What's new

[Chia sẻ] Những món ăn còn mãi trong tiềm thức mỗi người!!!!

Canh rau tập tàng - Món ăn dân dã miền quê​

2749192979_846c029444_b.jpg

Vào những ngày nóng oi bức hay vừa ốm dậy, người ta thường thèm ăn một cái gì nhẹ bụng, vừa mát lại vừa lành. Tô canh tập tàng là một trong những lựa chọn hay nhất mà khi ai đã ra khỏi làng bãi quê nhà vẫn không thể nào quên.

Gọi là canh rau tập tàng vì nó tập hợp đủ thứ rau hái trong vườn từ rau dền, mồng tơi, rau sam, rau diệu, bồ ngót, lá ớt non, lá khổ qua kể cả trái khổ qua còn non, trái bắp vừa nhú còn thơm mùi sữa, trái mướp vừa hái trên giàn.... Những thứ rau ấy sau khi vừa hái xong về nấu chung với ít cá bống dừa hay tép bạc đâm nhỏ cho ngọt nước là làm nên một tô canh thơm lừng.

4597411321_d0eb01d1b2.jpg

Không cao sang như các món ăn khác nhưng chỉ về quê thực khách mới có thể nếm trải món canh ngon nhất và thực nhất mùi vị của nó, từ vị đắng nhẹ của lá khổ qua non đến vị ngọt đậm đà của lá bồ ngót, vị chua nhẹ nhàng của lá rau sam, vị thơm của mướp vừa hái, vị ngọt ngào thơm tho của bắp non...tất cả hòa quyện nên một hương vị đồng quê thơm ngát. Có lẽ cũng vì thế mà người đi xa quê bao giờ cũng nghĩ món ăn quê mình là ngon nhất, ngọt ngào nhất và khó có nơi nào sánh bằng.

Canh%2520rau%2520tap%2520tang%25202.jpg

Mà canh rau đồng thì thức mặn ăn kèm cũng đồng nội, ngon nhất vẫn là cá lòng tong hoặc cá bống kho tiêu, thêm ít trái ớt hiểm chín làm màu. Ơ kho khô quéo dọn ra cùng nồi cơm nóng, tô canh nghi ngút khói. Bữa trưa nắng nóng và chén cơm chan ít nước canh thì mát đến tận ruột gan.
Đặc biệt khi nấu món này, bạn tao thêm một ít mắm sặc vào trong nước dùng thì hương vị càng thêm đậm đà khó tả


Bạn nào chưa từng thưởng thức món này thì khi về quê nhớ dành chút thời gian thưởng thức chút hương đồng cỏ nội này nhé, tuy rằng không hấp dẫn ở hình thức bề ngoài nhưng mà có ăn thì mới biết.
 
Đọt choại đất phèn​

trai2.jpg

"Rủ nhau lên đất bảy làng
Hái rau choại chột, nhổ bàng về đương
Choại chột thì chấm nước tương
Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm"

Đó là bốn câu ca có đề cập tới món ngon dân dã mà người ta gọi là "choại chột". Choại chột được người Đồng Tháp Mười gọi là "rau chay", còn dân Hậu Giang có người gọi là "đọt chại". Thật ra, đúng tên của nó là "đọt choại".
Choại sống nhiều ở vùng đất bưng trũng, là loại dây leo, thân bò tới đâu thì bám rễ tới đó, nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn như rừng U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau), khu vực Đồng Tháp Mười. Ở vùng nước ngọt nhiễm phèn nhẹ như Vị Thanh, Long Mỹ (Hậu Giang) cũng có sự hiện diện của choại. Loại rau có lá non xoăn tít như con cuốn chiếu cuộn mình này, dù hơi nhớt và làn lạt, nhưng cũng có chút vị ngọt thoảng thơm, đơn giản vậy mà ăn rồi sẽ "bắt ghiền"!

