Nhớ mùa tát đìa bắt cá
Sau này khi trưởng thành, mỗi dịp Tết đến, chúng tôi ai vẫn tự hỏi, sao hương vị bùn quê và những kỷ niệm những buổi tát đìa ngày xưa vẫn mãi nồng ấm, bồi hồi trong tâm tưởng.
“Ai bảo chăn trâu là khổ/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”,
không biết có bao nhiêu đứa trẻ thành thị cùng trang lứa với bọn lấy bập dừa làm súng đánh trận giả như chúng tôi ao ước được một lần ngồi vắt vẻo trên lưng trâu mà nghêu ngao ca hát. Tự do và thảnh thơi biết chừng nào! Mồ hôi mồ kê nhễ nhại khi dẫn trâu đi ăn cỏ, cái đầu trần dang nắng cả ngày ngoài đồng, nhưng đám chăn trâu tụi tôi vẫn cùi cụi ngày một lớn xác. Khoảng thời gian ấy có nhiều thú vui và nhiều kỷ niệm, đặc biệt là những dịp đi mót cá tát đìa đem nướng.
Vào mùa tát đìa, chúng tôi đón đợi háo hức còn hơn cả người lớn. Mùa này ruộng cạn hàng tháng liền nên cá cả cánh đồng chui hết vào đìa. Số cá thu được trong mỗi lần tát đìa là hàng gánh trĩu vai.
Không ai bắt hết cá nên bọn trẻ con dù rét mướt đến mấy nhưng hễ chủ đìa không còn bắt nữa là nhảy ào xuống bùn đi mót. Có đìa bùn sâu đến tận bụng, dưới vỉa ngầm ấy, không thiếu những chú cá kếch sù còn sót lại.
Mỗi dịp tát đìa, hầu như cả xóm đều có cá ăn. Những con cá mót được sau khi tát đem nướng lên có vị ngon lạ thường đối với bọn trẻ chăn trâu. Mỗi chú cá khi dọn vừa tròn một đĩa. Cá xắn ra không hề bị vụn, thịt dai chắc, bùi và hơi ngọt tự nhiên, thơm như vừa mới nướng.
Người dân quê thường không có điều kiện và hiểu biết để chế biến các món ăn cầu kỳ. Nhưng riêng về món cá, có lẽ không mấy món tuyệt vời như món cá lóc tát đìa nướng than rồi đem kho khô.
Người ta vớt những thanh tre đực cứng làm xiên, xiên con cá thành hình chữ U, đem nướng trên than củi rực hồng. Trong hơi nóng, cá chín thơm dần và tự cuộn tròn lại, đầu đuôi khép vào nhau. Để nguội, cá trở nên khô chắc, ướp tẩm gia vị rồi kho với nước mắm thật ngon, hơi đậm một chút, có thể để lâu cả tháng.
Đồng quê nay không còn nhiều chim cá tự nhiên, nhà nhà đều nhờ nuôi cá đồng mà khấm khá. Máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp dần thay vị trí “đầu cơ nghiệp” của con trâu. Chỉ còn vài gia đình chưa sắm nổi máy cày, máy bừa thì vẫn coi con trâu làm gia sản. Nhưng trẻ chăn trâu bây giờ không còn có nhiều kỷ niệm để sau này hồi tưởng, nhất là khi không được thưởng thức cảm giác tuyệt vời lúc đi mót cá đìa và ăn món cá đìa nướng.
Đám trẻ chăn trâu chúng tôi giờ đã trở thành những người đàn ông chững chạc, kỷ niệm theo tuổi đời ngày càng nhiều thêm. Thế mà mỗi khi Tết đến, gặp lại, ai cũng bảo, sao hương vị bùn quê và những kỷ niệm xưa vẫn mãi nồng ấm, bồi hồi trong tâm tưởng.
Sau này khi trưởng thành, mỗi dịp Tết đến, chúng tôi ai vẫn tự hỏi, sao hương vị bùn quê và những kỷ niệm những buổi tát đìa ngày xưa vẫn mãi nồng ấm, bồi hồi trong tâm tưởng.
“Ai bảo chăn trâu là khổ/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”,
không biết có bao nhiêu đứa trẻ thành thị cùng trang lứa với bọn lấy bập dừa làm súng đánh trận giả như chúng tôi ao ước được một lần ngồi vắt vẻo trên lưng trâu mà nghêu ngao ca hát. Tự do và thảnh thơi biết chừng nào! Mồ hôi mồ kê nhễ nhại khi dẫn trâu đi ăn cỏ, cái đầu trần dang nắng cả ngày ngoài đồng, nhưng đám chăn trâu tụi tôi vẫn cùi cụi ngày một lớn xác. Khoảng thời gian ấy có nhiều thú vui và nhiều kỷ niệm, đặc biệt là những dịp đi mót cá tát đìa đem nướng.
Vào mùa tát đìa, chúng tôi đón đợi háo hức còn hơn cả người lớn. Mùa này ruộng cạn hàng tháng liền nên cá cả cánh đồng chui hết vào đìa. Số cá thu được trong mỗi lần tát đìa là hàng gánh trĩu vai.
Không ai bắt hết cá nên bọn trẻ con dù rét mướt đến mấy nhưng hễ chủ đìa không còn bắt nữa là nhảy ào xuống bùn đi mót. Có đìa bùn sâu đến tận bụng, dưới vỉa ngầm ấy, không thiếu những chú cá kếch sù còn sót lại.
Mỗi dịp tát đìa, hầu như cả xóm đều có cá ăn. Những con cá mót được sau khi tát đem nướng lên có vị ngon lạ thường đối với bọn trẻ chăn trâu. Mỗi chú cá khi dọn vừa tròn một đĩa. Cá xắn ra không hề bị vụn, thịt dai chắc, bùi và hơi ngọt tự nhiên, thơm như vừa mới nướng.
Người dân quê thường không có điều kiện và hiểu biết để chế biến các món ăn cầu kỳ. Nhưng riêng về món cá, có lẽ không mấy món tuyệt vời như món cá lóc tát đìa nướng than rồi đem kho khô.
Người ta vớt những thanh tre đực cứng làm xiên, xiên con cá thành hình chữ U, đem nướng trên than củi rực hồng. Trong hơi nóng, cá chín thơm dần và tự cuộn tròn lại, đầu đuôi khép vào nhau. Để nguội, cá trở nên khô chắc, ướp tẩm gia vị rồi kho với nước mắm thật ngon, hơi đậm một chút, có thể để lâu cả tháng.
Đồng quê nay không còn nhiều chim cá tự nhiên, nhà nhà đều nhờ nuôi cá đồng mà khấm khá. Máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp dần thay vị trí “đầu cơ nghiệp” của con trâu. Chỉ còn vài gia đình chưa sắm nổi máy cày, máy bừa thì vẫn coi con trâu làm gia sản. Nhưng trẻ chăn trâu bây giờ không còn có nhiều kỷ niệm để sau này hồi tưởng, nhất là khi không được thưởng thức cảm giác tuyệt vời lúc đi mót cá đìa và ăn món cá đìa nướng.
Đám trẻ chăn trâu chúng tôi giờ đã trở thành những người đàn ông chững chạc, kỷ niệm theo tuổi đời ngày càng nhiều thêm. Thế mà mỗi khi Tết đến, gặp lại, ai cũng bảo, sao hương vị bùn quê và những kỷ niệm xưa vẫn mãi nồng ấm, bồi hồi trong tâm tưởng.