What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Pháo đài Peter và Paul.

Tôi cũng không rõ tại sao Peter đại đế lại đặt tên pháo đài là Peter và Paul. Một ông thánh cầm chìa khóa mở cửa nước trời. Một ông cầm gươm biểu tượng cho sức mạnh Thiên Chúa. Có lẽ có ý là chỉ có bạo lực cách mạng mới đem lại được độc lập, tự do, hạnh phúc chăng??

Như tôi đã nói ông Peter cực liều xây dựng thành phố Saint Petersburg này. Chính vì thế ông phải xây dựng một pháo đài để phòng thủ cho nó. May mắn là người Thụy điển bị đánh bại trước cả khi pháo đài hoàn thành, nên pháo đài này không bao giờ phải làm nhiệm vụ phòng thủ của nó. Mà nó lại trở thành nơi giam giữ, tra tấn khủng khiếp nhất dành cho chính những người Nga. Một trong những tù nhân đầu tiên và nổi tiếng nhất chính là Thái tử Alexei con trai của Peter đại đế với cáo buộc chống lại cha mình. Ông bị chính Peter đại đế ký giấy tử hình nhưng bản án không bao giờ được thi hành vì ông đã chết trước đó do bị tra tấn quá dã man. Nói thế để biết nó khủng khiếp thế nào, thái tử còn không nương tay nữa là dân thường. Mà ông Alexei này cũng khổ, trên thực tế ông không phản bội lại Peter mà chỉ bỏ đi theo gái. Nhưng đến phút cuối cùng chính con đàn bà đó lại quay ra phản ông khai với Peter là ông có âm mưu làm phản. Lập tức ông bị tra tấn và không chịu được roi vọt nên nhận mình làm phản cha. Nghe câu chuyện quen quen. Có lẽ xxx nước mình cũng được đào tạo từ đây ra các bác nhỉ?

Pháo đài này có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó án ngữ bên bờ bắc sông Neva, từ đây có thể khống chế con đường ra vào xâm nhập thành phố bằng đường biển. Hơn nữa nó nằm đối diện với Cung điện mùa đông, với mục đích bảo vệ cung điện nhưng những ông Bolshevik quá khôn khi chiếm ngay lấy pháo đài làm điểm tấn công Cung điện mùa đông. Biến pháo đài thành nơi tấn công Cung điện mùa đông chứ không còn là bảo vệ nữa.

Ngay sau khi cướp được chính quyền, nhà tù trong pháo đài lại trở thành nơi giam giữ các vị Đại Công tước, các vị quan chức của chính quyền liên hiệp và cả những người cộng sản nữa ( Trotsky...) Ngoài ra có một nhân vật rất nổi tiếng cũng đã từng được giam giữ tại đây là “Đại công tước” Alexander Ulianov – Con rơi của Sa hoàng Alexandre III với mẹ của Lenin.

Ngày nay pháo đài trở thành một bảo tàng lớn. Người ta vẫn giữ truyền thống là bắn đại bác vào giữa trưa. Và phía trước pháo đài vào mùa đông người dân ở đây ( có thể cả khách du lịch) đục một cái lỗ trên dòng sông rồi trần truồng nhảy xuống đấy tắm.


Pháo đài Peter and Paul nhìn từ sông Neva





Cổng phía bắc






Người dân nhảy xuống tắm ( ảnh st)



 
Cái này cổ cổ, nhưng em không đoán ra nổi nó là cái gì trên thành cổ. Có vẻ một cái cổng nhỏ chăng?






Đường đi lối lại trong thành













 
Điểm quan trọng nhất trong pháo đài là Nhà thờ thánh Peter và Paul. Thờ một lúc luôn hai cụ mới máu :))
Nhà thờ này là một trong những công trình đầu tiên được xây dựng trong pháo đài. Đúng thôi, tín ngưỡng là quan trọng nhất. Khi giặc đến đánh, đến vây hãm thì còn có nơi cầu xin Thượng đế chứ đúng không các bác?
Nơi đây cũng chính là nấm mồ chung cho tất cả hoàng tộc Romanov trừ Peter II và Ivan IV không được chôn ở đây. Còn kể cả Nicholas II cũng đã được đưa về đây tái chôn cất.
Còn lại tất cả đều được chôn ở đây. Trong khi các điện Panthenon ở Pháp hay Ý người ta cũng chôn các vĩ nhân nhưng chôn gọn vào góc tường thì ở đây lại chôn lù lù giữa nhà làm tôi thấy vừa mất thẩm mỹ vừa thấy hơi ghê ghê.
Cái hệ thống chuông ở đây cũng có câu chuyện rất hay. Theo truyền thống thì vào buổi trưa người ta sẽ kéo bản “Chúa phù hộ cho Sa hoàng”. Nnhưng sau cách mạng tháng 10 người ta cho kéo 1 ngày tới 5 lần những bài ca ngợi đảng, ca ngợi chính phủ

Tháp chuông cao ngất trên đỉnh có hình thiên thần cầm thập giá nhưng máy em lởm quá không zoom đc tới nơi. Nên đành đi ăn trộm cái ảnh trên mạng hầu các bác vậy. Vì đây là một trong những biểu tượng của St. Petersburg nên show lên cho các bác biết.









 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top