What's new

[Chia sẻ] Những cung đường Xứ Quảng

Xứ Quảng Nam thì bác Chitto cũng đã lập 1 Topic rồi!
Đó là Topic giới thiệu tổng quan về Xứ Quảng
Bây giờ nếu nói về Xứ Quảng, dân Phuợt chúng ta nói riêng hay dân du lịch nói chung sẽ nghĩ đến điểm đến nào?
Thứ nhất có lẽ là Phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm.
Thứ 2 là Thánh Địa Mỹ Sơn.
Thứ 3 là Giáo Xứ Trà Kiệu.
Và thêm vài cái tháp Chăm như Bằng An,Chiên Đàn,Khương Mỹ và phế tích Phật viện Đồng Dương…
Thế còn những cung đường miền Tây Xứ Quảng?Chưa thấy ai đề cập dến trong Phuot.com mình.
Là 1 người con của đất Quảng và cũng đã lang thang nhiều ở vùng đất này,,tôi muốn qua vài hình ảnh của những chuyến đi đó giới thiệu thêm về 1 số cung đường của quê hương.
Tất nhiên 1 vài hình ảnh không thể nói lên được nhiều,vả lại tôi không phải là người văn hay chữ tốt nên thôi thì thấy gì nghĩ gì viết nấy vậy.
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Như lời ngỏ của Bạch Tuộc cũng là 1 người con Xứ Quảng:

Quê hương tôi Quảng Nam yêu thương, nơi có dòng sông Thu Bồn hiền hòa uốn quanh co ôm lấy những làng quê đất Quảng. Nơi có con sông Vu Gia cuộn trào thác chảy. Quê tôi đó Quảng Nam yên bình nơi Phố Hội, sông Hoài, vinh danh di sản thế giới, Thánh địa Mỹ Sơn huyền bí với bao chuyện kể. Nhưng Quảng Nam không chỉ có thế, không chỉ nổi tiếng với 2 di sản văn hóa thế giới là địa điểm mà bất kỳ du khách quốc tế nào đến Việt Nam đều muốn một lần đặt chân đến, mà hãy đến quê tôi bạn sẽ thấy, nhiều hơn thế:

Đó là những cung đường uốn lượn với mênh mông gió bao la núi rừng và rất rất nhiều nữa những cảnh đẹp, những di tích mà nếu bạn là dân Phượt chắc chắn bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thích thú. Đất Quảng quê tôi nơi có Núi cao, sông dài, ruộng lúa rì rào ..., biển rộng bao la .Và đặc biệt hơn nữa đó là bạn sẽ được gặp người dân quê tôi chất phát thật thà, nồng hậu và mến khách nổi tiếng với câu ca:

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say....​

.Hãy cùng cảm nhận về quê hương Quảng Nam qua bài hát này nhé :

[video]http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Quang-Nam-Yeu-Thuong-Phi-Thuy-Hanh.IWZAOADU.html[/video]

Chúng tôi sẽ viết lần lượt về những cung đường đã đi.
Anh em xa gần ai có thông tin hình ảnh gì xin bổ sung thêm nhé.
 
Last edited:
Rời Tiên Phước vẫn theo con đường cũ vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo uốn lượn quanh sườn núi.Thấp thoáng trên những quả đồi là những ngôi trường khang trang,kiên cố
attachment.php


attachment.php

Con đường về trung tâm huyện Nam Trà Mi đoạn đầu thẳng tắp
attachment.php
 
Và những dấu vết của lũ quét trên dòng sông thơ mộng, ẩn chứa rất nhiều vàng và là nơi mưu sinh cho những kẻ lang bạc gian hồ mong tìm cơ may nơi chốn trời đất, đã bao mạng phải bỏ lại bên sông không vì cuộc chiến chống nước cứu dân như Cụ Huỳnh mà là cuộc chiến chén cơm manh áo mong được đổi đời vì vàng trên dòng sông này.

attachment.php


Qua Bắc Tra My chừng dăm cây số sẽ gặp 2 gầm qua sông nối tiếp nhau và nước chảy ngược. Đợt lũ vừa rồi các pác ở đây bảo nước dâng lên 5m?. Em hỏi thế lở chiều nay mưa có về xuôi được không, pác đi đường bảo có thể về được nếu các cậu vừa ôm chiếc xe vừa bơi được qua bên kia bờ (watch)(watch)(watch) (nghe vã cả mồ hôi mà vẫn đi tiếp).

