What's new

[Chia sẻ] Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Trên đường thì người chen người trong cái nắng của ngày đầu xuân:

DSCN0385.jpg


Nhất là khi đội lân trống bắt đầu xuất hiện:

DSCN0406.jpg


DSCN0407.jpg


Cả đội võ thuật thiếu niên Tàu:

DSCN0408.jpg


Đang nghĩ, và đinh ninh rằng thôi thế là hội Tàu và riêng người Tàu rồi, thì này đây, bắt gặp hình ảnh Việt xinh đẹp bừng sáng.... Có thế chứ!

DSCN0401.jpg



Đặc biệt, nhóm ca nhạc cho thiếu nhi của đài truyền hình số 9 là ban nhạc Hi 5 có xuống giao lưu với các em thiếu nhi và ký tên tặng ảnh... Các em thiếu nhi, và 2 nhóc cháu nội của 2 bác già thì sướng mê tơi

DSCN0418.jpg


DSCN0415.jpg
 
Last edited:
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Mùa xuân và hội hoa Floriad

Như đã nhiều lần thưa cùng các bạn, rằng xứ chuột túi này là quốc gia trẻ, trẻ hơn cà anh Mỹ nữa nhưng có điểm giống anh Mỹ là quốc gia hợp chủng; lại khác anh Mỹ là trong khi văn hóa xứ này có vẻ như theo cung cách "melting pot" : mọi sắc dân bỏ chung vào nước Mỹ và sẽ hòa đồng trong cách sống Mỹ thành người dân rặt Mỹ, một người Mỹ giống như triệu người Mỹ khác. Thì tại xứ Úc nhà quê này, theo chủ trương đa văn hóa "multicultural", dù nguồn gốc 'back ground" của người dân gồm rất nhiều chủng tộc khác trên thế giới đến nhập cư và chọn đất miệt dưới này làm quê hương mới; chính phủ Úc tuy rằng vẫn khuyên người dân nên cố gắng hội nhập vào giòng chính mạch, một mặt họ lại khuyến khích và giúp đỡ dân chúng giữ gìn bản sắc và văn hóa gốc của quê hương mẹ. Thế nên xã hội Úc khá là phong phú và đa dạng, thế nên bạn mới nhìn thấy tết nhất ở xứ miệt dưới này nhộn nhịp và tấp nập không khác chi ở nhà, thế nên có tết nhi đồng cho ....nhi đồng. Và thế nên có hội hoa tulip khi gió xuân thổi về và sẽ có Oktoberfest trong vài ngày tới đây nữa ;)

Chuyện Oktoberfest thì chưa tới nên khoan nói, hôm qua đi chơi hội hoa Floriad ở thủ đô Canberra của nước Úc nên để bác già thuật chuyện hoa cỏ ở thủ đô cho các bạn nghe.

Thường khi nói đến nước Úc, người ta hay nhầm Sydney là thủ đô của nước Úc (như thường nghĩ Genève là thủ đô của Thụy Sỹ vậy). Thật ra thủ đô của Úc là Canberra, nằm trong địa phận tiểu bang New South Wales giống như Sydney, nhưng không thuộc về tiểu bang này mà lại là lãnh địa riêng, có quy chế riêng gọi là ACT ( Australia Capital Territory) và là trung tâm chính trị của nước Úc: mọi cơ quan đầu não của chính phủ và hầu hết các tòa đại sứ, tổng lãnh sự ngoại quốc đều đặt tại đây.

Dân chúng Canberra phần nhiều là người lớn tuổi và nhân viên, viên chúc trong các bộ sở ngành nên nhìn chung dân tình nơi đây khá lịch sự, nếp sống trầm lắng tĩnh mịch, không sôi động náo nhiệt như Sydney hay Melbourne nằm ở hai đầu Nam - Bắc. Canberra cách Sydney khoảng 300 kms, có núi (black mountain) có hồ nhân tạo nên khí hậu ôn hòa, có những con đường đẹp rợp bóng hai hàng cây, mùa thu có lá vàng phủ và mùa xuân thì hoa cỏ bừng nở, cho nên có hội hoa Floriad để thiên hạ các vùng quanh đó thưởng lãm chuẩn bị đón xuân về...
 
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Đường xá xứ miệt dưới này không rộng lớn 6, 8 làn - nhà quê mà! - đường xa lộ liên tiểu bang thường chỉ có 4 làn, họa hoằn lắm mới có đoạn 6 làn nhưng rất phẳng phiu cũng ra vẻ xứ văn minh lắm; cuối tuần nên xe cộ thưa thớt:

Traffic.jpg


Canberra có loại cây hoa lạ: thân cây và hoa nhìn giống hoa đào blossom nhưng có màu xanh nõn:

Greenflower.jpg


Trong vườn, hoa muôn hồng nghìn tía đua nhau khoe sắc, này là hoa Daffodil:

Daffodil.jpg


Này là thảm hoa cúc trắng:

