What's new
Quê tôi với những hàng dừa xanh nghiêng mình tỏa mát xuống dòng sông, với những cánh đồng xanh mơn mởn thì con gái hay những mùa gặt đông vui. Quê tôi cũng có biển, nhưng biển xa lắm nên cái nắng, cái gió của biển cũng xa lạ lắm. Thế nhưng, không hiểu từ bao giờ tôi lại yêu biển!

Có những tình yêu không chút băn khoăn
Yêu thiên nhiên, yêu trời xanh nắng đẹp ..
Yêu biển cả, yêu non cao nước biếc
Yêu cả những mái nhà

Tôi cũng yêu em.

attachment.php

(Mỹ Tân - Ninh Thuận)


attachment.php

(Vịnh Xuân Đài - Phú Yên)



attachment.php

(Vịnh Xuân Đài - Phú Yên)




attachment.php

(Bãi ôm - Sông Cầu - Phú Yên)




attachment.php

( Cát Hải - Phù Cát - Bình Định)



attachment.php

(Con đường ven biển Vĩnh Hy - Bình Tiên)


attachment.php

(Gành đá đĩa - Tuy An - Phú Yên)


Một hành trình, bao chuyến đi còn trong dang dở, nhưng tôi muốn chia sẻ và mong muốn được sẻ chia. Một chữ S với hơn 3.000 km bờ biển; một topic với kỳ vọng nhiều bàn tay đóng góp. Một hồi ức với bao niềm vui, nỗi buồn, với nắng vàng, cát trắng, biển xanh….
 
Last edited by a moderator:
Đình nằm trong rừng sao mát rượi với diện tích 7.929m2, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 7-1-1993.
















Hàng năm, lễ hội tại đình Phú Lễ diễn ra hai lần: Lễ Kỳ Yên vào 18-19 tháng 3 âm lịch để cầu mưa thuận gió hòa và lễ Cầu bông vào ngày 9 - 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, tế Tiền hiền, Hậu hiền (khai khẩn, khai cơ), các gian hàng trưng bày sản phẩm và tổ chức các trò chơi dân gian. Đêm hội có hát bội, ca nhạc tài tử và hát cải lương.

Những hình ảnh trên internet này đây đã mê hoặc tôi từ bao năm qua, nhưng tiếc thay tôi lại không có dịp tham dự kỳ lễ hôi nào và lần này đây cũng không có cơ hội chiêm ngưỡng bên trong đình!













 
Last edited:
Đường còn xa mà đã trưa nên cũng không dám nán lại lâu. Vậy là nhắm hướng Tiệm Tôm thẳng tiến.

Vừa chớm lên cầu là gặp ngay "ông già Ba Tri". Hình ảnh người đàn ông với bộ bà ba trắng và đầu tóc búi mà người dưới tôi gọi là đầu "si nhong" giờ không còn thấy nữa ở Châu Thành quê tôi. Tiếng là ông già Ba Tri, nhưng khi bị chặn lại hỏi đường thì ông lại tỏ ra niềm nở, tận tình vô cùng.






Con đường nhỏ rực nắng trưa nhưng cũng có nhiều người qua lại.






Và dưới kia, cặp vợ chồng đang say sưa bắt cá.


 
Last edited:
Bữa tết vào đó nhà em cũng đinh làm quả chín cửa Cửu long nhưng cuối cùng lại bể cung, xuân tới lại nịnh bu cháu đi lại qua cửa Tiểu, cửa Đại...
 
Bữa tết vào đó nhà em cũng đinh làm quả chín cửa Cửu long nhưng cuối cùng lại bể cung, xuân tới lại nịnh bu cháu đi lại qua cửa Tiểu, cửa Đại...

Khi đi em nhớ đi sớm và canh giờ khởi hành của các chuyến đò vì nếu lỡ đò thì phải chờ chuyến sau rất lâu làm ảnh hưởng cả lộ trình.
 