Dòng sông vẫn cuồn cuộn nước chảy mặt dù cơn lũ đã qua đi rất lâu

attachment.php


attachment.php
 
Hôm nay em xin giới thiệu thêm về địa đạo Kỳ Anh :D

Địa đạo Kỳ Anh nằm trên địa bàn xã Tam Thăng, cách trung tâm thị xã Tam Kỳ khoảng 7 km về phía Đông Bắc.Đi thẳng quốc lộ 1A, đến ngã 3 Kỳ Lý sau đó rẽ phải đi thêm khoảng 1,5 km sẽ đến biển chỉ dẫn, rẽ trái vào thôn Thạch Tân (cách 1,5 km) hoặc rẽ phải vào thôn Vĩnh Bình (cách hơn 500 m) để vào thăm địa đạo.
Dia%20Dao%20Ky%20Anh


Nhiều người biết đến địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Mốc nhưng ít ai biết đến địa đạo Kỳ Anh. Đây là một trong ba địa đạo lớn nhất của cả nước.
Địa đạo được đào từ năm 1965-1969. Đây là căn cứ địa vững chắc và quan trọng cho cả vùng Đông thị xã Tam Kỳ trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Từ địa đạo này, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã gây cho địch nhiều tổn thất đáng kể. Năm 1965, bọn địch điên cuồng càn quét, hòng đánh chiếm vùng đất này nên chiến sĩ và nhân dân Kỳ Anh đào địa đạo làm nơi trú ẩn cho các đơn vị bộ đội chủ lực, Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng, V12, V16 của Huyện đội Tam Kỳ và du kích địa phương…nhằm giữ vững căn cứ địa cách mạng, nối liền đường giao thông huyết mạch vận chuyển lương thực, thuốc men, đạn dược. Tháng 1-1965, địa đạo được đào thử nghiệm, chiều dài 25m. Sau đó thì được đào liên tục từ tháng 5-1965 đến đầu năm 1968, một số đoạn còn đào đến đầu năm 1969.