Whitechrysanthemum.jpg


Này là hoa Pensé/ Pansy:

Pansy-Pansee.jpg


Black Pansy:

Blackpansy.jpg
 
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Nhưng chính yếu, là hoa tulip, tuy không bằng hội tulip ở các nước Tây Âu, nhưng nơi xứ miệt dưới khí hậu khô cằn hơi khắc nghiệt này mà có thảm hoa như thế này thì thật là không dám đòi hỏi nhiều hơn:

Bedofflower2.jpg


Hoa các loại, tulip cũng có nhiều loại, này là tulip nhưng cánh hoa sần sùi như cánh cải bắp Savoy nhá:

CurlingtulipCabbagelike.jpg


Cánh màu hồng nhưng nhọn nhá:

Poitytulip.jpg


Tulip, nhưng cánh nhiều lớp nhìn giống cánh hoa Mẫu Đơn - Peony- nhá:

Roseliketulip.jpg


Cánh hơi xoăn nhưng không nhiều lớp, màu hồng cam tuyệt đẹp, bác già thích hoa này:


Tulip2.jpg


Nhưng mà này, màu tím thẫm. Có phải loài tulip đen? (vì hình như người ta chưa tạo được giống đen tuyền nên màu tím than này là màu gần nhất?)

Isitblacktulip.jpg
 
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Floriad, là ngày lễ hội hoa. Vì là lễ hội nên có nơi trình diễn nhạc và gia đinh tụ họp thưởng ngoạn:

Enjoythemusic.jpg


Và nhắc đến hoa tulip, thường ta liên tưởng đến xứ Hòa Lan, này đây sắc dân Hòa Lan đang chuẩn bị màn biểu diển của họ với trang phục truyền thống:

Hollander2.jpg


Có tiếng nhạc Organ réo rắc kéo sự chú ý của nhiều người . Đó là chiếc Organ lớn di động đặt trên 1 cỗ xe, hình dáng cũng rất hay:

autoOrgan.jpg


AutoOrgan2.jpg


Vòng ra phía sau - behind the scene - thì cách vận hành của nó như thế này:

Behindthesceneoftheorgan3.jpg


Cạnh bên là tủ hồ sơ nhạc, những bản nhạc là những tờ giấy bìa cứng có đục lỗ (thuở xưa đọc sách thấy bên Pháp các nhạc sĩ đường phố hay chơi loại đàn này: họ quay 1 tay quay và tấm bìa cứng đục lỗ tuồn qua thùng đàn, thùng đàn có 2 khung xếp giống như của đàn accordeon phập phồng lên xuống đẩy không khí qua những lỗ đục sẳn trên tấm bìa tạo ra nốt nhạc tương ứng, trong chiếc đàn lớn này, là tấm xếp màu trắng trong hình và bánh xe được quay bằng dây belt thay vì dùng tay)

Behindthesceneoftheorgan-Themusicfiles2.jpg


Bạn có thể nhìn thấy tên những bản nhạc quen thuộc trong tủ hồ sơ nhạc này như Phantom of the Opera, West Side story, Oklahoma, nhạc của 2 nhạc sỹ Simon and Garfunkel và của cả Edith Piaf nữa:

Và người trông chiếc đàn đang thay bản nhạc mới:

Behindthesceneoftheorgan4.jpg
 
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Thường khi, chuyến đi đến Canberra không thể thiếu việc ghé thăm quốc hội Úc; chuyến đi này cũng thế :)

Úc Đại Lợi như đã nói, vốn là thuộc cánh tay thò dài của đế quốc Anh lúc khởi thủy nên việc điều hành đất nước, guồng máy chính trị cũng rập khuôn theo thể chế đại nghị của mẫu quốc Anh: Thủ tướng là người đứng đầu đất nước do dân bầu lên nhưng không phải là quốc trưởng, quốc trưởng là nữ hoàng Anh và được đại diện trên xứ Úc bởi vị General Govenor mà dân tình ta thường gọi là Tổng toàn quyền hoặc Khâm sai đại thần. Mọi dự luật đều phải được viện dưới (Hạ viện) thông qua và đưa lên viện trên (Thượng viện) để được cả viện này thông qua trước khi ban hành thành luật chính thức. Trong trường hợp bị viện trên bác, dự luật này sẽ vô giá trị và phải được tái trình để xem xét lại (nếu đảng phái cầm quyền vẫn muốn dự luật này thành luật)

Nếu bị bác lần thứ nhì, và đảng cầm quyền cảm thấy mình đang ở thế thượng phong nghĩa là đang được sự ủng hộ mạnh của dân chúng, vị lãnh tụ đảng cầm quyền tức là Thủ tướng đương nhiệm có quyền trình lên vị đại diện Nữ hoàng (General Govenor) để xin lệnh giải tán quốc hội và thế là dân chúng sẽ đi bầu lại để xác nhận sự chọn lựa ủy nhiệm của mình!

