What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Những quả núi đá vôi địa hình caste có nhiều hang động ngóc ngách là điều thông thường. Nhưng điều đặc biệt nhất của khu vực này, đó là các hang động đều nằm ở cùng một độ cao, có đáy hang và trần hang chênh lệch nhau không đáng kể, nghĩa là gần như hoàn toàn đồng phẳng !

Chị lái đò kể rằng trước kia trong các thung là lớp bùn lầy. Mùa nước xâm xấp người dân vào cấy lúa, đều đi theo các hang núi này. Các hang dài ngắn, nhưng luồn dưới chân các quả núi, ăn thông hầu như tất cả các thung với nhau, người đi bình thường được. Mùa nước lên cao thì phải đi thuyền.

Có thể thuở xa xưa kia, mực nước biển ngập tràn đến độ cao này, đã ăn thông những vỉa đá yếu. Khi nước rút đi thì tạo thành hang động ở cùng một độ cao.

Giờ thì có đập giữ nước, mực nước luôn đủ để đi thuyền, nước lớn thì cao hơn bình thường, nhưng đò theo đúng cỡ thì có thể luồn được vào tất cả các hang.

Ngày xưa khi vua Đinh đóng đô ở đây, có lẽ cũng đã sử dụng các hang này làm lối di chuyển. Với mê cung thành và đường tự nhiên thế này, thật lợi hại trong phòng thủ.
 
Từ thung Sáng, đò luồn qua hang Sáng, thì đến một thung rất rộng nữa là thung Lồng Vài. Thung này bốn phía có 4 cửa hang là hang Sáng, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, và một hang nữa không nằm trong tuyến đi.

Hang Nấu Rượu mang tên đó vì trong hang có nguồn nước ngọt trong, và nhiều dấu tích của đồ sành nấu rượu trong lòng hang. Chị lái đò thì nói đơn giản rằng : Hồi trước người ta nấu rượu lậu trong hang í !!!

Đường vào hang Nấu Rượu lấp sau đám lau sậy, nhưng vào trong thì rộng hơn. Qua hang Nấu Rượu sẽ là thung Nấu Rượu, thung đẹp nhất...



 
em nể bác chitto quá, bác cứ đi đến đâu là có bài tìm hiểu, khảo cứu, chuyên luận rõ ràng

nghe nói bác vừa đi Ninh Bình về, em đang nghĩ thế nào cũng được đọc vài bài chuyên đề của bác hay chí ít cũng được xem vài quả pic lúa chín tháng 6 hoặc sen màu hạ trong hồ của bác... ấy thế mà đúng thật

thank bác nhiều, em đang định du Ninh Bình
 
Hì. Ở khu Tràng An thì không có lúa, sen cũng in ít thôi. Nhưng khu Tam Cốc, và khắp cả các cánh đồng là lúa đang chín vàng, và sen thì có ở nhiều nơi.

Trèo lên đỉnh Hang Múa gần Tam Cốc, tớ nhìn xuống thấy cả Ninh Bình ngập tràn trong biển vàng, đẹp miên man. Còn dòng suối ở Tam Cốc thì xuyên giữa lúa chín, đền Thái Vi đứng giữa đồng vàng.

Mà thôi từ từ đã, đang Tràng An cơ mà...
 
Trong thung Nấu Rượu có một đường lên đỉnh núi, với những chòi gỗ dừng chân. Bạn đồng hành không leo nổi nên tớ cũng đành ngó lên vậy thôi.


Từ thung này, trèo qua một "quèn" đá là vào thung Đền Trần. Đường lát đá dễ đi, nhưng hiển nhiên là phải trèo rồi.
 
Đền Trần

Trèo qua quèn đá, thung Đền Trần sâu xuống và hun hút về xa. Đây là thung lớn nhất trong toàn bộ khu vực. Để vào đền có 3 đường, đường qua cổng trên núi ở thung Sáng, đường vào từ thung Nấu Rượu, và một đường bộ dài mấy cây số ra ngòai cửa núi. Trước khi khu vực được làm, thì để vào đây rất khó khăn.

Tớ nhớ có lần nói chuyện với một người rất tự hào đã đến được đền này, sau khi mất cả trọn một ngày để trèo núi xuyên rừng. Nay thì đường đã mở cho mọi người có thể đến .

Đền Trần đúng ra chỉ là một ngôi miếu cổ nằm sâu trong vùng núi đá Tràng An, được dựng vào đời Trần, gần 800 năm trước. Miếu thờ thần Quý Minh và Phu nhân. Quý Minh là một vị thần núi được thờ ở rất nhiều nơi, không thua gì thần Cao Sơn và Tản Viên. Truyền thuyết về hai anh em Cao Sơn - Quý Minh có nhiều dị bản.

Ngôi miếu đã bị quên lãng cho đến cách đây gần trăm năm mới được tìm thấy, và 27 năm sau mới được trùng tu lại. Những gì còn lại xưa kia chỉ là 4 cây cột đá chạm trổ rồng khá đẹp, còn tường và mái được làm lại. Việc trùng tu thời đó vô cùng khó khăn vì rất khó vận chuyển nguyên liệu.

Một khó khăn nữa là vì ngôi miếu nằm chênh vênh trên vách đá. Ngày nay thì người ta đã làm một ban công rộng ngay phía trước, tha hồ đứng.


 
Last edited:
Đền Trần này có tên chính là đền Nội Lâm, tương ứng với đền Thái Vi là Văn Lâm, và hành cung Vũ Lâm; tức là Tam Lâm.

Thung đền Trần là một thung dài rộng. Trong thung cũng có một dải nước uốn lượn, có thể đi thuyền vòng quanh mấy quả núi đá. Người ta bảo đi thuyền một vòng trong thung cũng mất hơn 1 giờ.

Ngoài ra có thể đi dạo trong rừng rậm ngay sau đền. Con đường đã được lát đá, có thể dễ dàng đi xuyên rừng hàng cây số, vòng vèo trong lòng thung. Nhưng cũng ít người đi nên cây cối rậm rạp, nhiều cây mọc tràn cả ra đường.

Người dân còn kể rằng tuần trước bỗng gặp đại bàng đất kêu, là điềm lành, vì đã lâu lắm, 5 - 6 năm rồi không ai nghe thấy tiếng của lòai chim đó nữa (Đại bàng đất là con chim thế nào thì tớ cũng không rõ).

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,028
Members
192,359
Latest member
DongNguyen2804
Back
Top