What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Tôi đọc những sách truyện mô tả về thời trung cổ. Hầu như không tù nhân nào bị tra tấn mà sau đó sống sót cả. Đa phần kết cục của cuộc tra tấn là khai để nó cho mình chết nhanh hơn đỡ đau đớn. Chứ không phải khai để hưởng lượng khoan hồng thoát tội chết. Thế nên đã bị tra tấn thì xác định hoặc làm sao tìm cách nào chết càng nhanh càng tốt. Tránh đau đớn

Tù nhân




Con ngựa này để tra tấn tù nhân nam. Ssống lưng nó được vót nhọn. Tù nhân ngồi lên đây sẽ bị buộc tạ vào chân để kéo xuống cho toàn bộ “súng ống”, niệu đạo, hậu môn chạm vào sống lưng con ngựa gây ra đau đớn khôn cùng



 
Nhìn cái ngai hoành tráng thế nhưng vô phúc cho ông nào bị đặt lên đây. Tù nhân ngồi vào nó có cái máy quay. Dần dần cái ngai xiết vào và cái mũi đinh từ từ đâm vào người gây đau đớn và chảy máu đến chết





Thật ghê rợn, cái này dùng để xẻ dọc người. Hình minh họa bên dưới






 
Cái thùng này bên trong toàn đinh. Tù nhân phải đứng vào trong này. Lúc giờ người ta sẽ đóng ép lại. Các mũi đinh đâm vào người gây đau đớn





Các dụng cụ xiềng xích và tra tấn bằng tay







 
Nhìn cái máy này thì khó có thể hình dung ra nó có mục đích gì





Nhưng nhìn hình vẽ mô tả bên cạnh thì em đã hiểu



 
Tranh vẽ cảnh treo ngược người





Kinh khủng, những dụng cụ này dùng để nhổ răng, khoét mắt, cắt thịt hay cắt đi một phần cơ thể



 
Đây là những chữ cái sẽ được nung nóng lên và đóng vào người tù nhân theo thứ tự sắp đặt





Tù nhân bị đóng vào thùng tô nô thế này không thể cử động được





Ngồi trên ghế này và đầu bị cột vào




 
Nhưng đặc biệt ở đây có cái này, chắc nữ hoàng Catherine II khóa người tình mình quá





Người này bị ép đầu. Thú thật tôi cũng không thể hiểu được những cái đau đớn người tù nhân phải chịu nó tột cùng thế nào. Nên nhiều người bị tra tấn mà chết luôn tại chỗ là lẽ đương nhiên. Thậm chí họ cho là may mắn vì không bị đau đớn thêm




 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,689
Bài viết
1,135,335
Members
192,420
Latest member
Bonca
Back
Top