Khô khan quá phải không bạn? Vậy thì đây là hình ảnh của quốc hội Úc đây:

ParliementHouse2.jpg


Vì là quốc hội nên tuy cho dân chúng và du khách vào xem nhưng phải qua khám xét an ninh cẩn thận, cụ thể là phải ký gởi hành lý cồng kềnh và các thứ khác như túi xách nhỏ, máy ảnh..v...v... đều phải cho qua máy soi và người thì phải qua máy khám kim loại- Cho nên không lạ, khi ngoải cổng là hàng người xếp hàng như thế này:

Queue.jpg


Muốm dự khán giờ lục vấn (question sesion) nhưng vì mới bầu cử quốc hội mới xong, buổi khai mạc tân quốc hội lả vào tuần sau (28 – 9 – 2010) nên chỉ loanh quanh chụp vài tấm ảnh:

Sân trước quốc hội, bạn chú ý tòa nhà trắng ở tiền diện bức ảnh này: đó là tòa quốc hội cũ, tòa đang xem là tòa quốc hội mới, xây lui phía sau tòa cũ

DSCN0508.jpg


Chào mừng quý khách tới thăm (nhớ kiểm soát an ninh nghe!)

DSCN0515.jpg


Tiền sảnh quốc hội chụp từ hành lang phòng họp xuống:

DSCN0524.jpg


Vài vị nữ lưu dân cử đầu tiên của nước Úc:

DSCN0525.jpg
 
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Thẳng hàng đối diện ngang với quốc hội, là đài kỷ niệm chiến tranh - và là 1 viện bảo tàng trưng bày những vũ khí, những hình ảnh liên quan đến những trận chiến mà quân đội Úc đã tham dự

WarMemorialmuseum.jpg


Ngoài sân, một bức tượng ý nghĩa với tình huynh đệ chi binh, nâng đỡ bạn đồng ngũ lúc cận kề với hiểm nguy và cái chết
thì luôn rình rập bên mình

Comrades.jpg


Từ lối chính vào khu đền thờ vòm chính là khoảng sân với hồ tĩnh lặng:

Theygavetheirlives.jpg


Poolofreflexingfrominside2.jpg


Và hàng cây cắt xén cẩn thận vuông vức theo kiều dáng làm vườn của châu Âu:

Thescupturedtrees.jpg



Hàng chữ này, là vinh danh những người ngã xuống bảo vệ tổ quốc và dân tộc họ

Theygavetheirlivessdoor.jpg


Vào bên trong là ngôi đền thờ với mái vòm và giữa đền là trang trọng nấm mồ chiến sĩ vô danh:

Unknownsoldiertomb.jpg
 
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Hai vách tường hai bên, là những địa danh, những trận chiến đã từng vương máu quân đội Úc:

Thebattles.jpg


Từ Âu Châu:

Flanders.jpg


Đến Á Châu:

TimorAmbon.jpg



Và chút bâng khuâng, khi nhìn thấy cả hai chữ Việt Nam

Vietnam.jpg
 
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Trên tầng trên, dọc hai dãy tường dài là những tên người được khắc:

Wallofhonor.jpg


Nhìn gần hơn, những cái tên với những tràng hoa poppies màu đỏ, đỏ như màu máu đã từng chảy trong huyết quản họ và đã đổ xuống những địa danh trên:

RIP3.jpg


Và những tấm ảnh, làm rõ nét hơn cho những chữ tên khắc trên nền cẩm thạch đen lạnh:

RIP2.jpg


Bài thơ ngợi ca những người tử sĩ này:


They shall grow not old.
As we that are left grow old
Nor the years condemn.
At the going down of the sun and in the morning
We will remember them.

Lest we forget


**************

Xem thêm, nhìn thấy một địa danh đang là điểm đến nóng của làng Phượt, mà sao mình nhìn thấy nơi này cứ cảm thấy đắng miệng và mắt cay? Vì khi có mặt nơi này, có nghĩa là đất này đã vương máu....

BinhBa.jpg


Như bài thơ của Quang Dũng đã từng ngợi khen người chiến sĩ trên đường Tây tiến:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

****************

"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất "

Chất thơ thật là hào hùng, bi tráng....
 
Last edited:
Re: Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Ở Úc Châu, thường 25/04 hàng năm là ngày kỷ niệm những người con nước Úc đã hi sinh thân mình vì tổ quốc (ANZAC DAY). Theo abc được biết thì ANZAC Day được dùng để kỷ niệm thế chiến thứ nhất...nhưng sau đó thì mọi người dân Úc xem ngày này như ngày tưởng nhớ những người con nước Úc đã hi sinh vi nhiệm vụ quốc gia trong các cuộc chiến ma Úc đã tham gia và cầu nguyện thượng đế bảo vệ những người con vẫn đang làm nhiệm vụ nơi xa. Và ngày này cũng được nước anh em New Zealand chia sẻ dùng chung để tưởng nhớ những người con NZ đã hi sinh cho NZ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,420
Bài viết
1,175,730
Members
192,093
Latest member
khoi12314
Back
Top