2.jpg

Choại có nhiều loại: choại đá, choại vườn, choại rừng... Choại rừng có màu xanh nhạt pha chút hồng thẫm, rất được dân Đồng Tháp Mười ưa chuộng. Đọt choại rừng nấu canh chua với cá rô đồng. Cái vị đắng của nó chốc lát trở thành vị ngon lẫn trong vị ngọt của thịt cá rô đồng "thứ thiệt" hổng ai nuôi. Nhưng gặp lúc cá rô đồng đang "ôm trứng" thì bạn "trúng mánh" lớn. Trứng cá rô đồng ngon ác liệt nhờ béo bùi ngây ngất cả tâm thần.

xuan2009-dot-rang312400ok.jpg

Người Đồng Tháp Mười còn có món ngon nhớ đời thực hiện khá "bài bản". Đó là cháo nhộng ong nấu độn măng tươi, đọt choại vườn và nấm rơm, khiến người sành ăn cứ tấm tắc ngợi khen. Còn dân nhậu thì khoái cái món đọt choại cùng các loại rau khác nhúng vào lẩu cá, lẩu lươn vừa nhâm nhi "mồi bén" vừa nhấm nháp mấy ly rượu nếp rặt thì "hết ý". Vào mùa nước nổi, người "sành nhậu" còn "bày đặt" cái món đọt choại, bông điên điển nấu canh chua lươn.

RYA.jpg

Mưa gió dầm dề, bạn bè túm tụm bên nhau hàn huyên tâm sự bên cái lẩu tỏa hơi nóng nghi ngút "tràn trề" hương vị quyến rũ thì còn gì bằng! Mùa gió bấc hù hụ về, nấu nồi lẩu mắm. Mùi thơm của mắm lan tỏa khắp không gian đã khiến bụng dạ nôn nao lắm rồi. Nhưng khi cầm đũa gắp nhúm đọt choại xanh non nhúng vào lẩu, chút xíu thôi, khi đọt choại vừa mềm thì gắp ra ăn ngay. Mùi thơm mặn mà của mắm thấm đẫm trong từng đọt choại, lan đầy khẩu cái, ngon biết chừng nào!

6418e047e0f860ab663a614777a59faa.jpg

Nhưng "đã đời" hơn có lẽ là ăn sống hoặc luộc đọt choại kèm với cá thác lác còm đặc sản Hậu Giang chiên, cá rô chiên, hoặc cá lóc nướng trui sẽ vô cùng thích thú. Đọt choại giòn mềm làm giảm sức nóng miếng cá chiên, quyện trong nước bọt tạo thành những hương vị lạ lùng khó diễn tả. Người ta còn dùng đọt choại xào tép. Lựa một mớ tép bạc rửa sạch, lột bỏ vỏ xào chung với đọt choại, nếm vừa ăn là có một bữa ăn nhanh, ngon, bổ, rẻ và an toàn, vì đọt choại là "rau sạch".
 
Đọt choại xào tép

77738_dot_choai_xao_tep_2.jpg

Ở Cà Mau vào những ngày đầu mùa mưa, khi rừng U Minh đã trải qua mùa nắng nóng khắc nghiệt, nước bắt đầu ngập xâm xấp dưới chân rừng, cũng là lúc các loài động vật sống dưới tán rừng như: trăn, rùa, rắn… mà đặc biệt là các loại cá đồng nhiều vô kể, đã nổi tiếng xưa nay của vùng U Minh Hạ, bắt đầu mùa sinh sản. Các loài thực vật khô cằn cũng xanh tươi trở lại, báo hiệu một năm bình yên… Những ngày gian khổ giữ rừng với biết bao nguy cơ xâm hại đến tài nguyên rừng qua đi, lại có dịp du ngoạn trong những cánh rừng bạt ngàn, ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú, rồi quây quần bên bếp lửa, thưởng thức hương vị đồng quê với những món ăn dân dã, được chế biến từ những đặc sản của rừng, sẽ cảm thấy hòa quyện với thiên nhiên, với con người Cà Mau…

rau-choai-1.jpg

Vào kỳ nghỉ hè, được về quê thưởng thức những món ăn ngon, thể nào cũng phải có món đọt choại xào tép. Choại là loại dây leo, thường sống trên thân cây tràm, dây choại người dân dùng để làm nhà, buộc các loại cột, kèo rất chắc chắn. Đối với nghề thủ công mỹ nghệ, dây choại dùng cho việc đan lát thì không thể chê vào đâu được, bởi loại dây này khi đã khô thì rất dẻo và dai.

