What's new

[Chia sẻ] Peru-bài 1: Làm quen với con cháu thần mặt trời.

Peru-bài 2: Inca trail-cung đường huyền thoại và cuộc bạo động lúc nửa đêm.

BandoIncatrail.jpg

Bản đồ cung đường Inca: đây là hai hệ thống đường chính (không kể vô số nhánh nhỏ) kéo dài qua năm nước từ Ecuador đến tận Agrentina. trong cung đường Inca với tổng chiều dài hơn nưả đường xích đạo (gần 23.000 km)


Con đường mòn gồ ghề đá , len lỏi qua dải núi Andes phủ đầy mây mù và tuyết trắng, vậy mà muốn đi phải đăng kí trước cả nưả năm mới hi vọng xin được giấy phép. Chuyến đi bộ bốn ngày, ba đêm trung bình trên con đường này ngốn 500 usd/người. Đơn giản nó chính là con đường mòn Inca có từ thế kỉ 15, một trong những cung đường mòn lịch sử đáng đi nhất trên thế giới, dẫn đến kì quan thế giới Machu Picchu...

Không phải gì cũng mua được bằng tiền
Tôi từng gặp những khuyến cáo: “Muốn đi Inca trail phải đăng kí giấy phép ít nhất sáu tháng trước khi khởi hành”. Vì thế, sau khi thu xếp được công việc để đi Peru, tôi lập tức online đăng kí giấy phép. Thế nhưng… giấy phép đã kín chỗ cho đến… tháng 11. Do sợ quá đông khách du lịch sẽ phá hỏng con đường, chính quyền Peru chỉ đồng ý cấp phép cho dươí 250 du khách/ngày (không tính hướng dẫn viên và người thồ hàng). Chính vì thế, con đường này là một trong những tuyến đường trekking (đi bộ) “hot” nhất thế giới. Muốn đi phải đặt trước ít nhất từ 4 đến 6 tháng, thậm chí cả năm. Mà đâu có rẻ, một chuyến đi bộ 4 ngày 3 đêm giá trung bình từ 500 đến 600 usd. (Đối với nhóm ít người, số tiền này còn cao hơn nhiều).

Phải tìm cách xoay sở! Vừa đến Cuzco, tôi lập tức liên lạc với tất cả các công ty du lịch được giới đi đường xa “điểm mặt chỉ tên”, nhưng đều được nhận cái lắc đầu một cách dứt khoát. Thậm chí họ còn cười nhạo khi tôi hỏi việc sẵn sàng trả thêm cho việc “chạy” giấy phép đi Inca trail: “ Đừng mơ tưởng, có trả gấp ba, bốn lần cũng thua”. “Thế còn việc đi chui?”, tôi hỏi nhỏ. Họ cười phá lên: “Dọc đường có đến năm trạm gác, kiểm tra 24/24 vì thế, đừng hòng. Thậm chí, nếu có người đã đăng kí nhưng hủy vào giờ chót, cũng không có ai được trám chỗ vì số hộ chiếu đã được lưu vào máy, không thay đổi được”. Cùng đường, tôi đành cầu cứu văn phòng đại sứ quán Việt Nam tại Chile (Peru không có văn phòng đại sứ quán Việt Nam) hi vọng nhờ can thiệp. Ngay trong buổi chiều, lá thư giới thiệu từ đại sứ quán được fax trực tiếp đến nơi cấp giấy phép là Viện văn hoá quốc gia tại Cuzco (INC: Intitution National Culture de Cuzco). Cùng lúc đó, để chắc chắn, bí thư thứ nhất Nguyễn Đại Bản cũng nhờ đến sự giúp đỡ của đại sứ quán Peru tại Chile. Lá thư giới thiệu thứ hai cũng được tức tốc fax về ngay trong ngày.

