What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Hôm nọ vừa đọc cả bài này của anh Chitto, thế là nảy ra ý định đi Đan Viện Châu Sơn. Em xin phép góp vài cái ảnh về Đan viện Châu Sơn - Nho quan - Ninh Bình

560618_384174128286081_382363878467106_993222_1948868002_n.jpg


Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông và cây cối bao quanh. Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945 bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của linh mục Phêro Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của linh mục Phêro
 
Last edited by a moderator:
547228_384174261619401_382363878467106_993223_146766520_n.jpg


Ngày 18-02-1936 linh mục Bề trên Bênađô và linh mục Quản lý Martino nhận quyền sở hữu đồn điền Lacombe. Ngày 19-03-1936, nhóm đan sĩ đầu tiên gồm 4 người lên đường ra Nho Quan. Sau lễ Phục Sinh năm 1936 nhóm thứ hai gồm một linh mục và hai Thầy giảng ra Nho Quan để chuẩn bị cho ngày khai sinh Đan viện Châu Sơn.

Đại lễ Đức Mẹ Lên Trời ngày 15-08-1936, linh mục Bề trên và cộng đoàn Phước Sơn họp bàn rồi mời GM Anselmo Lê Hữu Từ làm Bề trên tiên khởi cùng các thành viên chính thức đi ra xây dựng cộng đoàn mới ở Nho Quan – Ninh Bình.
(nguồn: Internet)

554271_384174358286058_382363878467106_993224_360340763_n.jpg
 
Last edited by a moderator:
527749_384174434952717_382363878467106_993226_1735085635_n.jpg


Những phù điêu như thế này hầu hết là chưa được hoàn thành. Linh mục Hưng nói với tôi "Nếu con có điều kiện thì 2 năm nữa quay lại nhé, lúc đó có lẽ hầu hết các phù điêu sẽ được hoàn thành, chắc chắn sẽ đẹp hơn thế này" Tôi thì nghĩ, đối với tôi, đan viện đã rất toàn mỹ rồi!"

560636_384199398283554_382363878467106_993269_1769657793_n.jpg


Quang cảnh bên trong của Đan Viện cũng rất cầu kì và tinh xảo:

522955_384174501619377_382363878467106_993227_876289384_n.jpg
 
Last edited by a moderator:
533027_384199141616913_382363878467106_993264_1131262441_n.jpg


Mái vòm theo phong cách
gothics

428508_384199204950240_382363878467106_993265_381150579_n.jpg


Nhìn từ gác đàn. Đan viện chia thành 2 khu, khu ngoài và khu trong. Khu trong là nơi dành riêng cho giới tu sĩ hàng ngày đọc kinh và khấn nguyện. Phía ngoài và trên gác hai ở hai bên cánh gà là nơi dành cho giáo dân đến hành lễ. Linh mục Hưng bảo ngày xưa thì mỗi tuần cử hành lễ (gồm thứ 7 và Chúa nhật) thì nơi đây chứa được 4500 người đến cùng làm lễ. Giờ khi các tu viện xung quanh được xây dựng thì giáo dân sẽ đến lễ ở đó, thay vì trong nội đan viện này.
 
Last edited by a moderator:
537737_384199284950232_382363878467106_993267_1790993607_n.jpg

Tự nguyện

403482_384199238283570_382363878467106_993266_1464093550_n.jpg


Linh mục Hưng giới thiệu về trang phục của Đan viện, theo thứ bậc và chức vụ
 
Last edited by a moderator:
Xin lỗi Lymy vì sửa bài của Lymy. Tôi đổi các từ "Cha" trong bài của bạn thành "Linh mục" theo đúng chức danh của họ.

Theo tôi, cách xưng hô "Cha" chỉ dành cho người theo Kitô giáo, với người khác thì dùng chức danh chính xác hơn. Như tôi, tôi chỉ có một Cha, không có cha nào khác nữa, cho nên tôi cũng không thích khi phải gọi những người nào đó với danh từ này.

Tương tự với các tôn giáo, lĩnh vực khác, nên dùng chức danh, danh vị của họ chứ không nên dùng cách xưng hô trong nội bộ tôn giáo, cộng đồng của họ.