dot-choai-04.jpg

Qua những cơn mưa đầu mùa, cũng như các loài thực vật khác, choại bắt đầu đâm chồi, đọt choại non xanh mơn mởn bám đầy trên những thân tràm. Chỉ cần xách rổ vào rừng mươi phút là có thể hái đủ cho một bữa ăn, chọn những đọt to tròn đem về rửa sạch, nếu cầu kỳ hơn một chút, khi có sẵn gia vị trong nhà thì nấu món lẩu mắm ăn nóng trên bếp than hồng, trụng từng mớ đọt choại xanh non vào lẩu, đến khi đọt choại vừa mềm gắp ra từng đũa thơm lừng thì thật là ngon. Nhưng đối với người nông dân, vào mùa này rất bận cho mùa vụ, nên việc chế biến món ăn ngon đơn giản mà tiết kiệm được thời gian là điều cần thiết. Chỉ với một mớ tép bạc rửa sạch, lột vỏ xào chung với đọt choại, nếm cho vừa ăn là đã có một món ăn nhanh tuyệt ngon.
 
Cám ơn các bạn đã ủng hộ.
Hôm nay mình tiếp tục.

ĐỌT NHÃN LỒNG - MÓN ĂN DÂN DÃ PHƯƠNG NAM

4e131c86_4fb957fd_sam_0310_resize.jpg

Mùa mưa là mùa của những món ăn dân dã, những đặc sản của vùng quê Nam Bộ, trong đó có đọt nhãn lồng. Món ăn ngon không chỉ nhờ tài pha chế của người nấu mà còn rất ngon bởi nó đượm nồng hương vị của quê nhà, đong đầy những kỷ niệm của thời thơ bé, và bàn tay chắt chiu của mẹ một đời lam lũ nuôi con.

"Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi."
ap_20100621113337172.jpg

Nếu biết, chắc bạn cũng thích ăn những trái nhãn lồng như tôi hồi thơ bé. Những trái chín vàng thơm nức có vị ngọt ngọt, chua chua. Nó không chỉ là món ăn ngon của tụi trẻ mà còn là món khoái khẩu của loài chim. Bởi vậy, chúng mình cứ phải chực chờ giành ăn với các chú chim nhỏ những khi trái chín.


Tuổi thơ của tôi gắn với quê hương, với dây nhãn lồng hoang dại. Lúc còn nhỏ chưa dám ra khỏi nhà, tôi cứ mong ngóng chờ đón mẹ đi ruộng về, bao giờ mẹ cũng có quà cho các con bằng một vốc trái nhãn lồng chín. Lớn thêm chút nữa đã biết đi kiếm những trái nhãn lồng còn xanh.


Trái tròn dài, bọng bọng, (bên ngoài là lớp vỏ mỏng trong có nhiều hột nhỏ) đập vào trán nhau nổ bôm bốp rồi ù té chạy, rồi rượt đuổi nhau um xùm trong nhà ngoài xóm. Hồi nhỏ, tôi cứ tưởng chỉ có quê mình mới có cây nhãn lồng. Lớn lên đi đây, đi đó tôi mới biết cây mọc dại ở khắp mọi miền đất nước. Ở phương Bắc cây có tên: "Lục Vân Tiên". "À tưởng cây gì" Tôi biết bạn sẽ nói như thế. Nhưng một điều chắc chắn nếu bạn không phải dân miệt đồng bằng sông Cửu Long thì bạn sẽ không biết cây nhãn lồng là một món ăn "đặc sản".


