What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Amber Room – Phòng hổ phách

Trong lịch sử Trung quốc, chiều vợ nhất có lẽ là Chu U Vương vì muốn mua nụ cười của nàng Bao Tự mà phải xé lụa cho nàng nghe rồi đốt lửa lừa chư hầu để nàng cười. Câu nghìn vàng mua lấy nụ cười xuất phát từ đó.
Nhưng phương Tây có 2 ông vua chiều vợ nhất là ông Frederick I vua nước Phổ chiều bà Hoàng hậu Sophia Charlotte. Người thứ 2 là ông Peter I chiều bà Catherine I.
Ông Frederick I vì muốn làm đẹp lòng bà Charlotte nên ra lệnh làm căn phòng hổ phách ở Cung điện Charlottenburg. Thời đó hổ phách là thứ cực hiếm và đắt ( đắt gấp 12 lần vàng) thế mà ông ấy dám dát nguyên một căn phòng hổ phách mới biết sự xa hoa giầu có của các ong vua châu Âu đến cỡ nào. Hồi đó được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Khi xích mích với vua Karl XII của Thụy điển, Frederick Wilhelm I ( con trai của Frederick I) mời Peter I sang bàn chuyện liên minh chống Thụy điển. Thật ra trong lòng Peter thì muốn lắm rồi, nhưng ông còn đang làm hàng một tý. Máu sĩ của Frederick Wilhelm I nổi lên, mời Peter đi xem phòng hổ phách của mình. Đen cho người Phổ, ông Peter này tuy giản dị nhưng lại máu mấy cái lạ lạ, và hơn hết ông này lại sợ vợ một vành. Thế là ông Peter ra giá đổi phòng hổ phách lấy liên minh chống Thụy điển. Cắn răng Wilhelm phải chịu, thế là đi toi cái phòng hổ phách của bố ông ta gây dựng.
Peter đưa về Cung điện mùa đông dựng lên nhưng chắc chẳng ra gì vì hổ phách vận chuyển nó bị vỡ. Và phải đến thời con gái ông Nữ hoàng Elizabeth I mới đưa nó về Catherine Palace dựng lại. Tiếp sau này Catherine II cho gắn thêm 450kg hổ phách nữa thì căn phòng mới hoàn thiện.
Nhưng sự đời lại không đơn giản như vậy. Khi WW2 xảy ra, Liên xô ngỵ trang căn phòng này bằng bông gòn và giấy báo cho quân Đức khi tiến vào khỏi nhìn thấy. Nhưng quân Đức đâu phải tay mơ, phòng hổ phách ngay lập tức bị phát hiện. Quân Đức chuyển ngay về Konigsberg Đức và tuyên bố Hổ phách đã về quê hương của nó. Cái gì của Chúa thì trả cho Chúa, cái gì của Caesar thì trả cho Caecar đúng không các bác? Nhưng hổ phách này không thuộc về Ceasar nào cả, mà thuộc về Chúa. Cho nên sau WW2 quân Đức thua trận, người Nga lùng sục cả nước Đức lên để tìm lại hổ phách đâu có thấy. Nó nằm đâu chắc bây giờ chỉ có Chúa mới biết.
Akay sau vụ mất này lắm, nên HD Bộ trưởng Liên xô quyết định khôi phục lại cho nó hoành tráng. Nhưng Liên xô vào kỳ suy thoái nên làm chưa xong thì đã đổ. Công việc được tiếp tục khi giá dầu lên ( may mà giá dầu lên :D ) và đến năm 2003 thì phòng hổ phách này được tái tạo hoàn toàn dựa trên những bức hình đen trắng cũ

Trong Catherine Palace này chúng tôi được chụp ảnh bằng máy đt. Nhưng trong phòng hổ phách thì cấm tiệt. Chắc sợ chụp ảnh nó mòn hổ phách. Nhưng no vấn đề với tôi, gì chứ chụp trộm, chụp lén thì thằng em của các bác có nghề từ lâu lắm rồi. Vậy và các bức ảnh từ phòng hổ phách vẫn được chụp về. Duy chỉ có điều nó xiên xẹo, rung vì chụp trộm thì khó căn chỉnh lắm





 
Chúng tôi đi qua một loạt những căn phòng, giới thiệu về các đồ dùng, quân phục, quần áo của Hoàng gia Nga.


Súng ống thời đó, nhìn lằng nhằng phết. Có khi bắn được một phát thì địch nó dùng gươm đến đâm chết rồi





 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,709
Bài viết
1,135,828
Members
192,461
Latest member
Thien0909
Back
Top