nhìn về Rạch Giá, bầu trời đen sì, doạ dẫm.





Còn hướng ngược lại, trời Giá Ray vẫn sáng như vừa rồi.





Dưới kênh, mấy cái đục phơi trên cộc chờ con nước tới.





Đây đó, người ta hối hả như chạy trốn cơn mưa.

 
Last edited:
Bên kia bến đò, con đường đã nhỏ xíu, lại lồm chồm ổ gà mà trời thì càng lúc càng đen báo hiệu cơn mưa lớn sắp ập đến.

Con đường nhỏ cặp sát bờ kênh, có lúc chạy qua hiên nhà nhưng cũng chỉ đủ cho hai xe gắn máy tránh nhau, còn muốn vượt mặt là điều rất khó. Đang chạy thì nghe phía sau tiếng máy rất gấp như muốn vượt qua mặt, nhưng không có cách gì để nhường được. Cố đến một đoạn thì cũng có một chỗ rộng, nhường cho anh bạn sau lưng vượt qua. Nhưng quái lạ, đã vượt qua được rồi nhưng chiếc xe lại không thèm chạy nhanh mà cứ lượn lờ phía trước, rồi dừng lại ở một khúc cua như đang chờ đợi ại.

Tới ngã ba không biết đi hướng nào, nên bèn hỏi anh bạn đó đường đến chợ Phó Sinh.

“Anh chị cứ đi theo em”.

Nói rồi băng băng chạy trước, chẳng thấy quay đầu lại làm chúng tôi chạy theo muốn hụt hơi. Quanh co một hồi thì đến một bến đò nhỏ. Năm xe cùng xuống đò và anh chàng trả tiền cho cả năm, không để chúng tôi trả tiền đò. Cứ nghĩ 3 xe kia đi cùng nên nhân tiện trả cho bốn thì anh chàng trả luôn cho mình… Nhưng thật lạ, lên bờ rồi chẳng thấy xe nào đi theo anh chàng ngoài chúng tôi?!






Đường lạ, trời sắp mưa mà xăng lại sắp hết nên cố vượt lên gọi với “ Xe sắp hết xăng, chỗ nào có xăng em tấp vô dùm anh nha.”

" Dạ".

Bữa đó thật có nhiều cái lạ, không biết do trời sắp mưa nên người ta nghỉ bán hay ngày mai lên giá mà hàng loạt cây xăng cặp theo bờ kênh đều đóng cửa.

Hết qua đò lại qua cầu; mà qua cầu cũng phải trả tiền. Lần này cũng vậy, anh chàng qua trước và đã trả tiền rồi. Đã nhờ chỉ đường, lại liên tục trả tiền cho mình nữa thật là áy náy!

Vậy thì ra lúc chạy phía sau thấy xe mình bảng số lạ nên anh chàng cố tình đi chậm để chỉ đường cho mình đây mà. Dân miền Tây thật là dễ thương!
 
Last edited:
Lâu lâu đi siêu thị, ra trước và trả tiền xe cho chiếc xe phía sau bất kỳ mà chẳng cần biết họ là ai, người ta sẽ rất bất ngờ, 1 niềm vui nho nhỏ cho người khác cũng như là cho chính mình.
 
Vòng vèo một hồi rồi cũng đến chợ Phó Sinh. Tưởng rằng chợ nhỏ, không ngờ chợ thật lớn nằm ngay khu dân cư khang trang ,sầm uất.












Sau khi đổ đầy xăng, hai chiếc xe lại lao nhanh về phía trước vì đường còn dài mà trời chuyển mưa dữ quá.







Dù đã cố chạy thật nhanh nhưng vẫn chậm hơn đám mây đen đang cuồn cuộn trút nước. Vậy là quyết định tấp vào một quán café bên đường tránh mưa.

Ngồi nhâm nhi cà phê nhìn mưa rơi và trò chuyện, cậu em cho biết là đi đám giỗ về. Xuống Giá Ray từ sáng và giờ về nhà ở tuốt trong rừng. Wow, Dạo chơi đồng bằng mà nghe có người nhà ở trong rừng thì ngac nhiên quá trời.

Rừng nào vậy em?

Dạ U Minh Thượng chị à.

Bộ trong đó người ta cho mình cất nhà ở hả em?

Dạ đó là khu kinh tế mới chị à. Nó có cách đây hơn 20 năm rồi.

Vậy em làm gì trong rừng?

Em bán sóp ( shop).

Lại ngạc nhiên nữa rồi!

Vì biết tụi mình đi Rạch Giá nên cậu em nói thêm

Em cũng hay đi Rạch Giá lấy hàng. Dạo trước em cũng có đi Sài Gòn nữa. Thanh niên bây giờ tụi nó mốt lắm chị ơi, hàng mua về một tháng mà bán không hết là ế vì tụi nó chuyển model khác rồi…nên lúc nào mình cũng phải có hàng mới.