Vào mùa mưa, những cây nhãn lồng cũng như các loại rau dại ở đồng quê mọc rất nhiều, rất nhanh và rất ngon. Sau buổi đi ruộng về mẹ hái vội một nắm đọt nhãn lồng. Những chiếc lá non trong nhìn mà mắc thèm.



Mẹ luộc lên, để rau vừa chín tới còn nguyên màu rau xanh non. Đọt nhãn lồng luộc chẳng là gì nếu không có nước chấm ngon. Nước chấm không thể là nước mắm hay nước tương mà phải là tương hột được xào lên. Ở quê tôi, thường nạo trái dừa khô vắt lấy một chút nước cốt rồi đổ vào tương xào lên, nếu không có nước cốt dừa thì người ta cho mỡ vào chảo, rồi đập vài tép tỏi phi cho thiệt thơm sau đó đổ tương vào nêm thêm chút đường, chút bột ngọt.

2862537853_b83353c1f5.jpg


2099828669_d9ea23389b.jpg

Trời mưa lạnh lạnh, nồi cơm trắng thơm bốc khói, dĩa rau luộc xanh rờn, chén tương xào thơm phức. Vị dẻo thơm của cơm lúa mới, vị bùi bùi của đọt nhãn lồng, vị mặn mặn, ngọt ngọt, béo béo của tương. Chẳng cần thịt thà, cá tép. Vèo một cái là nồi cơm sạch trơn (mà tương hột quê tôi cũng đặc biệt lắm). Từ hột đậu nành nấu chín ủ lại rồi thắng nước đường cho vô bởi vậy tương hột có màu nâu vàng óng).

picture606vc8.jpg

Cây nhãn lồng không chỉ là món rau ngon miệng mà còn là vị thuốc nam trị bệnh tim mạch và an thần rất tốt. Hiện nay, khi các loại rau khác là nỗi lo về các lượng thuốc và phân bón quá nhiều thì cây nhãn lồng cũng như các thứ rau tập tàng khác lại lên ngôi. Nó không khép nép trong các xề rau nho nhỏ của các bà cụ ngồi ở một góc chợ mà nó đã ngang hàng đồng giá trị với một số loại rau thượng đẳng. Cây nhãn lồng quanh năm sống dại ở khắp nơi, chẳng cần phải chăm sóc vẫn xanh um.

P1090669.JPG
 
Mùa bông bí nở

Dây bí đỏ vốn quen thuộc với người dân quê, được trồng khắp nơi nhất là vùng ven bãi sông, bờ ruộng, nương đồi. Ra giêng, bông bí đã nở vàng. Mỗi mùa bông bí nở, trai gái bắt đầu những cuộc hẹn hò, khởi đầu mối tình duyên sâu nặng, thành vợ thành chồng:
“Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh”.

1320800573_1312249641_Hoa%20bi%203.jpg

Bông bí luộc, dưa hường nấu canh… những món ăn tưởng như đơn giản ấy lại không thể thiếu trong bữa cơm gia đình đầm ấm, nhất là ở vùng nông thôn.
Theo kinh nghiệm dân gian, bí đỏ đóng vai trò khá quan trọng cho việc phát triển thị giác, điều hòa hệ miễn dịch, tăng trưởng xương, nhuận trường, bảo vệ da, bồi dưỡng thần kinh. Vì vậy, bí đỏ được coi như một món ăn “trường sinh bất lão” bên cạnh các món cao lương mỹ vị khác.

Mỗi khi đến mùa bí đỏ, mẹ tôi thường chọn những trái tròn, mập, vỏ cứng, có màu vàng cam đậm đem cất trong buồng dưới nền đất cho mát để dành mùa đông. Cứ độ tháng 8, tháng 9 âm lịch, dải đất miền Trung lại gồng mình chịu đựng những cơn mưa dài ngày, những đợt lụt lớn. Trong cái thời tiết khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm ấy, bấy giờ chỉ cần một nắm đậu phụng, ít đường là có được một tô canh bí đỏ ấm áp, đậm đà.