Đến với Kỳ Anh bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự gian khổ của những con người anh hùng trên mảnh đất này. Theo lời dẫn của bác Lê Khắc Phiến – một trong những cán bộ cốt cán đã chiến đấu, bám đất Kỳ Anh, giai đoạn đầu khi đào địa đạo, do còn thiếu kinh nghiệm nên trong một đợt càn của địch, sơ hở nên quân ta đã mất mười một chiến sĩ. Hay chú Nguyễn Qua một người mù cả hai mắt nhưng vẫn hoạt động hằng ngày canh miệng hầm làm cảnh giới đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ ta. Những cụ bà năm nay đã ngoài 60 sống quanh đình Thạch Tân, ai cũng đã từng giấu cán bộ và đào địa đạo. Địa đạo trải qua nhiều lần cày xéo của xe tăng địch vẫn đứng vững đến ngày nay. Và cây vả ba người ôm không xuể đã hơn 300 tuổi là một chòi gác tự nhiên của người dân vẫn đứng vững sau những đợt mưa bom biến cả thôn Vĩnh Bình thành bình địa. Và còn nhiều câu chuyện hay khác do các bác Trần Văn Hữu, Phạm Lộc, Võ Hồng Quang- những chiến sĩ cốt cán cuối cùng còn sống đến ngày kể lại, qua đó chúng ta sẽ cảm nhận được những đau thương mất mát mà người dân Thạch Tân nói riêng và Việt Nam nói chung phải trải qua trong những năm tháng kháng chiến ác liệt nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Địa đạo được đào bí mật, qua lớp cát sâu cách mặt đất từ 1 - 1,5m rồi đào ngang; lòng địa đạo rộng từ 0,8 - 1m; cao từ 1,2 - 1,5m; và cứ khoảng 10m thì có 1 lỗ thông hơi. Các lỗ thông hơi này được ngụy trang nằm ở các bụi tre nằm rải rác quanh làng.
Đường địa đạo hình xương cá, chạy chằng chịt trong lòng đất, đi qua 9 thôn của xã Tam Thăng dưới các lũy tre làng, xuyên qua các hộ gia đình với tổng chiều dài gần 20km. Các miệng hầm thường nằm trong nhà dân hoặc nằm trong các bụi tre. Đường địa đạo tập trung nhiều nhất ở thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình.
Riêng ở Vĩnh Bình, chiều dài địa đạo khoảng 10km, ngang dọc như ô bàn cờ qua các xóm, có sức chứa đến 3 tiểu đoàn. Trong địa đạo có hầm cứu thương, ẩn mật, tác chiến... Đặc biệt, còn có hầm xuyên qua các giếng nước để cung cấp nước sạch cho cán bộ, chiến sĩ và đường hầm thoát nước ra sông Đầm để tránh nước ứ đọng vào mùa mưa.

Sau đây là 1 số ảnh em chụp ở đấy

Lối vào địa đạo
SS105585.jpg


Bên trong địa đạo
DSC03531.jpg


Lối ra địa đạo
DSC03535.jpg


Cây ngày xưa du kích ta leo lên quan sát địch
DSC03539.jpg


Một biển di tích
DSC03537.jpg
 
Ngầm sông Trường vào những ngày không mưa nhìn rất hiền hoà,nhưng chỉ cần 1 trận mưa to trong vài giờ đồng hồ là đã chia cắt hoàn toàn con đường độc đạo lên Nam Trà My.
Dấu vết đợt mưa vừa rồi còn vương vãi khắp nơi...
attachment.php

Vùng rừng núi Trà My của Quảng Nam nổi tiếng bởi sâm Ngọc Linh, quế Trà My, mưa và thuỷ điện. Trà My là tâm mưa thứ hai của cả nước, chỉ sau Bạch Mã
Những dòng suối như thế này nhiều vô kể,thiên đường của mưa mà.
attachment.php

Con đường lên vùng cao cứ hoang vu mịt mù,và sâu hun hút,Quảng Nam có rất nhiều con đường lên vùng cao nhưng có lẽ con đường này là hoang vắng nhất.
attachment.php

Thấp thoáng dưới thung lũng là những mái nhà sàn đơn sơ nhỏ bé của những người dân tộc Ca Dong anh em
attachment.php

Ở rất gần khu vực này còn có 1 di tích lịch sử rất nổi tiếng là Khu di tích khu uỷ Khu V mà tên thường gọi là Khu di tích Nước Oa,khu di tích gồm có: Cơ quan khu uỷ ,Bộ Tư lệnh Quân Khu,nhà ở và làm việc của các đồng chí Võ Chí Công,Chu Huy Mân,Võ Thứ...ở thời kì 1960-1973.
Tiếc là lần tôi vào trước đây không mang theo máy ảnh nên không có hình minh hoạ,để bổ sung sau vậy.
 
