What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Xưa kia đền Đinh - Lê chỉ có một đền, trong đó để tượng cả hai vua Đinh và Lê, bà Dương Vân Nga ngồi giữa. Sau mới lập đền riêng thờ Lê Đại Hành, thì tượng Dương Vân Nga đưa sang đền Lê, mà không thờ ở đền Đinh nữa.
Hồi trước, lúc xem vở chèo Thái hậu Dương Vân Nga, tớ có nghe nói rằng sở dỹ vở chèo đó ra đời vì soạn giả thấy bức xúc với việc tượng Dương Vân Nga luôn để ở Đền thờ Lê Hoàn, cứ ngày giỗ vua Đinh lại bị "dòng" về đền Đinh "oánh" cho mấy roi, can tội dám truyền ngôi cho anh khác. Nghe thì thật kịch tính, nhưng không biết có đúng vậy không? Có bác nào nghe nói tương tự không ạ?
Đền vua Đinh và vua Lê, ngoài việc có nhiều người lẽo đẽo ngoài cửa ra, thật phiền, thì tớ cực kỳ thích vì tượng thờ đẹp quá và khuôn viên cả 2 đền cũng đẹp :)
 
Chuối đây;44587 said:
Bác chitto có tài liệu nào xác nhận việc đi đánh giặc xa của ngoạ triều ko?

Bác cứ tìm link Đại Việt Sử ký Toàn thư, kỷ Tiền Lê, hoặc tra trên Wikipedia, sẽ thấy ngay, chả cần phải viết lại nữa bác ạ.

cứ ngày giỗ vua Đinh lại bị "dòng" về đền Đinh "oánh" cho mấy roi, can tội dám truyền ngôi cho anh khác.

Hiện tại thì chắc chắn là không còn cái lệ đó. Lệ đó theo tớ nếu có xuất hiện thì cũng chỉ là vào thời Lê sơ, nhưng nhiều khả năng là vào đời Nguyễn, khi tư tưởng Nho giáo rất hà khắc.

Đền Lê tách khỏi đền Đinh từ đầu đời Lê, và do đó tượng bà Dương Vân Nga cũng đưa về đền Lê, với nghĩa là theo chồng sau. Tớ không nghĩ thời Lê sơ lại có lệ đánh tượng như thế; nên nhiều khả năng đó là vào đời Nguyễn, khi có những cách thức đối xử với tiền nhân cứng nhắc, khô khan, dù lắm lễ nghi nhưng lại kém nhân văn.

Đền Lê có nhiều mảng chạm khắc gỗ đẹp lắm, đẹp hơn đền Đinh. Tiếc rằng lúc đó tớ hết pin máy ảnh nên không chụp lại được.

Chưa thấy ảnh Phát Diệm anh Chitto ơi?

Đang Non Nước mà.
 
Chùa Nhất Trụ

Triều Đinh mặc dù ngắn ngủi, nhưng lại chấn hưng Phật giáo đã suy vi trong mấy thế kỉ trước đó. Chùa chiền được lập nhiều, Ngô Chân Lưu được phong Khuông Việt Quốc sư.

Trong các chùa triều Đinh, có nhiều cột kinh. Đó là những cột đá cao khắc kinh phật, dựng ở các nơi để hoằng hóa Phật pháp. Nhiều người cho rằng riêng Đinh Liễn đã cho tạc hơn một trăm cột kinh để sám hối sau khi giết em trai là Đinh Hạng Lang.

Ngày nay, các cột kinh đó chỉ còn tìm thấy một cột, và ngôi chùa dựng ở đó cũng gọi tên là chùa Nhất Trụ, chứ không biết xưa kia tên là gì.

Chùa Nhất Trụ nằm ngay gần đền Đinh Lê, trong xã Trường Yên.


Lầu mới dựng để che cột kinh

 
Cột kinh chùa Nhất Trụ

Cột kinh này được dựng năm 995, cách đây hơn một nghìn năm. Trên cột khắc bài kinh Lăng Nghiêm, nhưng trải mưa gió thời gian mà không được che chắn, chữ đã mất hết.

Có thể nói đây là di vật văn hóa lớn và cổ nhất của văn minh Đại Việt thời độc lập còn lại đến ngày nay. Có người cho rằng chùa Một Cột đời Lý ở Thăng Long có nguồn gốc từ những cột kinh phật thế này ở Hoa Lư.


 
Htx

Ngay cạnh chùa Nhất Trụ là dấu tích của một thời xây dựng XHCN trước kia. Trước khi được dựng lại chùa, thì sân chùa là sân kho hợp tác.