Thucanbau3.jpg

Thật ra dây bí đỏ từ quả, lá, hoa, hạt đều có thể chế biến thành các món ăn ngon. Đọt bí dùng để xào hay nấu canh, hạt bí rang cũng là một món ăn rất thú vị cho cánh đàn ông khi “trà dư tửu hậu” hay chị em phụ nữ “lai rai câu chuyện”. Đặc biệt có nhiều món ăn khá độc đáo từ bông bí. Do bông bí có số lượng ít nên người ta thường hái cùng với đọt bí còn non. Chỉ một thoáng dạo quanh vườn hay trên nương rẫy đã có được một rổ rau bông bí còn vương vài giọt sương mai.

Bông bí đem về xẻ một đường để moi tim ở giữa vứt đi, tước cạnh chung quanh bông và lớp da nhám ngoài cuống, sau đó rửa sạch để ráo. Bông bí luộc vài phút trong nồi nước sôi là đủ chín; vớt ra để nguội, vắt bớt nước nhưng không được khô quá. Bông bí luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay chấm nước tương dầm ớt ăn với cơm nóng tuyệt không gì bằng! Nhai từng cọng bông bí luộc người ăn cảm nhận được cái vị ngòn ngọt, một chút bùi bùi, phần tiếp giáp giữa cuống và bông có cảm giác dai dai.

bongbiluoc.jpg

Ngoài ra, bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu,… Khi xào bông bí phải canh cho vừa đủ chín mới còn giữ được độ giòn.

canh-bong-bi-thit-bo.jpg

Cầu kỳ hơn là đưa vào lòng bông bí thịt heo bằm nhuyễn đã trộn với các loại gia vị, cột túm lại đem hấp. Lúc ăn cắt thành từng khúc đặt ra đĩa, người ăn sẽ thưởng thức cái hương vị vừa thơm vừa béo rất là lạ.

110204051145-661-683.jpg

Lại một mùa bông bí chớm nở, trong cái nắng của ngày giêng hai, những bông bí màu vàng lung linh như mời gọi bàn tay thôn nữ đến hái về:
“Ai chèo ghe bí qua sông
Đạo nghĩa vợ chồng nặng lắm anh ơi!”
 
Ăn một tô bún nước lèo...

"Ăn một tô bún nước lèo
Hương vị quê nghèo có nhớ không anh? "

Trà Vinh là vùng đất nhiều dân tộc cùng cộng cư với quá trình đoàn kết lâu dài, chủ yếu là ba dân tộc Việt, Khmer, Hoa. Sự giao lưu, hòa đồng về văn hóa ẩm thực thể hiện rõ nhất qua đặc sản bún nước lèo mà những ai có dịp đến đây cũng muốn thưởng thức qua một lần cho biết hương vị đặc biệt này.

ao-ba-om-2.jpeg

Món bún nước lèo là cách Việt-hóa từ "nậm chốc tức lọo" của người Khmer, nghĩa là "nước canh ăn với bún". Nước lèo có thể nấu bằng các loại cá như cá lóc, cá trê, cá trắm... nhưng đã là đặc sản thì chỉ cá lóc, cá kèo mới thật ngon, mới tạo cho tô bún Trà Vinh nét đặc trưng riêng.