Last edited:
Thêm 1 đặc sản cũng nổi tiếng không kém của Xứ Quảng đó là thuỷ điện.Thuỷ điện làm ra điện phục vụ sản xuất kinh doanh,nhưng thuỷ điện cũng góp phần làm ra lũ lụt...Nhưng đó là vấn đề khác. Còn với tâm thế người đi du lịch bụi tôi vẫn luôn có 1 sự thích thú đặc biệt với thuỷ điện
Con đập khổng lồ chắn ngang dòng sông Tranh thơ mộng ngày nào.
attachment.php

Thuỷ điện bắt đầu tích nước nên phía hạ lưu là 1 dòng sông trơ khốc
attachment.php

Khoảng 1 thời gian ngắn nữa khi thuỷ điện tích nước lên đủ cao trình thì con đường nhỏ này sẽ vĩnh viễn nằm sâu dưới làn nước thẳm
attachment.php
 
Up thêm cho pác con đường lầy lội đi vào thuỷ điện của một quan chức bụng phệ nhấn nút khai trương khởi công.

attachment.php


Tiếp nối thượng nguồn của thuỷ điện là những công cụ tận vét ăn theo. Xa xa chúng ta bắt gặp những chiếc xe đào đất từ lòng sông. Mới nhìn cứ nghỉ là xe khai thác cát sạn nhưng quan sát xung quanh thì là xe khai thác quặng vàng từ lòng sông các pác ạ. Tận thu mừ

attachment.php


Hết vàng lại đến gỗ là nạn nhân của thuỷ điện, chúng tôi bắt gặp rất nhiều nhưng bi gỗ xa xa xa chờ ngày về xuôi thu lợi và những con đường mòn (trước đây là đường đi) sẽ vĩnh viễn nằm dưới lòng hồ khi thuỷ điện tích nước, mong rằng chúng ta sẽ đi trên những con đường không sạt lở trong tương lai ;););)
attachment.php
 
Em bổ sung luôn cho phần của anh Sơn về Khu di tích nước Oa

Đường đi thì như anh Sơn miêu tả rồi em miễn nói thêm. Mỗi tội đường chỗ này mùa mưa hay sạt lở lắm, đợt em đi đường nát như tương, toàn đất đỏ với đất bùn, toàn trượt dài, đi vất vả lắm. :(

Em xin bổ sung ảnh về khu di tích này. :D
Biển báo của khu di tích
biengioithieu.jpg


Nhà tiếp khách và trưng bày của khu di tích

Nhatiepkhac.jpg


Khu ghế đá cho du khách ngồi nghỉ ngơi

gheda.jpg


Nhà của tướng Chu Huy Mân và đồng sự

nhaCHUHUYMAN.jpg


Một cửa vào địa đạo

DSC03576.jpg
 
Qua hết khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh và thủy thủy điện Cavi kế trên nó là đến địa phận huyện Nam Trà My,1 trong những huyện miền núi nghèo nhất nước,mặc dù được thiên nhiên hào phóng ban tặng 2 đặc sản là Quế và Sâm.
attachment.php

Bắt đầu từ đây con đường không còn phẳng phiu nữa mà đã trở thành 1 đại lộ kinh hoàng mà các tay lái lụa của nhà phượt tha hồ trổ tài
attachment.php


attachment.php

Với những anh công nhân,kỹ thuật đang làm đường thì phương tiện nhanh nhất là cuốc bộ
attachment.php

Có lên tận nơi mới hiểu được,giải thích được tại sao có Quế ,có Sâm mà vẫn nghèo vì thiên nhiên quá khắc nghiệt,bất kể mùa nào trong năm hầu như chiều nào,đêm nào ở đây cũng mưa.
Mưa ở đây không phải là "Mưa hắt hiu mưa buồn qua phố vắng...,hay
"Ngoài trời mưa rơi rơi ,mà hồn ai chơi vơi..."Mà là mưa thối trời đất.
Trò chuyện với mấy anh làm đường thì được biết trên đường Nam Quảng Nam này luôn có 1 đội xe máy và công nhân hùng hậu túc trực 24/24 với 1 nhiệm vụ duy nhất là thông đường,cứ 1 trận mưa to là tắc rồi lại thông,và rồi lại tắc
attachment.php
 