Nhân đây, các bài viết hỏi đáp thông tin cũng đã được chuyển vào topic : Thông tin du lịch Ninh Bình
 
Các pác cho em xin cung đường Ninh Bình nhé, Em ở miền nam ra, yêu vẻ đẹp NB quá, em đi bao nhiêu ngày thì khám phá hết và em muốn đi Cúc Phương nữa, chi phí và thông tin nhà nghỉ, chỗ ăn uống ngon bổ rẻ ạ
 
Các pác cho em xin cung đường Ninh Bình nhé, Em ở miền nam ra, yêu vẻ đẹp NB quá, em đi bao nhiêu ngày thì khám phá hết và em muốn đi Cúc Phương nữa, chi phí và thông tin nhà nghỉ, chỗ ăn uống ngon bổ rẻ ạ

Bác muốn đi hết Ninh Bình thì cũng sẽ mất nhiều thời gian đấy. Ngày đầu bác về có thể đi xuống Kim Sơn thăm nhà thờ đá Phát Diệm bác mất một buổi sáng rồi quay về Ninh Bình ăn trưa hay ăn dọc đường tùy bác. Đặc sản là thịt dê núi cơm cháy nhé. Chiều bác đi Tam Cốc Bích Động thế là hết ngày thứ nhất. Hoặc bác đi Tam Cốc trước rồi Phát Diệm sau cũng được. Tối về bác có thể ở khách sạn Hoa Lư ngay gần đường rẽ vào Bái Đính. Khách sạn này phong cảnh đẹp nhìn ra núi Kỳ Lân tối bác có thể sang đấy chơi. Hôm sau bác đi Bái Đính mất một buổi sáng mệt nghỉ có thể ăn cơm chay trong chùa rồi đi Tràng An. Đi từ Ninh Bình vào thì sẽ tới Tràng An trước nhưng theo em thì nên leo Bái Đính trước vì nếu đi Tràng An xong chiều các bác sẽ khó có đủ sức để đi hết chùa Bái Đính. Ngày thứ 3 bác đi đền Vua Đinh Lê rồi hang Bụt sau đó lên thẳng Cúc Phương. Sơ sơ như thế đó bác
 
Công nhận NB nhiều di tích, nhiều cảnh đẹp, nhiều cái hay ho, nhưng mà hình như chưa được quy hoạch hay bảo tồn đúng cách, mà gét nhất là cái chùa Bái Đính ấy, to thật đấy, hoành tráng thật đấy nhưng chả thấy có nét Việt Nam gìcả, nó cứ TQ làm sao í, nói chung là ứ thích lắm. T ấn tượng nhất là hôm HN mưa to ngập lụt ấy, mấy hôm sau thì đê ở Nho Quan bị vỡ, t may mắn đi qua Nho Quan vào đúng thời gian đó. Nói ra thì thấy lương tâm hơi nhói đau 1 tí nhưng mà t thật sự bị ấn tượng bởi cảnh đẹp hôm đó. Cái cảnh nước mênh mông 2 bên đường, mấy ngọn núi đá chồi lên trong nước,vài con dê mắc kẹt trên núi vẫn nhởn nhơ leo trèo, gặm cỏ.rõ ràng hôm t đi qua trời đã quang, thậm chí còn có nắng, gió thổi mạnh, đồng nước mênh mông tạo thành sóng, sóng đánh ập cả nước lên bờ, bờ ở đây chính là con đường thẳng tắp ở giữa, chỉ cách mặt nước chừng nửa mét.con đường đẹp cứ như trong mơ ấy. Híc, chỉ có điều, xuồng cứu hộ này, các anh bộ đội này và những ngôi nhà ngập sâu trong nước thì thật thảm hại, vậy mà t lại thấy đẹp,cứ như thể t là 1 người vô tâm và độc ác:T:T

Em không biết ở đâu thế nào nhưng em thấy ở Ninh Bình có sự đầu tư quản lý các di tích đó rất tốt. Giá cả ở những nơi đó cũng được quản lý. Mọi thứ đều được đầu tư rất tốt từ đường xá đi lại. Em cũng đi nhiều nơi e thấy không đâu được như Ninh Bình. Ví dụ như đi suối cá Cẩm Thủy chẳng hạn đường vào cũng chẳng có mà hang động rõ đẹp nhưng chẳng có điện đóm gì. Ninh Bình đang xây dựng nên bụi bẩn nhưng em tin một thời gian nữa nó sẽ khác. Vé gủi xe ở những chỗ du lịch cũng không quá 5k.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,720
Bài viết
1,136,053
Members
192,486
Latest member
HanhQuang
Back
Top