What's new

[Chia sẻ] Những cung đường Xứ Quảng

Xứ Quảng Nam thì bác Chitto cũng đã lập 1 Topic rồi!
Đó là Topic giới thiệu tổng quan về Xứ Quảng
Bây giờ nếu nói về Xứ Quảng, dân Phuợt chúng ta nói riêng hay dân du lịch nói chung sẽ nghĩ đến điểm đến nào?
Thứ nhất có lẽ là Phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm.
Thứ 2 là Thánh Địa Mỹ Sơn.
Thứ 3 là Giáo Xứ Trà Kiệu.
Và thêm vài cái tháp Chăm như Bằng An,Chiên Đàn,Khương Mỹ và phế tích Phật viện Đồng Dương…
Thế còn những cung đường miền Tây Xứ Quảng?Chưa thấy ai đề cập dến trong Phuot.com mình.
Là 1 người con của đất Quảng và cũng đã lang thang nhiều ở vùng đất này,,tôi muốn qua vài hình ảnh của những chuyến đi đó giới thiệu thêm về 1 số cung đường của quê hương.
Tất nhiên 1 vài hình ảnh không thể nói lên được nhiều,vả lại tôi không phải là người văn hay chữ tốt nên thôi thì thấy gì nghĩ gì viết nấy vậy.
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Như lời ngỏ của Bạch Tuộc cũng là 1 người con Xứ Quảng:

Quê hương tôi Quảng Nam yêu thương, nơi có dòng sông Thu Bồn hiền hòa uốn quanh co ôm lấy những làng quê đất Quảng. Nơi có con sông Vu Gia cuộn trào thác chảy. Quê tôi đó Quảng Nam yên bình nơi Phố Hội, sông Hoài, vinh danh di sản thế giới, Thánh địa Mỹ Sơn huyền bí với bao chuyện kể. Nhưng Quảng Nam không chỉ có thế, không chỉ nổi tiếng với 2 di sản văn hóa thế giới là địa điểm mà bất kỳ du khách quốc tế nào đến Việt Nam đều muốn một lần đặt chân đến, mà hãy đến quê tôi bạn sẽ thấy, nhiều hơn thế:

Đó là những cung đường uốn lượn với mênh mông gió bao la núi rừng và rất rất nhiều nữa những cảnh đẹp, những di tích mà nếu bạn là dân Phượt chắc chắn bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thích thú. Đất Quảng quê tôi nơi có Núi cao, sông dài, ruộng lúa rì rào ..., biển rộng bao la .Và đặc biệt hơn nữa đó là bạn sẽ được gặp người dân quê tôi chất phát thật thà, nồng hậu và mến khách nổi tiếng với câu ca:

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say....​

.Hãy cùng cảm nhận về quê hương Quảng Nam qua bài hát này nhé :

[video]http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Quang-Nam-Yeu-Thuong-Phi-Thuy-Hanh.IWZAOADU.html[/video]

Chúng tôi sẽ viết lần lượt về những cung đường đã đi.
Anh em xa gần ai có thông tin hình ảnh gì xin bổ sung thêm nhé.
 
Last edited:
Ngồi giữa quán Gió(gọi là quán Gió vì quán chỉ lợp phía trên còn tứ bề lộng gió núi) nơi non xanh nước biếc,gọi mấy món gà rồi nhâm nhi với vài chai rượu quốc lủi mới thú vị làm sao...
Và được nghe anh chủ quán giảng cách thưởng thức gà đèo Le:
Nếu ăn gà tre mà uống bia thì… chưa sành điệu, mà phải nhâm nhi với rượu gạo nấu thủ công nhưng thơm nồng. Rượu được nấu tại một làng nhỏ ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn. Vùng này có nguồn nước giếng dùng để nấu rượu rất tốt nên đã tạo nên hương vị đặc biệt.
"Em về ở lại đây thôi
Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng
Một trăm cây lá bên rừng
Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây!”​
Giới thiệu thêm vài món nữa...
Món luộc xé chấm muối tiêu ...
attachment.php

Món nướng...

attachment.php


Thú vị nhất là ngồi trên đèo Le vào những đêm thanh vắng,gió núi thổi vào mặt nghe mát lạnh và nghe các cụ bô lão kể về 1 thiên cố sự Tô Vũ chăn dê ...
Trung niên thi sí họ Bùi đã tả quãng thời gian 3 năm làm chàng Tô Vũ...
" Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi.
San sát đồi phủ phục quấn núi xanh.
Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối.
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be "
Ôi quê hương...
 