Cái ảnh này chụp lung tung, nhưng vẫn giữ vì có cái giếng. Trên giếng còn hàng chữ viết trên xi măng: Hợp tác xã Hợp Thành, sửa giếng tháng ... (vữa bong). Cái hình ảnh cũ kĩ về một thời hợp tác sống lại trong cái nhà kho, sân kho thập kỉ 60 - 70 ấy.


 
Sáng nay không đọc báo mà đọc 1 loạt bài của bác Chitto về Ninh Bình.
Mình thống nhất với Chitto v/v giải thích cao độ của các hang động. Mình đọc tài liệu biết việc các hang động trong 1 vùng và nhiều vùng lân cận tại nhiều nơi trên thê giới rất phổ biến, và việc giải thích do mực nước là hợp lý nhất.
Việc tại chùa có 5000 ô để mỗi ai nộp 5 triệu thì được 1 ô thì vị chi là 25 tỷ đồng. Số tiền cũng không nhỏ nhưng cũng là 1 số cố định. Mình biết ở Hàn quốc và Trung quốc các bác í kinh hơn nhiều. Các bác ấy ghi tên trên mái ngói, ghi rõ ngày tháng cúng dường. Cần nhiều ngói để thu thêm tiền thì xây thêm 1 vài mái, hoặc dỡ bỏ các viên cũ quá chắc không ai tới kiểm tra.
Các tượng phật thường cần được khai quang điểm nhãn, yểm tâm tương tự bên Công giáo thì Linh mục chỉ cần đọc kinh, làm dấu thánh và vẩy nước thánh (nước thường nhưng được làm dấu thánh). Việc thánh hóa tượng, tranh, nhà thờ,... nhằm mục đích đánh dấu kết thúc giai đoạn thi công, mua bán,... sang giai đoạn thờ phượng. Khi đã thánh hoá rồi thì không mua bán nữa, hoặc thợ thầy không thể tùy tiện leo trèo như lúc đang thi công.
Bác Chitto cũng so sánh 2 ảnh trước và sau khi sơn vẽ. Rõ ràng sơn vẽ xong nó giả giả thế nào ấy. Mình thấy ở bờ hồ Hà nội có các ô cửa nhưng mà lại sử dụng chữ giản thể do Bắc Kinh mới phát động vài chục năm nay. Việc này thật là không đáng vì chữ nho - nôm của ta là chữ phồn thể khi xưa, còn chữ giản thể ngày nay thì chỉ có Trung hoa lục địa chứ đến như Đài loan hay Singapore họ cũng không dùng. Có bác nào quen to nói với.
Bác Chitto định T9 tái du thì cho tớ đeo với, mong rằng lúc đó tiện thể sắp xếp việc ra ngoài ấy kết hợp trước là công tác, sau là kiếm cái cây nào nho nhỏ trồng tí.
Mình cũng thích cái vụ Mr Salary và Mr Philosophy. Vậy làm nốt các cụ nhà mình nhé. Xem nào, Mr. Brave, Mr Gravity (chứ chả nhẽ Mr. Serious hay Heavy thì hơi buồn cười), Mr Strong,....
:)
 
Tháng 9 có đi cũng là kết hợp công việc bác ạ. Lúc đó nếu có đi thì tớ sẽ liên lạc với bác, bác có nhã hứng thì đến đó rồi tùy nghi tính tiếp.

Chuyện chữ Hán thì vô thiên lủng điều để nói.


Một góc thung lũng Hoa Lư

243485863cd778b2.jpg
 
Núi Kỳ Lân

Nằm ngay bên đường Quốc lộ, cũng là ngã rẽ đi vào khu Tràng An, Bái Đính, Đinh - Lê là núi Kỳ Lân, điểm dễ nhận ra nhất của Ninh Bình.

Núi là một khối đá vôi nằm ngay bên hồ, hồ mang tên Kỳ Lân luôn. Phía trước núi có một ngôi đền nhỏ, nằm tựa vào núi. Đền xây ra ngoài một hốc đá, mà người ta gọi là hang Kỳ Lân. Nếu quả núi là đầu con Lân, thì cái hang đó như là miệng Lân vậy. Một cây cầu đá không có thành nối bờ hồ vào đền.

Xung quanh còn có vài khe đá đi lọt người nữa, người ta cứ gọi là hang cho oai. Lưng chừng quả núi cũng có một hốc lớn. Trên đỉnh núi dựng một ngôi chùa nhỏ theo dáng chùa Một Cột, buổi tối thắp đèn sáng.

Quả núi nhỏ thôi, nhưng cũng có vẻ đẹp riêng, như nói với mọi người rằng đây là nơi của sơn và thủy.


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,679
Bài viết
1,135,101
Members
192,376
Latest member
Luluannghi
Back
Top