Mưa càng lúc càng to, gió thổi phần phần tạt ướt hêt cái quán. Ban đầu còn được nằm võng, giờ thì cả khách lẫn chủ bỏ chạy vào nhà mà vẫn bị ướt mưa. Mưa cứ rả rích và câu chuyện càng lúc càng thân mật.

Ở đây nhiều cá lắm chị ơi. Em thấy nhiều người Saigon xuống đây đi câu lắm. Nếu chị thích đi câu em dẫn chị đi…
Ở đây đang đi mà gặp mưa là chị phải tìm chỗ trú chứ mưa hay có sét lắm…

Vậy em có qua Cam chơi không?

Em có đi hai lần rồi. Mà mới qua cửa khẩu thôi.

Vậy là…?

Em đi đá gà.

Có thắng không?

Không bao giờ thắng được.

Vậy sao cứ đi hoài?

Tại cái máu ghiền. Chỗ em người thua ít nhất là 200tr.! Riêng em sau hai lần thua thì em bỏ luôn không đi nữa.

Chị thấy miền Tây mình người ta nuôi nhiều gà đá tốt lắm mà, không lẽ nó gian lận?

Mình đem gà qua úp đối diện với gà của nó theo từng hàng. Nó cho mình lựa thoải mái. Mình có thể thắng nó nó độ đầu nhưng tới cuối chơi độ lớn thì cách gì mình cũng thua nó.

Qua đó, chỉ cần chị còn chơi là muốn gì nó cũng phục vụ miễn phí. Em đem gà qua nó còn cho em tiền xe nữa mà.

Mình xin hay tự nó cho?

Tự nó cho.

Sao nó biết mình đi hết nhiêu?

Hay lắm chi ơi. Nó biết cả tên và địa chỉ của mình nữa…..

Vậy là bó tay rồi, nó giỏi quá trời!

Mưa nhỏ hạt dần nhưng không dứt, nhưng chúng tôi vẫn quyết định lên đường. Lần này thì dứt khoát không để cậu em trả tiền nữa.

Sau khi nai nịt gọn gàng, hai chiếc xe lại lướt đi trong cái lạnh se se của bầu không khí hè ướt sũng nước mưa.
 
Cơn mưa rả rích kéo dài suốt con đường. Cảnh đồng quê thật đẹp nhưng đành bỏ lỡ phần vì mưa, phần vì anh bạn trẻ chạy quá nhanh và trời tối mau.

Vừa ra khỏi con đường làng nhỏ bé là đến QL63, cũng chính là Miệt Thứ. Đó là Thứ 11 , trung tâm huyện An Minh.
Chợt nghe văng vẳng bên tai tiếng hát não lòng của Cẩm Ly

Má ơi đừng gả con xa
chim kêu vượn hú biết nhà má đâu,
sương khuya ướt đẫm giàn bầu,
em về miệt thứ bỏ sầu cho ai...

Đó là Miệt Thứ của những năm tháng đã xa, khi vùng đất gắn liền với rừng U Minh này còn là một chốn hoang vu, xa xôi. Bây giờ nơi này đã trở nên sung túc, trù phú; bạn có thể đễ dàng đến đó, thưởng thức cảnh đẹp phương Nam. Xa rồi cái cảnh “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”.


Miệt Thứ là tên chung chỉ vùng đất thuộc địa bàn các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng (Kiên Giang) nằm cặp sông Cái Lớn, chạy ra vịnh Rạch Giá rồi quặt trái xuống tới huyện U Minh (Cà Mau). Toàn bộ Miệt Thứ trải dài trên 30km kể từ sông Cái Lớn tới trung tâm huyện An Minh, rộng chừng 15km tính từ bờ biển vào đất liền.
Từ Cần Thơ muốn về Miệt Thứ có hai ngả: hoặc qua Vị Thanh (Hậu Giang) theo quốc lộ 61 tới ngã ba Minh Lương rẽ trái vô quốc lộ 63 để qua phà Tắc Cậu, hoặc theo quốc lộ 91 qua Thốt Nốt đi Rạch Sỏi (Kiên Giang) tới ngã ba Minh Lương rẽ phải vô quốc lộ 63 qua phà Tắc Cậu.


Người xưa theo mốc thứ tự của các con rạch đặt tên cho địa bàn, lần lượt là Thứ Hai, Thứ Ba... tới Thứ Mười Một. Lần hồi những “thứ” ấy được ráp với “miệt” (giống như miệt đồng, miệt vườn) trở thành “Miệt Thứ”.
Vì sao không có rạch Thứ Một? Bởi đó chính là kênh xáng Xẻo Rô dài 35km do người Pháp đào từ đầu thế kỷ 20 nằm dọc biển, cách bờ biển chừng 6km, từ sông Cái Lớn cắt ngang mười con rạch hướng về Cà Mau để khai thác, vận chuyển tài nguyên của rừng U Minh như than đước, tràm, mật ong...