Last edited:
Góp vui với bác vài tấm ảnh trong những lần qua xứ Quảng

attachment.php


Quán gà trên đỉnh đèo Le là của chủ mới. Chủ quán cũ là vợ chồng anh chị Phong Hiếu nay đã dời xuống chân đèo gần Đồng Phú hơn, mấy lần qua đây bọn tớ đều chén gà và ngủ tại đây

attachment.php


Nhìn từ đỉnh Đèo Le

attachment.php


Dưới chân đèo là suối nước nóng khói bốc nghi ngút

attachment.php


Đường ra Mỹ Sơn

attachment.php


Xứ Quảng đẹp lắm!!!
 
@Alias.noodles:Cảm ơn bác Mỳ đã chia sẻ...:)
Rời đèo Le tiếp tục ngược về hướng Tây xuống hết đèo 1 đoạn là đến suối nước nóng Tây Viên con suối 2 dòng mà dân địa phương thường gọi là suối Ông và suối Bà, nằm cách đường lộ 1 quãng đồng nhỏ.Con suối luôn sục sôi khói lên nghi ngút nhất là vào những ngày trời lạnh,nhiệt độ của suối khoảng trên dưới 80 độ C.Đặc biệt vì nước suối ở đây có hàm lượng khoáng chất lớn nên nó nặng mùi lưu huỳnh hơn các dòng suối mà tôi từng đến.
Hình từ Google(tôi bổ sung hình sau vì mấy hình chụp vừa rồi dính mẫu nhiều quá:) nên không tiện đưa lên)
attachment.php
Sau những cung đường gió bụi ta đến đây dầm mình trong làn nước nóng thả hồn trôi về ngọn núi Quắp xa xa nơi che chở cho thung lũng nhỏ nhưng chứa trong lòng 1 di sản lớn: Thánh địa Mỹ Sơn...Và xa hơn về phía Đông thấp thoáng trong bóng núi đồi trùng điệp là con suối Tiên 13 tầng tung bọt trắng xóa...
Cách Tây Viên khoảng 3km về hướng Tây,qua bến đò ngang Tí Bồi ta sẽ đến làng Đại Bình nép mình bên kia dòng sông Thu Bồn là nơi du khách đến nghỉ ngơi trong những gian nhà cổ, thưởng thức cây trái miền quê. Đại Bình (hay Đại Bường) giống như một vùng cây trái Nam bộ với sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, boòng boong, cam, bưởi...
Thuê 1 chiếc đò chạy dọc theo triền sông Thu về thượng nguồn.ta sẽ đến Hòn Kẽm Đá Dừng, một địa danh đã đi vào thơ ca đất Quảng:
“Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi...”​
Hòn Kẽm Dá Dừng là thắng cảnh đẹp và thơ mộng, thuộc địa phận 2 xã Quế Lâm và Quế Phước của huyện Quế Sơn. Trên dòng chảy ra biển Đông, tại đây con sông Thu Bồn bỗng dừng lại và nở to như một hồ nước rộng, trong xanh, phản chiếu nét uy nghi của bóng núi, triền sông. Lúc mờ sáng hoặc khi chiều buông, hơi sương của đá núi phả lên mặt sông tạo cho làn khói bảng lãng,mông lung...
Hình từ Google​
attachment.php
Hòn Kẽm Đá Dừng đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ và trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân xứ Quảng.
Sự cuốn hút của Hòn Kẽm Đá Dừng không chỉ bởi cảnh quan sông núi hữu tình mà còn hấp dẫn bởi những dòng chữ cổ Chiêm Thành bí ẩn còn lưu giữ trên những vách núi, đứng sừng sững soi mình xuống dòng Thu Bồn.
...
Thương cha nhớ mẹ thì về.
Nhượng bằng thương kiễng nhớ quê thì đừng​
 