Tiện đường ghé ngang nhà thờ Giống Giá -là nơi có họ đạo lâu đời nhất Bến Tre.





Vừa đến cổng, một chú bé từ trong lon ton chạy ra, lễ phép hỏi "Có phải hai bác đến gặp ông không?"
Rất tiếc là không phải, nhưng nhân tiện mở cổng, liền xin chú bé vào tham quan nhà thờ.






Khuôn viên nhà thờ khá rộng, có nhiều tiểu cảnh được chăm chút công phu...





 
Nhìn lại đồng hồ, đã 11.10', bụng bảo dạ cũng không lo lắm vì đã sắp qua cửa thứ tư; cứ với đà này thì cũng kịp qua cửa cuối cùng. Thế nhưng cũng nhanh chóng quay gót.

Trên con đường làng thưa thớt người qua lại, chúng tôi vi vu ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường.





Chậm chậm qua đi là những mái nhà nho nhỏ, những đụn rơm vàng ươm... tất cả gợi nhớ một thời thơ dại đã qua đi!




Những hình ảnh quá khứ đan xen hiện tại, tương lai. Ừ nhỉ, mình cũng có một thời trẻ trung, xinh đẹp như thế. Mỉm cười và thầm chúc đôi lứa đang yêu trăm năm hạnh phúc, răng long đầu bạc.

 
Last edited:
Rẽ phải khi gặp con lộ chắn ngang để tiến về bến đò Tiệm Tôm.






11.30’ . Mặt trời đã xấp xỉ đỉnh đầu nên chợ chỉ còn loe hoe vài ba người.






Bến đò nằm ngay bên hông phía trước chợ; mà nơi đó cũng chính là cảng cá.

Chiếc xuồng ba lá khẳm đến mức này,nếu không phải là dân vùng sông nước chắc khó lòng có người dám ngồi.











Có đến 4,5 con đò chờ đợi chở khách từ thị trấn Tiệm Tôm cặp bến Thạnh Phú. Tuy vậy, chuyến đò tách bến sớm nhất cũng là 12h. Vậy là mất toi nửa giờ đồng hồ chờ đợi! Thôi thì coi như ngồi đó nhắm mắt nghỉ ngơi chút vậy.

Thế nhưng … những giọng nói cười rổn rảng, rôm rả lẫn trong tiếng kêu quàng quạc của mấy thím vịt không cho phép ai tách ra khỏi cái thế giới nhỏ này dù chỉ trong giây phút.






Chuyến đò trưa hôm ấy thật đông vui, náo nhiệt. Có năm, bảy chị hàng xén cùng hàng hoá và lũ vịt đủ để nhóm một cái chợ nhỏ; có một nhóm bốn anh chàng vừa trở về sau chuyến đi biển dài ba tháng; một cặp vợ chồng già ân cần chăm sóc lẫn nhau trong suốt hành trình… lại có cả một cặp quái dị cổ đeo máy ảnh to đùng, lúc ngồi, lúc đứng, lúc đi đi lại lại, hết dí máy ảnh vào chỗ này lại dí vào chỗ khác.

Bốn anh chàng này đây - mà chút nữa họ sẽ mang một con khô mực đổi lấy ít tượu và đồ nhắm - khoe rằng họ đã đi đến tận biển Malaysia, rằng sóng to lắm, cao lắm, rằng có khi ở ngoài khơi họ thật vất vả nhưng cũng có khi họ chẳng phải làm gì cả.

 
Yên bình quá chị ơi, cứ mỗi lần về miền biển em lại có cảm giác này. Nhìn hình trong bài viết của chị mà thấy lòng thổn thức quá, chắc phải cố gắng làm một chuyến phượt các cửa biển sông Cửu Long. Em ở ngoài Bắc nên không tiện như anh chị em ở trong đấy.

Cảm ơn chị vì bài viết này, mong chị tiếp tục post nhiều bài như thế này nữa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,320
Bài viết
1,175,202
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top