What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Về sau sẽ không đi bến đò Sào Khê hiện tại nữa, mà từ bến Bàn Long, theo dòng nước này vào Sào Khê

 
Lão Chitto này sướng nhể, đi công tác mà vẫn lang thang khắp nơi.

Mình thích đoạn có Mr. Salary với Mr. Philosophy. Hài thế, cười mãi.

Cảnh thì đẹp kinh lên được. Nhất ông Chít :D
 
Khu Bái Đính

Từ khu du lịch sinh thái Tràng An, tiếp tục con đường bêtông rộng thênh thang, xuyên qua hai hầm đục thông qua núi, một vài thung núi lác đác có nhà dân, qua ngã ba đền Vực Vông, núi dần mở ra. Chỗ này ở phía bắc của khu Hoa Lư.

Từ xa đã thấy núi Bái Đính và khu "Siêu chùa" đang làm tốn giấy mực của báo chí.

Núi Bái Đính nằm ở phía Tây Bắc của cố đô Hoa Lư, nhìn ra một đầm nước, cách sông Hoàng Long một quãng. Đây là một ngọn núi nhỏ, trên gần đỉnh núi có một động đá và một hang đá ăn thông qua núi. Truyền thuyết kể rằng thời xưa Quốc sư Minh Không triều Lý đã đến núi này hái thuốc và lập chùa thờ Phật trên núi, tức là chùa Bái Đính cổ.

Truyền thuyết cũng kể rằng cách đây 200 năm, khi tiến quân ra Bắc, vua Quang Trung đã dừng lại dưới chân núi, lập đàn ở bãi đất lưng núi để tế trời trước khi dẹp quân Thanh. Núi là nơi tụ hội linh thiêng. Giờ đây lại xây một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, cũng dựa vào nơi linh địa đó.
 
Khu chùa đang là một công trường lớn, ngổn ngang vật liệu.

Từ dưới bờ đầm nước lên trên lưng núi, các công trình chính lần lượt là:
- Tam quan hoàn toàn bằng gỗ, sẽ đặt tượng Hộ pháp bằng đồng
- Tháp chuông bát giác xây ximăng, treo quả chuông 36 tấn lớn nhất VN
- Điện Quan Âm bằng gỗ, sẽ đặt tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn bằng đồng cao 10m
- Hồ Đàm Thị hình vuông
- Điện Pháp Chủ xây ximăng, đã đặt tượng Thích Ca thuyết pháp, pho tượng đồng lớn nhất ĐNÁ, nặng 100 tấn, cao hơn 10m
- Điện Tam Thế xây ximăng ở cao nhất, đã đặt ba pho tượng Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai, mỗi pho 50 tấn, cao 7m


Theo thiết kế, từ Tam quan lên điện Tam Thế sẽ có hai dãy hành lang, mỗi dãy dài gần 1km, đặt 500 tượng La hán bằng đá xanh. Ngoài ra sẽ còn một tháp cao. Bên ngoài dãy hành lang còn các công trình như bảo tàng, giảng đường, học viện, thư viện, tăng xá, tịnh xá dành cho Tăng và Ni.

Những cái đó đến năm 2010 theo kế hoạch mới xong.

Còn tiền đâu và của ai mà lắm thế, thì lại là cả một câu chuyện khác. "Còn hơn là đem hút chích với cá độ bóng đá tuồn ra nước ngoài" - có người nói tớ thế.
 
Last edited:
Như trong ảnh, có thể thấy các xe phải dừng tuốt ngòai cửa tam quan. Từ chỗ này mà leo lên điện Tam Thế trên cùng thì oải lắm, mấy trăm mét chứ ít à. Vì thế có đội ngũ xe ôm đưa lên và xuống, đâu cũng 15 - 20k, đắt phết.

Nếu đi ôtô con, xe máy thì có thể "mua vé" để đi xe lên. Xe máy có 1 - 2nghìn thôi, ôtô bao nhiêu thì không rõ. Đường lên khá dốc, lại cũng lổn nhổn đất đá do đang làm công trình, xe to chở đất đá chạy qua, nên cũng phải cẩn thận.
 
Tam Quan

Đầu tiên là Tam quan bằng gỗ. Toàn bằng gỗ lim, to cao cũng xứng đáng với ngôi chùa lớn. Theo các cụ thì gỗ để làm xà, làm lương còn khó tìm hơn gỗ làm cột, vì gỗ làm cột có thể bị rỗng ruột (xuyên tâm) không sao, nhưng gỗ làm xà thì phải là gỗ đặc, rất khó kiếm.

Gỗ to làm chùa này một phần từ Lào, nhưng một phần lớn là từ rừng Trường Sơn đấy ạ, mà cụ thể hơn là gỗ hạ xuống khi làm đường HCM. Bà sư ở chùa Bích Động nói là phải ra ngoài đầu ngã ba phục hàng tháng trời, đặt trước cả năm mới có được gỗ để làm các "quá giang, vì kèo, cốn" của chùa.

 
Tháp chuông

Tháp chuông bát giác xây bằng xi măng, treo quả chuông 36 tấn, to nhất VN. Một cây gỗ tròn treo bên cạnh để đánh chuông, bị buộc lại, có lẽ vì nhiều người thích lên để thử chuông quá.



Các báo chí viết rằng đây là quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, tuy nhiên tớ thấy vẫn còn nghi ngờ. Là bởi vì tại Myanmar có một quả chuông còn nặng gấp 3 lần quả chuông này, nặng 90 tấn, đúc cách đây 200 năm và vẫn được dùng, là chuông Mingun (bác nào đi Myanmar rồi và đến đấy rồi nhỉ?) Search trên mạng là ra ngay.

Myanmar còn có quả chuông to nhất trong lịch sử thế giới, nặng 300 tấn, đã chìm dưới đáy sông.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top