bun-tuc-lo-tra-vinh-1.jpg

Cá chà vảy, bỏ mật, rửa sạch cho vào nồi nước sôi. Khi cá chín nổi lên thì vớt ra dùng đũa tách thịt, rỉa bỏ xương. Thịt nghiền nhỏ, ướp sả ớt, gia vị vừa miệng, nêm thêm ít nước củ riềng để tạo hương vị đặc trưng. Dùng chiếc vá đan bằng tre đựng mắm bò-hốc (loại mắm làm từ cá sặc, cá trê để ươn và chế biến theo cách truyền thống của người Khmer) thả vào nồi nước sôi, dùng đũa khuấy đều cho rã, hòa tan. Mắm có vị mặn đậm đà, mùi thơm khác bất kỳ loại mắm nào. Nước sôi vớt bỏ bọt, cho phần thịt cá ướp sẵn cùng huyết heo cắt cỡ phân vuông, nấm rơm xắt nhỏ vào nồi.

img0007kg8.jpg

Có cá lóc trứng, để trứng nổi thành mảng càng đúng điệu, hấp dẫn. Nêm lại cho vừa ăn rồi hạ lửa riu riu giữ nóng (chú ý chỉ nêm bằng muối, bột ngọt, không dùng đường và nước mắm).

bun_2.jpg


bun.jpg

Bún phải là bún gạo trắng, sợi hơi to. Rau ghém ăn kèm gồm nhiều loại dễ tìm như: rau muống bào, bắp chuối, bông súng, giá đậu xanh, rau thơm trộn lẫn.

img0009yy5.jpg

Gắp bún vào tô, rau ghém bên trên, chan một vá nước lèo nóng hổi có đủ thịt cá, huyết heo, nấm, sả ớt... phủ mặt, vắt thêm chút nước chanh. Có nơi ăn kèm theo thịt heo quay xắt cỡ ngón tay cái.

img0011dq6.jpg

Mùi thơm bát ngát kích thích sự ngon miệng, bắt mắt. Ăn một gắp bún rau, húp một muỗng nước lèo, cắn miếng bánh cống (là loại bánh chiên bằng bột gạo trộn củ sắn xắt nhuyễn), điểm trên vài con tép bạc vàng rộm... thì còn gì khoái khẩu bằng!

Bún nước lèo là món ăn bình dân, phổ biến khắp nơi trên địa bàn thị xã Trà Vinh. Viếng chùa Cò để ngắm những kiến trúc độc đáo đầy màu sắc cùng lũy tre xanh bao bọc với cơ man cò mẹ, cò con chuyền cành. Viếng chùa Hang để tận mắt nhìn các sư sãi nghệ nhân chế tác sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo từ những gốc rễ cây sao, cây dầu cổ thụ. Bước ra bên ngoài, dưới bóng mát tàng cây là hàng quán bún nước lèo mời chào thân thiện. Những người sành ăn hoặc khách du lịch đến Trà Vinh thường đi thêm dăm cây số tới chợ Ba Se cạnh thắng cảnh ao Bà Om để thưởng thức món bún nước lèo "nguyên bản" do chính các dì, các bà người Khmer chế biến. Bún ở đây làm bằng gạo lúa mùa, dai và ngọt. Rau ghém là những bắp chuối tươi nguyên, khách gọi tô nào thì xắt cho tô ấy. Nước lèo nấu trong nồi đất, ủ bằng trấu ngập gần tới cổ nồi, gợi chút nhớ cảnh sinh hoạt làng quê xa xưa, mộc mạc. Giá cả bảo đảm rẻ đến không ngờ!

Ngồi cùng mọi người, quây quần quanh gánh bún, thỉnh thoảng ngước mắt nhìn lên ngắm những tia nắng xuyên qua ngàn kẽ lá của bao la hàng cây dầu, cây sao trên dưới trăm năm tuổi tạo gốc rễ hình thù kỳ lạ và lắng nghe tiếng chim ríu rít trên cành mới cảm nhận món bún nước lèo quả là ấn tượng khó quên...
 
Chuột đồng - món ăn đồng quê

images491925_4.jpg

Có người dí dỏm: "Con chuột chít chít lá chanh"! Bởi họ đã nếm qua món thịt chuột đồng và thấy rằng thịt nó thơm phức, trắng như thịt gà và mềm như thịt bò.

