What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Điện Pháp chủ

Điện Pháp Chủ nằm ở giữa, hai tầng mái, mới xây xong.

Dễ thấy kiến trúc điện là kiểu chùa Trung Quốc, không phải chùa cổ VN. Điều này là tất nhiên, vì chùa cổ Việt kiến trúc chỉ là chùa nhỏ, diện tích khoảng trăm mét vuông, còn cái điện này rộng cả nghìn, cao mấy chục mét để đặt tượng. Do làm bằng xi măng cốt thép nên các góc mái làm vát đi chứ không cong đều tự nhiên như mái có xà gỗ. Chắc làm cong đều khó quá.

Cái tớ khoái trước tiên ở chùa này là màu sắc. Không bắt trước TQ màu sắc sặc sỡ: mái vàng, cột đỏ, cửa xanh... như nhiều chùa đang tu sửa bị ảnh hưởng, chùa này cột sơn màu giả gỗ, mái nâu tím gụ, tường gạch trần nâu đỏ. Lan can và bậc bằng đá xanh không cao quá. Đây đúng là mang màu sắc của chùa Việt. Tớ thích.

Có thể thấy lấp ló pho tượng lớn bên trong.

 
Tượng Giáo Chủ

Điện Pháp Chủ đặt pho tượng Đức Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni đang Thuyết pháp.

Đây là pho tượng đồng lớn nhất ĐNÁ, nặng 100 tấn. Chiều cao thì không thấy nói thống nhất. Có chỗ bảo 12m, chỗ bảo 10m. Đại khái là cũng cao ngang tòa nhà 3 tầng. Bệ đặt tượng cao ngang đầu người.



Tượng ngồi trong thế Liên hoa tọa, Phật Thích Ca đang thuyết pháp, tay cầm cành hoa sen giơ lên, khuôn mặt khá đẹp. Về hình thức thì giống pho tượng ở chùa Sóc Sơn, chỉ là to hơn rất nhiều thôi.

Đằng sau là hào quang hình hai vòng tròn, xây gạch, bọc kim loại mạ màu vàng. Quanh hào quang là các vị Phật ngồi vòng tròn.

Vì không gian rất rộng, chụp từ xa thì trông tượng cũng to vừa vừa, đứng gần mới thấy rất lớn.


 
Last edited:
Bác Chitto viết hay quá.
Quả thực em cũng đã đi lướt qua những địa danh này rồi.
Cũng có nhiều cảm nhận nhưng viết thành ra bài như thế này thì quả là khó.
Em đang mong Bác viết tiếp đến khu đất ngập nước Vân Long. Vùng đất này em đã ăn ở lăn lộn với nó mất mấy tháng trời khi làm một cái dự án du lịch sinh thái.
Chúc Bác khoẻ. Chúc Phượt ngày càng phát triển.
 
Last edited:
Điện Tam Thế

Tòa điện lớn nhất và ở vị trí cao nhất là điện Tam Thế, ba tầng mái cao. Ở giữa bậc thang có tấm đá tạc long phượng, thực ra là ghép từ nhiều tấm. Trong điện, các cột chính được ốp gỗ xung quanh.


@vifa07: tháng 9 này tớ mới đi Vân Long, Kênh Gà, Vân Trình, khi đó mới viết được. Hay bạn biết nhiều thế thì đóng góp với. Dù sao tớ cũng chỉ là người ghé qua, không ăn ngủ nơi đó nên chắc chắn sẽ không biết nhiều bằng bạn.
 

Ba tượng Tam Thế gồm Phật Quá Khứ (bên phải), tay trái bắt ấn Cát Tường, tay phải ấn Thí nguyện lấy trời làm chứng; Phật Hiện Tại (ở giữa) hai tay để theo ấn Thiền định; Phật Tương Lai tay phải bắt ấn Vô úy, tay trái ấn Xúc địa lấy đất làm chứng. Ba pho tượng trưng cho tất cả các vị Phật đã, đang, và sẽ xuất hiện.

Nhiều thuyết thì gán Ca Diếp là Phật Quá khứ, Thích Ca là phật Hiện tại, và Di Lặc là phật Tương lai.

Mỗi pho nặng 50 tấn, cao hơn 7m.

Xung quanh tường của hai tòa điện là 5000 ô nhỏ, mỗi ô đều có sẵn dây điện. Người nào đóng 5 triệu có thể có một pho tượng phật bằng đồng, ghi tên mình, để vào trong mỗi ô đó. Hiện tại vì chưa xong nên cũng chưa thấy pho tượng nhỏ nào trong tường cả, nhưng cũng đã thấy có người ngồi ghi và các pho tượng mẫu ở ngay gian điện chính.
 
Nhìn pho tượng đồng 100 tấn điện Pháp Chủ, thấy hoành tráng, to lớn. Nhưng nếu nhìn sang các bạn Nhật Bản thì thấy chúng ta còn thua kém nhiều quá về cả kỹ thuật công nghệ và lịch sử văn hóa. Pho tượng Đại Phật bằng đồng (Daibutsu) lớn nhất của Nhật ở chùa Đông Đại tự (Todaiji) nặng 500 tấn, cao 15m, tức nặng gấp 5, cao gấp rưỡi tượng lớn nhất chùa Bái Đính. Và pho tượng ấy được đúc từ năm... 750, tức là gần 1300 năm rồi. Huhu.

