What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Không những thế, đến thời cháu dâu bà là Catherine II cũng về đây và thường xuyên chứa tình nhân ở đây



[
URL=http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/87721489-9782-435A-A3F7-994261D4C427.jpg.html]
87721489-9782-435A-A3F7-994261D4C427.jpg
[/URL]



 
Bước từ dưới vườn lên, qua những bậc tam cấp đầu tiên. Gặp ngay vợ chồng nhà Perseus & Andromeda ( nhận ra qua cái đầu của Medusa và cái xích vào đá của Andromeda). Nhưng quái lạ, ông KTS này cho hai vợ chồng nhà này mỗi người quay một hướng. Không hiểu làm sao. Bạn nào quan tâm đến câu chuyện vợ chồng nhà này xin xem tại đây



Perseus




Andromeda



 
Cầu thang chính của Cung điện.

Bước vào trong cung điện bắt đầu đi qua một cầu thang lớn. Có vẻ các Sa hoàng, Sa hậu rất thích trang trí cầu thang, nên cầu thang ở Cung điện nào cũng được chạm trổ rất cầu kỳ.
Cầu thang ở đây cũng thế, được chạm trổ bằng đá cẩm thạch trắng dưới sự thiết kế của Kiến trúc sư người Ý Rastrelli. Hai bên có làm các bệ để bày các đồ gốm sứ Trung hoa cho nó thắm tình hữu nghị Nga – Trung.
Thấy bảo trong WW2 đám cháy phá hủy mất một phần những đồ gốm này và người ta đã thay mới vào đó. Giờ đây bố tây mới biết được cái nào là cổ cái nào là mới





Chiếc đồng hồ không biết hiệu gì và không thấy chữ Swiss made đâu. Có khi cũng của tàu khựa :D



 
Great hall

Ngay bên cạnh cầu thang chính tôi bước vào Phòng lớn (Great Hall hoặc Bright Gallery), là căn phòng lớn nhất trong cung điện. Nó cũng được Rastrelli thiết kế. Phòng này với diện tích sàn hơn 800m2 được dành làm nơi để tiếp khách chính thức, tiệc chiêu đãi và các nghi lễ khác.

Hai bên phòng đều là cửa sổ, nó tạo nên một hiệu ứng khi ban ngày ánh sáng chiếu từ của sổ nọ qua cửa sổ kia phản chiếu lấp lánh trên những đường nét mạ vàng trong phòng. Tạo ra một mầu sắc kỳ ảo. Vào buổi tối với 696 ngọn nến nến soi qua gương, chiếu sáng toàn bộ căn phòng làm cho căn phòng lại còn rực rỡ hơn nữa. Các trang trí xa hoa theo phong cách Baroque tạo ra một ảo giác về không gian vô biên: Ánh sáng chiếu qua các cửa sổ lớn lại được phản chiếu vào trong gương làm cho cảm giác thấy căn phòng rộng hơn, trong khi bức tranh trên trần nhà bao quanh bởi các viền dát vàng chiếu xuống tạo cảm giác về không gian mở rộng.





 
Các ngọn nến, có 696 ngọn nến như thế này. Ngày xưa nó làm bằng nến, còn bây giờ nó làm bằng điện





Phải nói là quá cầu kỳ và rối rắm



 
Bức tranh trần ở đây cũng có chuyện. Khởi đầu Rastrelli mời Valeriali một họa sĩ người Venice đến vẽ bức tranh trần. Sau đó vào năm 1790, trần nhà nứt ( chắc cũng do ăn cắp vật liệu như ta ngày nay) Thế là bức tranh tèo. Bực mình Sa hậu cho vẽ bức tranh khác, chứ dek ai lại đi vẽ lại tranh cũ làm như thế là nhái, ăn cắp bản quyền. Nhưng trong WW2 cung điện này bị cháy. Thế là bức tranh đấy lại tèo. Sau này người ta phục hồi lại bức tranh cũ của Valeriali.
Tôi cũng chẳng nhớ nổi tên cái bức tranh này. Nhưng ý nghĩa thì vẫn hiểu. Bức tranh này có 3 phần được ghép vào với nhau. Đó là Thịnh vượng, Chiến thắng và hòa bình cho nước Nga.

Phần này là phần thịnh vượng. Các con dân Nga dek phải làm ăn gì, thức ăn, trái ngọt đã được các thiên thần dâng đến tận mồm. Bố khỉ, trong khi các bức tranh của dân tộc mình toàn thấy cảnh cày cấy mửa mật ra còn nghèo đói dek đủ ăn. Thì tranh của bọn Sa hoàng này toàn thấy lả lơi ngồi nhậu nhẹt ăn uống. Dek phải làm gì cả. Đằng nào dân Nga nó lười là phải




Phần này là chiến thắng, các thiên thần cầm gậy chọc thủng cả đại bác của quân địch. Chắc Napoleon thua vì lý do này. Quân Pháp mạnh nhất về pháo mà các thiên thân chọc cmn ra rồi thì bắn cái mẹ gì nữa :D



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,836
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top