Last edited:
Cuối con đường tỉnh lộ 611 nơi giao nhau với đường 610 là làng Trung Phước,1 làng nhỏ nhưng giờ đây tiếng tăm của nó vang khắp năm châu nhờ 1 sản phẩm độc đáo:
Trầm Hương Trung Phước
Xứ Quảng và 1 vài tỉnh lân cận là cái nôi của cây dó bầu tự nhiên,kết tinh ngàn năm của cây dó là trầm hương và kỳ nam.Biết bao dân đi điệu đã gạo đùm cơm nắm lội ngang dọc nát cả vùng rừng núi hoang vu để mong được đổi đời.Bao nhiêu phận bạc đã bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc.Nhưng lâu lâu lại rộ lên tin đồn là ở chỗ này trúng mấy tỉ,chỗ kia trúng mấy chục tỉ...Nên đến bây giờ dân xứ Quảng vẫn còn những người đi điệu chuyên nghiệp,họ lấy non thiêng làm nhà,rừng sâu tìm lối mà mưu sinh...
Nhưng cũng có 1 số người tỉnh táo hơn quyết định di thực cây dó bầu về trồng ở những vườn,rẫy gần nhà,rồi tìm cách tạo trầm ngõ hầu thay quyền con tạo...
Những thân cây dó được các nghệ nhân làng Trung Phước nắn nót đục tỉa với 1 bàn tay và khối óc tài hoa đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc rồi bán đi khắp nơi
Bên trong 1 xưởng chế tác...
attachment.php

Dạo quanh làng nghề lúc nào ta cũng nghe trong gió mùi thơm thoang thoảng của trầm hương,cái mùi làm ta tịnh tâm đi rất nhiều...Dọc bên vỉa hè cạnh người ta bày những tác phẩm đã tao dáng xong cho khách lựa chọn
attachment.php

Nơi đây còn có 1 địa danh rất nổi tiếng nhưng lại gắn liền với 1 sự kiện đau lòng...
Bến đò Cà Tang
attachment.php

Bến đò là nơi xuất phát của những chuyến đò qua mỏ than Nông Sơn và cũng là nơi du khách có thể ngược lên Hòn Kẽm Đá Dừng..Nhưng tang thương hơn đây là nơi 18 em học sinh đã bỏ mình vì sự nhọc nhằn con chữ...
 
Rời làng trầm Trung Phước chạy ngược trở ra hướng Bắc theo con đường 610 băng qua con đèo Đá Phường Rạch ta sẽ đến với thánh địa Mỹ Sơn .Nhưng con đường này cực kỳ khó đi nên gần như không có thông tin về nó,chỉ có dân địa phương và 1 vài kẻ ưa phiêu du trên con ngựa sắt với những cung đường trắc trở mới vượt qua.
Phần lớn khách du lịch sau khi tham quan những di tích,cảnh quan vùng Tây Quế Sơn đều chấp nhận quay ngược về Ql1A rồi theo đường 610 lên Mỹ Sơn.Đi như thế tuy khoẻ hơn nhiều nhưng theo tôi cảm xúc nó cũng vơi nhiều.
Đoạn đầu là 1 con đường sỏi xuyên qua vùng đồi núi khô khốc
attachment.php

Đoạn sau toàn đá lởm chởm sắc cạnh,phượt trên con đèo này nguy cơ bị đá cắt lốp rất dễ xảy ra
Trên đỉnh đèo dưới những bóng cây xanh vài du khách hiếm hoi ngồi thở dốc,nghỉ mệt cho cả người lẫn xe sau 1 chặng đường vật vã
attachment.php

Gần về phía Duy Thu là dấu tích của sân bay Đức Dục mà bọn Mỹ đã xây dựng vào những năm 60 để làm bàn đạp tấn công các căn cứ của ta,và để phát triển khu công kỹ nghệ thời đó.Rồi cuộc chiến kết thúc sân bay bị bom mìn cày xới,những gì còn sót lại mà có thể sử dụng được cho cuộc mưu sinh dân trong vùng đem về nhà,nên giờ sân bay chỉ còn vài đoạn đường băng ngắn và vài con bò gặm những ngọn cỏ trơ trọi vì ảnh hưởng của chất độc thời chiến
attachment.php