Ngôi chùa để đặt pho tượng đó cũng được làm cùng khoảng đó, cao to gần gấp đôi chùa Bái Đính hiện tại, mà lại hoàn toàn bằng gỗ cơ, không ximăng sắt thép.

Theo lưu truyền sử sách thì VN cũng có pho tượng Phật đồng rất lớn đời Lý, tượng Phật A Di Đà chùa Quỳnh Lâm cao 6 trượng, tương đương với 15 - 18m, từ xa 10 dặm còn nhìn thấy. Nếu đúng thật thế thì cũng không kém tượng Daibutsu của Nhật. Thế nhưng chỉ là ghi chép thế, dấu tích xưa thì còn đâu, không còn gì cả để mà tưởng tượng hình dung nữa.
 
Tượng La hán

Khoảng 200 trong số 500 tượng A-la-hán bằng đá nguyên khối đã được chuyển đến, để trong khu vực chùa. Làm nhiều đại trà như thế thì tất nhiên người thợ sẽ không có thời gian để sáng tạo thêm được. Người ta lấy mẫu tượng từ sách Tàu, mà vốn sách Tàu vẽ đến 500 vị thì cũng sáo mòn khuôn mẫu lắm.

Vì vậy dù các tượng tạc khác nhau, nhưng thực ra lại chả khác gì nhau ở nét mặt, thần thái cả. Tớ cảm giác đó hoàn toàn vẫn là những khối đá lồi lõm thôi. Tất nhiên không dám so sánh với những tuyệt tác điêu khắc đá phương Tây, nhưng chỉ so với những pho tượng cổ khắc nông trên các vách đá, cũng thấy khác biệt nhiều về độ tâm linh thành kính.

 
Yểm tâm Khai quang

Một pho tượng nếu bình thường chỉ là tượng gỗ, đá, đồng, đất, và chỉ trở nên linh thiêng nếu được linh hóa bằng các nghi lễ.

Thực ra nghi lễ mà mọi người thường đề cập: Khai quang điểm nhãn, yểm tâm, hô thần nhập tượng đều là hình thành về sau, chứ Phật giáo nguyên thủy không có. Nhưng hiện nay ở VN, tượng không có lễ Khai quang thì coi như không thiêng.

Lễ này gồm việc Yểm tâm, tức là bỏ một số thứ vào trong tượng, thường là đồ quý như vàng bạc, châu báu, tiền (đồng). Như tượng chùa Bái Đính thì mỗi tượng có một quả tim to bằng quả dừa mạ vàng. Đằng sau tượng có một chỗ hổng, sau khi bỏ vào trong thì trám kín lại. Rồi làm lễ đọc thần chú để linh hóa tượng.

Một lễ Khai quang ấy kéo dài hay ngắn còn tùy. Nghe nói chùa Bái Đính kéo dài một ngày. Nhiều nơi lễ này phải diễn ra lúc nửa đêm. Đi sâu xa về mấy cái này thì dài dòng lắm, và cũng nhiều điều vừa là tâm linh, vừa là mê tín nữa.

Nghe nói hôm Yểm tâm tượng chùa Bái Đính, nhiều người bỏ tiền VND vào trong lắm. Thật buồn cười và buồn.
 
Núi Bái Đính

Chùa Bái Đính mới dựa vào núi Bái Đính, trên gần đỉnh núi có chùa cổ. Muốn đến phải đi vòng đằng sau. Tương truyền dưới chân núi có một giếng ngọc, nơi xưa kia Quốc sư Minh Không lấy nước làm thuốc. Ngày nay người ta cũng xây lại thành cái giếng rất to, đường kính đến 30m. Gọi là giếng, nhưng không phải giếng khơi, tức là gần như kiểu cái bể nước thiên nhiên ấy.

Trèo mấy trăm bậc thang sẽ lên đến chùa Bái Đính cổ trên đỉnh núi. Đường lên lát đá rồi, leo không khó.


Đứng từ trên chùa cổ

 
Động Mẫu

Trên núi có một động và một hang.

Động thờ Mẫu, bàn thờ cũng mới sang sửa lại, tượng rặt mới, sơn son thếp vàng láng coóng, trông chả có gì là chùa cổ cả. Bên cạnh bàn thờ có một bác cung văn ngồi hát í a í ơi, đủ thứ; nào là "cầu cho giao thông an toàn, không cho tai nạn trên đàng xảy ra, cầu cho an cửa an nhà..." rất chi là thực dụng.

Có điều trong hang động, nghe tiếng đàn tiếng hát cũng có cái hay ho.

Động này có một ngách trũng đọng nước, thế là dân tình vây lại gọi là "Ao tiên", ai tin thì trèo xuống mà múc nước .. uống. Rất chi là mờ ảo nhá.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,370
Latest member
localusasmm4532
Back
Top