618.jpg

Ở đồng bằng Sông Cửu Long, mùa chuột đồng bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm.

web_ktt_720b.jpg



Về miền Tây mùa này, sẽ thấy thịt chuột trắng hồng được bày bán khắp các chợ. Hình ảnh đó có thể khiến bạn sợ và không dám thưởng thức. Nhưng bạn đã về miệt vườn sông nước miền Tây mà không dùng thứ món ăn đồng quê này thì bạn đã bỏ lỡ một thú ăn chơi dân dã mà độc đáo của người dân Nam Bộ rồi đấy.

thitchuot.jpg

Chuột đồng có thể chế biến được khá nhiều món ăn: rô ti, xào lá lốt, xào lá cách, khia nước dừa, nấu chua, xé phay, nướng vỉ, kho mắm, xúc bánh tráng, làm khô, kho tương hột...
Nhưng có lẽ món chuột nướng là hấp dẫn nhất vì món ăn vẫn giữ được vị thịt ngọt và mùi thơm đặc trưng của chuột đồng. Món này chế biến bằng cách dùng rơm thui trụi lông của con chuột. Rồi cắt bỏ đầu, lột da, làm sạch sẽ rồi lấy que tre hoặc que trúc xiên qua, đem nướng.
2434556954_edeae0510a.jpg

Mỡ tuôn đượm ra, cháy xèo xèo trên than đỏ hồng, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt dù không ướp chút gia vị nào. Ăn cùng chuột nướng không thể không có xoài sống xắt lát hay xoài băm nhuyễn trộn nước mắm loại ngon làm nước chấm.

5761016829_dfe63c3f3c.jpg

Người Nam Bộ còn sáng chế ra một món ăn khá công phu gọi là "trinh thử kén chồng". Lựa chuột tơ rồi làm sạch, bỏ đuôi và chân, chừa lại đầu. Nhồi vào bụng chuột một hỗn hợp gồm: gan, mề, gà, nấm mèo, gia vị và một quả trứng vịt lộn. Chiên chuột cho thật vàng. Xong xuôi, xếp chuột vào một chiếc nồi đất, cho nước dừa tươi vào rồi ninh trong khoảng 30 phút cho nước dừa cạn là được. Nước dừa ngọt thấm vào thịt chuột tạo nên hương vị đặc trưng của chuột, vừa thơm vừa béo. Không kể sự cầu kỳ trong chế biến, người thưởng thức còn phải có sự "can đảm" nữa. Bởi khi dùng bạn phải gắp nguyên con và cắn ngang thân, thế mới đúng điệu!

Chuột đồng cũng được chế biến thành một món ăn ngon và lạ khác: chuột nấu chua cơm mẻ. Chuột cắt bỏ đầu, lột da, lột bỏ cả lớp mỡ quanh thân. Cơm mẻ lược kỹ rồi cho vào nồi nước nóng. Khi nước mẻ thật sôi thì bỏ thịt vào luộc chín, vớt ra để nguội, xé thịt bỏ xương, trộn thịt với bột ngọt, tiêu và rau răm. Bắp chuối xắt miếng to thả vào nước mẻ đang sôi, nêm nếm cho vừa ăn. Tắt lửa, nêm thêm ngò gai rau om, ớt rồi múc nước ra tô. Vừa ăn thịt chấm nước mắm ớt ngon vừa húp nước mẻ sùm sụp. Thịt chuột luộc có vị ngọt lịm, dai kết hợp với nước mẻ chua chua ngọt ngọt cùng hương nồng các loại rau thơm sẽ làm bạn khó có thể quên được món ăn này.

t384155.jpg

Một trong những cách tuyệt vời để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ, hiểu được vùng đất và con người nơi đây chính là thưởng thức các món ăn dân dã đồng quê. Trong đó, không thể không kể đến món chuột đồng. Vượt qua cảm giác sợ hãi ban đầu, bạn thấy mình sẽ khó lòng chối từ một miếng thịt "gà đồng" lần thứ hai đâu!
 
