What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Gần nhà Lantrailt có chùa Bà Đanh trên bến dưới thuyền rất đẹp. Thuộc Chi Nê thì phải.

Nó thuộc tỉnh nhà em mà! Đứng trên núi Cấm (Ngũ Động Sơn) là nhìn thấy!
HN có mỗi cái núi Cấm này, chả có vẹo gì hay anh à! :D
 
@ : Lantrailt
Ơ, hôm nọ mình xuống Phủ Lý, cũng được mọi người dẫn vào một ngôi chùa gọi là chùa Bà Đanh. Không biết người dẫn đường cho mình nhầm hay còn chùa Bà Đanh khác nữa ở NB.
Gian bên phải của chùa Bà Đanh mình vào như thế này.
IMG_0579.jpg


Và cũng có trên bến dưới thuyền rất đẹp.
 
@ : Lantrailt
Ơ, hôm nọ mình xuống Phủ Lý, cũng được mọi người dẫn vào một ngôi chùa gọi là chùa Bà Đanh. Không biết người dẫn đường cho mình nhầm hay còn chùa Bà Đanh khác nữa ở NB.
Gian bên phải của chùa Bà Đanh mình vào như thế này.
IMG_0579.jpg


Và cũng có trên bến dưới thuyền rất đẹp.
Đúng chùa này đó bạn. Vừa ở đó về xong :D
Chả hề vắng tẹo nào. Khuôn viên khá đẹp và hoành tráng. Cạnh đó có 1 chùa đã khép cửa (không được trùng tu) mình không rõ là thờ ai và cụ thể như thế nào vì chả có ai mà hỏi :(
Chùa Bà Đanh chỉ có 1 chùa duy nhất ở Kim Bảng thôi bạn ơi! :)
 
Chùa Bà Đanh chỉ có 1 chùa duy nhất ở Kim Bảng thôi bạn ơi! :)

Hà Nội cũng có nữa bạn ạ.

Chùa Bà Đanh còn có tên gọi là chùa Châu Lâm. Chùa hiện toạ lạc tại số 199B phố Thuỵ Khê, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tương truyền, chùa do vua Lê Thánh Tông cho xây dựng để làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh. Chùa được xây dạng thiền viện, vừa là nơi lễ bái, vừa là nơi nghiên cứu. Chùa được xây dựng bên bờ Nam của hồ Tây, gọi là Thiền viện Châu Lâm, nay thuộc khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình. Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã sử dụng khu đất này để lập trường Trung học Bảo hộ (1907), nay là khuôn viên trường THPT Chu Văn An. Khi đó, chùa Châu Lâm được dời về phía Tây Nam và được đổi lên là chùa Phúc Lâm.
 
Hà Nội cũng có nữa bạn ạ.

Chùa Bà Đanh còn có tên gọi là chùa Châu Lâm. Chùa hiện toạ lạc tại số 199B phố Thuỵ Khê, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tương truyền, chùa do vua Lê Thánh Tông cho xây dựng để làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh. Chùa được xây dạng thiền viện, vừa là nơi lễ bái, vừa là nơi nghiên cứu. Chùa được xây dựng bên bờ Nam của hồ Tây, gọi là Thiền viện Châu Lâm, nay thuộc khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình. Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã sử dụng khu đất này để lập trường Trung học Bảo hộ (1907), nay là khuôn viên trường THPT Chu Văn An. Khi đó, chùa Châu Lâm được dời về phía Tây Nam và được đổi lên là chùa Phúc Lâm.

Cũng có thể vì trong bách khoa toàn thư cũng nói. Nhưng, không rõ câu cửa miệng "Vắng như chùa Bà Đanh" thì thường ám chỉ chùa nào nhỉ???
 
Re: Đền Trần

Trèo qua quèn đá, thung Đền Trần sâu xuống và hun hút về xa. Đây là thung lớn nhất trong toàn bộ khu vực. Để vào đền có 3 đường, đường qua cổng trên núi ở thung Sáng, đường vào từ thung Nấu Rượu, và một đường bộ dài mấy cây số ra ngòai cửa núi. Trước khi khu vực được làm, thì để vào đây rất khó khăn.

Tớ nhớ có lần nói chuyện với một người rất tự hào đã đến được đền này, sau khi mất cả trọn một ngày để trèo núi xuyên rừng. Nay thì đường đã mở cho mọi người có thể đến .

Đền Trần đúng ra chỉ là một ngôi miếu cổ nằm sâu trong vùng núi đá Tràng An, được dựng vào đời Trần, gần 800 năm trước. Miếu thờ thần Quý Minh và Phu nhân. Quý Minh là một vị thần núi được thờ ở rất nhiều nơi, không thua gì thần Cao Sơn và Tản Viên. Truyền thuyết về hai anh em Cao Sơn - Quý Minh có nhiều dị bản.

Ngôi miếu đã bị quên lãng cho đến cách đây gần trăm năm mới được tìm thấy, và 27 năm sau mới được trùng tu lại. Những gì còn lại xưa kia chỉ là 4 cây cột đá chạm trổ rồng khá đẹp, còn tường và mái được làm lại. Việc trùng tu thời đó vô cùng khó khăn vì rất khó vận chuyển nguyên liệu.

Một khó khăn nữa là vì ngôi miếu nằm chênh vênh trên vách đá. Ngày nay thì người ta đã làm một ban công rộng ngay phía trước, tha hồ đứng.


Em thấy bảo đền này thiêng lém lém. Các bác to to về Tràng An chủ yếu lễ ở đây :)). Bốn cột tượng trưng cho: Sức khỏe, Công danh, ...gì gì đó. Cô lái đò bảo mún xin gì thì lễ ở đấy. Mí lần đi em chạ bít, leo lên ngó tý rùi xuống. Giờ thì ngộ ra rùi hehe. Nhưng leo đc đến đây cũng mệt phờ :D
 
Theo chân các bác, cuối tháng 12 em cũng xuống Tràng An. Cảnh đẹp thật nhưng hôm em đi trời mù nên bớt long lanh hơn.

Cái cây mà bác Chitto chụp, nay đang ra lộc đỏ:

IMG_0447.jpg


Điều khác là năm nay Tràng An có hoa súng, bác lái đò bảo hoa mới được thả nên chưa nhiều, năm sau chắc sẽ nhiều và đẹp hơn. Bạn nào muốn ngắm hoa súng nở nên đến đó lúc cuối buổi trưa :

IMG_0489.jpg


Cảm nhận của em khi đến Tràng An không chỉ ngắm cảnh đẹp mà còn vui mọi người có ý thức để bảo vệ và giữ gìn môi trường: đi lên chùa một quãng lại có thùng đựng rác, ai ngắt một hoa súng sẽ phải phạt 200 ngàn, bà con lái đò không tranh giành khách... đó là điều không phải khu danh lam nào cũng làm được.

Em cũng có ảnh về cái cây đó đây, nhưng cành lá sum xuê hơn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,716
Bài viết
1,135,917
Members
192,472
Latest member
thienthu3545
Back
Top