Tôi đi qua cái sân bay này 1 mình vào 1 buổi trưa nắng đứng nhìn cái cảnh hoang phế mà ký ức như trôi về hình ảnh cuộc chiến ngày xưa bọn Mỹ đổ xuống đây bao nhiêu khí tài quân sự,đèn đuốc sáng choang,súng nổ đì đùng...Và những người lính du kích ngồi mơ tưởng về 1 ngaỳ chiiến thắng,đất nước hoà bình...
Mai đây tôi về
Bỏ lại sau lưng những hầm chông bãi mìn
Tôi ra đi đi từ Nam về Bắc...​
Và cả cảnh bọn chúng bị quân dân ta đánh cho tan tác,bè lũ dìu dắt nhau lên máy bay mà chạy bán sống bán chết...
 
Qua khỏi sân bay là đến chợ Phú Đa của xã Duy Thu, nơi đây nổi tiếng với đặc sản là bánh tráng Phú Đa.Lại xuôi về phía Đông theo đường 610 ta sẽ đi qua nhiều di tích và di sản,đầu tiên sẽ đến nơi anh hùng ,nhà văn Chu Cẩm Phong đã anh dũng hi sinh.Đời viết văn của anh chỉ gói gọn trong thời gian 3 năm nhưng những trang nhật kí của anh như sống mãi...
Ta hãy đọc lại 1trang nhật kí Chu Cẩm Phong ghi ngày 8 tháng 1 năm 1970, kỷ niệm 7 năm anh vào Đảng: “Sắp đến mình sẽ đi công tác, mình nhận đi lại Quảng Đà, một nơi ác liệt nhất. Mình có thể hy sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm .Mình nghĩ đến điều này một cách nghiêm túc. Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo, Văn Cận, Xuân Quý, thì ba mình, nhất là mẹ mình sẽ đau khổ đến chừng nào.Mình biết điều đó.Mình là con trai được cả nhà yêu thương… Nhưng dầu thế nào mình cũng không xê dịch cái phương châm sống của mình: Dũng cảm say sưa quên mình như những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước. Dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn cũng Hạnh phúc lắm thay !”.
Nơi anh nằm xuống cùng đồng đội là 1 cái hầm chữ A cách bia tưởng niệm bây giờ vài chục mét,nơi ấy bây giờ là 1 luỹ tre xanh,bên cạnh những bãi ngô xanh mượt mà yên ả...
attachment.php

Lại tiếp tục xuôi về ta sẽ gặp khu di tích Lăng Bà Thu Bồn nằm lặng lẽ bên bờ sông Thu Bồn
Chuyện kể rằng, Bà vốn là công chúa, khi bị giặc bao vây kinh thành, nhà vua và công chúa cưỡi ngựa chạy lên bị ngã ngựa chết. Xác Công chúa trôi về làng Thu Bồn, dân trong làng đem chôn. Năm đó, Thu Bồn có bệnh dịch đậu mùa, bà linh ứng cứu người thoát chết.

Cũng có truyền thuyết cho rằng, bà là nữ tướng Chăm, khi chiến đấu chết, xác trôi về làng Thu Bồn. Năm đó Thu Bồn hạn hán mùa màng thất bát, dân đói khổ cơ hàn, Bà linh ứng về giúp dân chống đói, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hoà, dân làng no ấm.

Bà được vua Minh Mạng sắc phong là “ Thiên y a na Diễn Chi Ngọc Chu Thần”
attachment.php

Bây giờ vào ngày 11 và 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm dân làng tổ chức lễ tế Bà.Đây là 1 lễ hội lớn nhất nhì của tỉnh Quảng Nam,trung bình mỗi năm có cả ngàn người tham dự...
 