Ốc treo giàn bếp

octreo.jpg

Những tháng khô hạn, khi nhà có khách, cha tôi lấy giỏ ốc trên giàn bếp xuống rửa sạch, chụm lửa ăn với nước mắm sả, ớt kèm thêm rau thơm, vài chung rượu nồng. Ốc treo giàn bếp khi đó trở thành món đặc sản khó quên.

Miền Tây Nam Bộ vào những ngày nước rút, nội đồng khô cạn, cá xuống ao đìa, sông rạch trú ẩn nên bà con thường tát đìa bắt cá. Không chỉ bắt được cá, tôm, người ta còn bắt được rắn, rùa, ếch, cua, ốc... Quê tôi có món ốc treo giàn bếp rất hấp dẫn.

Mùa nào cũng vậy, số ốc bắt được cha tôi đem rửa sạch rồi đựng trong giỏ treo trên giàn bếp. Ông bảo: “Gác ốc trên giàn bếp để khói xông vào giỏ, ốc sẽ ngửi khói xông lên”. Lúc đầu tôi nghĩ làm như vậy ốc sẽ chết do hơi nóng bốc lên, nhưng không ngờ ốc lại mập ra, mình đầy nhũng mỡ.

Những tháng khô hạn, khi nhà có khách, cha tôi lấy giỏ ốc trên giàn bếp xuống, con nào cũng mím miệng, mình màu xám. Cha cho ốc vào một cái thau rửa sạch. Sau đó, người sắp ốc vào một cái nắp khạp chứa sẵn nước trứng gà. Tôi thấy những con ốc há miệng, quơ râu bắt đầu uống nước. Khoảng 20 phút sau, khi ốc đã uống hết nước, cha tôi bắt từng con, vạt đít rồi cho vào nồi đất. Trong nồi có sẵn một lớp sả, bên trên cho thêm lớp sả nữa và cho chút muối. Cha đặt nồi lên bếp chụm lửa chừng mười phút thì ốc há miệng. Cha đảo đi đảo lại một vài lần cho đều rồi đặt trên bếp vài phút nữa. ốc chín, cha nhắc xuống cho vào rổ để nguội rồi sắp ra đĩa.

2290875022_ffa330620b.jpg

Những con ốc đã tróc miệng thật bắt mắt. Tôi nhanh tay lấy một con, dùng ghim tre kéo mình ốc ra. Mề ốc vàng, mình trắng thơm ngon. Tôi chấm vào nước mắm sả ớt, vắt thêm một miếng chanh, ngon thấu gan thấu ruột.

Ốc là món ăn có mặt khắp mọi nơi, ngon dở tùy theo cách chế biến của từng người. Món ốc treo giàn bếp được cha tôi chế biến ăn với nước mắm sả, ớt kèm thêm rau thơm, vài chung rượu nồng trở thành món đặc sản khó quên.

Món này cụ thể là ở đâu thì phổ biến vấy bác Vô sự? lại cũng An giang hả bác?
 
ran.jpg

Đây cũng là mùa rắn nước, rắn bông súng bò đầy các bờ ruộng ngập nước. Con gái miền Tây không biết sợ rắn

thit-chuot.jpg

Ruộng đồng bị lũ nhấn chìm, chuột đồng chạy lên gò đất cao, nông dân tha hồ bắt chuột bán với giá 30.000-40.000 đồng một kg. Thịt chuột làm sẵn giá mỗi ký 50.000-60.000 đồng, mua về rửa sạch ướp chao nướng hoặc nướng tươi chấm nước mắm ớt; kho với củ hành tím, ướp sả với ít muối chiên.

ech.jpg

Em thấy rắn thì ghê, nhưng con gái miền tây thì phê!!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,980
Members
192,326
Latest member
buypaypalaccounts
Back
Top