Tại mỗi ngã ba kênh rạch, dân cư đổ về tụ họp đông đúc để mua bán, trao đổi hàng hóa, riết thành chốn thị tứ, về sau là nơi đặt trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện, xã nhưng vẫn giữ tên đã có từ xưa như: thị trấn Thứ Ba (trung tâm huyện An Biên), Thứ Bảy (trung tâm xã Đông Thái), Thứ Chín (trung tâm xã Đông Hưng), thị trấn Thứ Mười Một (trung tâm huyện An Minh).


Điều đặc biệt ngộ nghĩnh là sau này ở khoảng giữa đất Thứ Chín và Thứ Mười người dân đào thêm một con kênh nhỏ thông ra biển để tiện mua bán tôm cá, neo đậu ghe tàu và cũng theo thứ tự, vùng này có tên là Thứ... Chín Rưỡi (khu vực ấp Thạnh An, xã Đông Thạnh, huyện An Minh ngày nay).
 
Qua địa phận U Minh Thượng cảnh vật thật quyến rũ. Quá tiếc vì bỏ qua cảnh hai ông cháu cõng nhau qua cầu khỉ, giờ tới cây cầu này tôi nhất quyết bắt xế dừng lại bất chấp trời đang mưa, bỏ qua cảm giác ngài ngại với Chuyên – tên anh bạn trẻ.







Cây cầu trống lỗng chẳng có người qua nên Chuyên nhiệt tình nhảy lên làm mẫu cho tôi. Nhưng nhìn cậu em đi thoăn thoắt trên cây cầu nhỏ xíu, tôi cứ đứng ngớ người ra giâu lâu mới chụp được. Không ngờ còn có người đi cầu khỉ tài tình hơn mình khi xưa!












Đi một đoạn nữa tới con đường dẫn vào rừng thì chia tay Chuyên.


Con đường xuyên miệt Thứ đẫm mưa giờ loang loáng dưới anh chiều tà dài hun hút.






Và cảnh người đàn ông vượt sông trên cái bè tròn hủm chỉ riêng có ở miệt này.








Chẳng mấy chốc đã đến Thứ 7, quê hương của nhà văn Sơn Nam.






Băng qua cây cầu có cái tên rất ngộ này.

“xẻo”, nhỏ hơn rạch; ngoài xẻo Bướm còn có xẻo Vẹc, xẻo Ngát, xẻo Rô, xẻo Lá, xẻo Dừa, xẻo Bần…








Đến Thứ 3







Và khi trời đã chập choạng tối thì phà Tắc Cậu đã hiện ra trước mắt.

Thế là bỏ lại Miệt Thứ sau lưng với bao luyến tiếc! Hẹn một ngày nào đó sẽ quay lại vùng này với cái tên mê hoặc cùng những câu chuyện hấp dẫn này.

 
Chào chị ! sáng nay vào lên xem ,đọc và nhìn hình nhớ lại chuyến đi "Một vòng miền Tây " cũng qua Miệt Thứ, những từ như "Miệt , Xẻo ,Vàm " rặt Nam Bộ, ngày trước về quê bà nội bảo "Con chạy ra đầu Vàm mua cho nội cái hột quẹt !" giờ nhớ lại vừa cười mà rưng rưng nước mắt !mới nghe nội nói mà nhìn lại thì trên đầu mình đã hai màu sương khói ! buồn, bỗng thèm nghe một tiếng con chim cu đồng nó rúc,âm thanh ấy vẫn nhớ mãi chị Hải Anh ơi ! lớn tuổi rồi thường hoài niệm lại,những gì ngày xưa khi có nó thấy tầm thường ,giờ thì lại hay trầm ngâm nhớ lại rồi buộc miệng "ước gì ! "
 
Xem topic của chị mới biết thế nào là sông nước Nam Bộ :)
Mà em thấy lạ sao có ảnh chị chụp lại có đống rơm nhỉ? Em tưởng bà con miền Nam mình không thu hoạch rơm mà thường đốt luôn ngoài ruộng chứ chị?

Ở miền nam nhà nào có ruộng đều có cây rơm hết bạn à, sau thu hoạch rơm được thu lại chất thành cây trong sân nhà, rơm dùng lợp mái nhà, thức ăn cho trâu, bò, dùng ủ phân hữu cơ, trồng nấm rơm, chạng vạng tối người ta đốt rơm để hun muỗi..... rơm nhiều công dụng lắm không ai đốt bỏ đâu. Cái mà bạn tưởng đó là 1 công đoạn làm đất để chuẩn bị cho mùa vụ mới người ta đốt những gốc rạ cũ sau thu hoạch của mùa trước đó bạn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,266
Bài viết
1,172,549
Members
191,735
Latest member
go88comon
Back
Top