Thánh địa Mỹ Sơn là điểm đến kế tiếp trên cung đường này.Viết về Mỹ Sơn bây giờ có lẽ thật là khó vì nó quá nổi tiếng rồi,ngay trong phuot.com ta cũng đã có biết bao người hơn 1 lần đặt chân đến...
Hình đẹp ,bình hay người ta viết cả rồi thôi thì tôi cũng lẩn thẩn mà post lên vài tấm hình và cảm nhận riêng vậy.
Vé vào cổng thời giá năm 2010
attachment.php

Mỗi lần vào Tháp tôi lại lọ mọ tách khỏi những khách tham quan đang túm tụm ngó nghiêng chụp hình để tìm về những lối mòn hoang phế ,vắng lặng...
Tự dưng liên tưởng đến câu thơ cũ:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...
attachment.php

Những thân tháp lở lói gầy mòn vì thời gian và chiến tranh tàn phá...Đi vào những con đường vắng này tôi chợt phát hiện ra 1 điều là chỉ có khách du lich nước ngoài là đồng hành còn khách ta gần như không thấy.Phần lớn chỉ loanh quanh cụm tháp còn nguyên vẹn ngoài kia.Và khách Tây chỉ chụp cảnh còn khách ta thì bất cứ chỗ nào,bất cứ lúc nào cũng cố chường cái mặt mình vào khung hình như để khẳng định cái gì đó chăng???Chưa kể còn nhẫn tâm khắc tên mình lên thân tháp .
Ôi văn hoá du lịch.
attachment.php

Là 1 dân tộc vong quốc nhưng người Chăm đã để lại cho hậu thế bao công trình kỳ vĩ,bí ẩn,mà đến bây giờ vẫn chưa giải mã được.
Chợt nghĩ về dân tộc ta mai này 1 trăm,1 ngàn năm nữa sẽ còn lại gì cho đời sau...
attachment.php

Còn gì chăng...???
 
Vài hình ảnh về việc trùng tu tháp đang được thí điểm trên 1 nhóm tháp.
Những ngọn tháp đã hoàn toàn sụp đổ

attachment.php


Và những ngọn tháp bị xuống cấp nghiêm trọng phải dùng giàn giáo chống đỡ

attachment.php

Nên giữ nguyên trạng những ngọn tháp này hay là trùng tu lại theo kiểu làm mới???
Gạch nguyên liệu để trùng tu tháp

attachment.php

Những ngôi tháp đang được phục chế bởi những người thợ Việt,ngày xưa người Chăm có xây dựng theo phương pháp này chăng???
attachment.php
 
Giữa chốn thâm u chợt nghe đâu đây vọng về 1 bài ca cũ,bài ca của những người Chiêm vong quốc...
Một thời oanh liệt
Người dân nước Chiêm
Lừng ghi chiến công
Vang khắp non sông.
Mộng kia dẫu tan.
Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.
Người xưa đâu?​
attachment.php


Dạ yến ban
Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm

Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
Vượt khơi...
attachment.php
 
Rời Mỹ Sơn xuôi về với kinh đô Trà Kiệu,hay Kinh thành Sư tử.
Simhapura ra đời dưới triều vua Bhađvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4
Sông Thu Bồn đoạn trước Trà Kiệu,giờ muốn đi ra phải băng qua 1 xóm nhỏ,có giả thiết cho rằng ngày xưa người Chăm hành hương về Mỹ Sơn sẽ xuống thuyền ở đoạn sông này rồi lên bờ đoạn ngay bến đò Giao Thuỷ bây giờ...​
attachment.php

Những bậc đá thật dài và cao lên nhà thờ Đức Mẹ đi giữa bạt ngàn cây xanh...
attachment.php

Nhà thờ Đức Mẹ được xây dựng trên 1 ngọn đồi cao xung quanh là thung lũng bao bọc nhìn chênh chếch về hướng Thánh địa Mỹ Sơn,nơi đây vào ngày 31/5 hằng năm thường tổ chức lễ kiệu Chúa có cả chục ngàn giáo dân tham dự
attachment.php

Tượng Đức Mẹ bên trong...
attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,141
Bài viết
1,173,959
Members
191,969
Latest member
ykubecom
Back
Top