1 góc thị trấn Tắ Pỏ
Nhà Phòng chống thiên tai được đầu tư xây dựng khang trang hoành tráng như nhiệm vụ mà nó phải mang
attachment.php

Nhà làm việc của các sở, ban, ngành
attachment.php


attachment.php

Qua khỏi thị trấn theo con đường dẫn về trung tâm các xã Trà Nam,Trà Linh...sẽ gặp 1 cái thác 5 tầng tuyệt đẹp.Tiếc là con đường 616 đã cát ngang tầng cuối của thác ,giờ đứng trên cầu ngước lên chỉ đếm được 4 tầng.Bọt nước tung trắng xóa...
attachment.php

Tầng thứ 5 bây giờ nắm phía dưới chiếc cầu mang cùng tên"Cầu thác 5 tầng"
attachment.php
 
Hôm nay em xin giới thiệu với các bác về Thủy Điện Duy Sơn.

Khu du lịch sinh thái thuỷ điện Duy Sơn II nằm trên địa bàn xã Duy Sơn - huyện Duy Xuyên. Cách Duy Phước – Duy Xuyên 10 km về hướng Tây Nam.
Em đã đi rồi nên có nhớ cụ thể đường đi đến thế này : Từ bưu điện Duy Phước theo đường lên kinh đô Trà Kiệu (7 km)--> rẽ trái, có bảng hướng dẫn (3 km)--> Thuỷ điện Duy Sơn. :D

Anh hùng lao đông Lưu Ban đã phát hiện và khai thác thành công dòng nước nằm trên một ngọn đồi cao. Nước từ Hòn Tàu chảy về Ba ao sau đó được nén trong bể áp lực rồi xuống hai xưởng phát điện với công xuất là 800 kw và 2100 kw.
Nơi đây, nước tiếp tục được chia làm hai dòng: một dòng chảy phục vụ thuỷ lợi, còn một dòng được đưa qua mấy lọc để chuyển thành nước sinh hoạt.

Là một công trình thuỷ điện nhỏ, không hùng vĩ như thuỷ điện Hoà Bình hay A Vương... nhưng lại mang một giá trị tinh thần vô giá, thể hiện một ước mơ nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết của người dân Duy Sơn.

Dòng nước của thuỷ điện vừa cung cấp điện, nước sinh hoạt vừa cung cấp nước thuỷ lợi giúp người dân Duy Sơn không những đủ lương thực để ăn mà còn dành một phần đáng kể sản xuất thóc hàng hoá. Và cuộc sống của họ trở nên khấm khá hơn từ này có thuỷ điện này.
Với điện tích rộng đến 700.000 m2, những hồ nước xanh biếc nằm ẩn hiện quanh những dòng suối đá và bao phủ lên đó là những cách rừng phi lao thơ mộng. Nước hồ có màu rất đẹp được tạo ra do đá, rể cây và khi nhìn ở những góc độ khác nhau ta thấy nước lại chuyển màu khác. Không khí nơi đây cũng thật tuyệt vời, quanh năm trong lành và thoáng đảng.
Đặc biệt, có một nhà hàng Thiên Thời nằm trên một dải đất trống bắt qua là chiếc cầu dài cong cong. Các bác có thể tận hưởng được những món ăn ngon, nhâm nhi cũng bạn bè với một khung cảnh bốn bề màu xanh.
Đến đây các có thể hoà mình vào dòng nước xanh biếc mát mẻ, đi bộ dọc những con đường đất để vào thăm khu thuỷ điện hay đơn giản buông chiếc cần câu ngồi ung dung. Thêm vào đó có nhiều khu đất trống bằng phẳng rất thích hợp cho các hoạt động camping, dã ngoại.

Em xin show 1 vài ảnh về Duy Sơn :D

Nhìn tổng thể

DSC03416.jpg


Mặt hồ thủy điện

DSC03424.jpg
DSC03421.jpg


DSC03424.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top