What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Xuyên từ phòng nọ sang phòng kia bao giờ cũng có 3 cánh cửa. Cánh cửa ở giữa luôn đóng. Cánh cửa bên trái là lối đi vào và cách cửa bên phải là lối đi ra. Tất cả chúng đều được chạm trổ, dát vàng hết sức cầu kỳ









 
The Antechambers

Đây là một phòng nhỏ nằm cạnh phòng Great hall. Họ đặt một bàn tiệc vào đây. Ý muốn nói là nơi này bày tiệc, các vị khách vào đây lấy đồ rồi đem ra phòng Great hall ăn uống, giao lưu và khiêu vũ. Nhưng thật ra phòng này có nhiều chức năng. Các vị khách chờ ở đây để diện kiến Nữ hoàng bên phòng Great. Vào những hôm không có tiệc tùng Catherine II còn cho bày bàn Billiards ra để vui chơi giải trí.






 
The Arabesque

Đây là một trong những phòng đẹp nhất của Cung điện này. Catherine Đại đế rất yêu thích phòng này. Bà thường ngồi ở đây tiếp khách thân cận, cũng như bàn mưu tính kế trong việc trị nước.



Pictures Hall


Những bức tranh ở phòng này được ghép lại như thảm. Trong thế kỷ 18 nó được sử dụng làm phòng tiếp khách ngoại giao, tổ chức các tiệc và khiêu vũ nhỏ




Quá cầu kỳ cho một cái khuôn cửa




http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/21ED6EEF-023E-4164-B1CE-A387F92EDD12.jpg.html
 
Last edited:
Phòng Alexandre I

Trong phòng này nổi bật nhất là hai bức tranh vẽ Catherine đệ nhất và Sa hoàng Alexandre I đối diện nhau. Góc phòng để một chiếc đồng hồ. Hoa văn trên tường được vẽ theo style Trung hoa.
Trên trần là bức họa Zephyr và Flora – Flora trong thần thoại Hy lạp là thần hoa cỏ và mùa xuân. Còn trong thần thoại La mã bà là biểu tượng của sự sinh sản ( nên người La mã cổ có lễ hội Flora rất lớn, trong đó người ta thỏa sức làm tình mọi lúc mọi nơi...) Bà Flora này kết hôn cùng thần gió Zephyr. Bức tranh trần có rất nhiều trẻ con biểu trung co sự sung túc, thịnh vượng và phát triển

Sa hoàng Alexandre I




Catherine II


 
Small white dining room ( dek biết dịch thế nào cho sát)

Đây là một phòng ăn nhỏ, chắc chỉ để bà Catherine ăn với nhân tình. Tường được lót lụa trắng, đóng khung mạ vàng. Trong phòng vỏn vẹn có nhõn mấy cái ghế từ thế kỷ 18. Vậy nên đương nhiên điểm nhấn của phòng này không nằm tại đây mà nằm ở bức tranh trần. Đó là bức tranh Thần Vệ nữ tắm của Carle Vanloo. Đương nhiên là vẽ lại vì trong WW2 phòng này thiệt hại hoàn toàn










 
The Green dining room ( Phòng ăn xanh)

Bố khỉ, ăn với cả uống mà mất đến mấy phòng. Bọn phong kiến này lắm chuyện thật :D
Căn phòng này được đánh giá là đẹp nhưng cá nhân tôi thấy quá cầu kỳ và rối rắm ( thế mình mới dek làm dc Sa hoàng :D ) có chăng nó chỉ khác lạ với các căn phòng khác một chút thôi. Style cảu các căn phòng khác đang là lụa lót tường đóng khung mạ vàng thì sang phòng này chuyển hẳng sang 1 style mới là đắp phù điêu. Nhưng vấn đề nó nhiều quá nên nhìn rối mắt. Các phù điêu hầu hết mô tả các nhân vật trong thần thoại Hy lạp và La mã cổ đại.










 
Sa hoàng Alexandre I không ở đây, ông ở Cung điện mùa đông nhưng khi về đây ông cũng kiếm một cái phòng riêng làm việc và 1 chiếc giường nhỏ ngủ tạm. Quá đơn giản cho 1 đấng quân vương





 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,843
Members
192,099
Latest member
ledinhhiep
Back
Top