Sau gần một tuần chờ đợi, đích thân Giám đốc Viện văn hoá quốc gia cho tôi một cái hẹn làm việc. Tôi vừa mừng thầm, vừa yên tâm tin chắc mình sẽ cầm một chiếc giấy phép trong tay. Nhưng tôi lầm, sau khi bắt tay thăm hỏi xã giao, INC lịch sự trả lời ngắn gọn: “Xin lỗi, chúng tôi không thể cấp giấy phép cho anh”.

Nhà thờ tại Cuzco-kinh đô của đế chế Inca xưa
9.jpg


Tờ giấy phép may mắn
Mọi ngã đường dường như bịt kín. Đúng lúc thất vọng não nề, B.-người phiên dịch giúp tôi rất nhiều trong thủ tục xin giấy phép tại INC- mới nhẹ nhàng gợi ý: “ Tôi có thể giúp anh xin giấy phép với giá 400 usd”. Để chứng minh, B. lôi ra một xấp bản copy giấy phép đã xin được cho những du khách. Khá nhiều. GIấy phép xin được gần nhất là tháng 5/2008: “Yên tâm đi, tôi làm nhiều lần rồi. Tuy nhiên, vụ này ngày càng khó vì kiểm tra rất gắt gao, lại thông qua rất nhiều cưả.” Bốn trăm usd là con số không nhỏ, nhưng tôi đã đầu tư quá nhiều cho chuyến đi này (tiền bạc, công sức, bỏ học, bỏ việc…), tôi nhận lời.Nhưng đến phút chót, B. gọi lại: “Xin lỗi, họ không dám cấp phép cho anh vì... sợ bị lộ!”.

Dời lại vé máy bay, tốn tiền thuê hướng dẫn viên… Hơn 10 ngày tất tả tìm đủ cách để đi cho được con đường Inca này cuối cùng cũng công cốc. Tôi gọi điện cho đại sứ quán Việt Nam để gởi lời cảm ơn và chào tạm biệt thì một phép lạ ở phút 89 xuất hiện. Đúng lúc đó, đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Tích đang công tác tại Peru. Biết chuyện, ông liền liên lạc trực tiếp vơí ban tổ chức APEC 2008 (Peru là nước đăng cai tổ chức APEC 2008), và bộ ngoại giao Peru nhờ can thiệp. Những cú gọi điện thoại, email tới tấp từ cấp cao hơn đã giúp tôi nhận được tờ giấy phép đặc biệt từ đích thân giám đốc INC. Con đường Inca huyền thoại tưởng đã đóng chặt bất ngờ lại hé ra đón người lữ hành Việt Nam cuôí cùng…

Nhóm trekking quốc tế: 1 Việt Nam, 2 Bỉ, 2 Canada.
2c.jpg


Cuộc du hành lúc nửa đêm
Theo lịch, sáng thứ 3, ngày 8/7, chúng tôi sẽ lên xe bus đến điểm xuất phát đầu tiên, Km82, để bắt đầu con đường Inca. Tuy nhiên, 7h30 đêm trước ngày xuất phát tôi bỗng nhận cú điện thoại triệu tập bất ngờ: “ Ngày mai cả nước bỉểu tình, mọi ngả đường đều bị chặn. Cả đoàn phải xuất phát ngay trong đêm nay, lúc 11h đêm”. Tức tốc lên mạng, hàng loạt đại sứ quán các nước đều thông báo khẩn: “ Bạo động có thể xảy ra, mọi người không nên ra ngoài đường vào hai ngày 8 và 9/7”… Không phải chỉ riêng đoàn tôi, những nhóm ở đoàn khác cũng lên xe bus đến điểm tập kết ngay trong đêm.

Chặn đường đốt vỏ xe
4.jpg


Người hướng dẫn viên đã nói sai. Mọi ngã đường không phải bị chặn vào ngày mai, mà …ngay trong đêm chúng tôi khởi hành. Vưà ra khỏi trung tâm thành phố Cuzco không xa, đã thấy những đống đá to trên đường. Xe chạy thỉnh thoảng phải dừng lại, mọi người xuống xe, dẹp đá vào vệ đường rồi tiếp tục. Tuy nhiên, mọi việc trở nên căng thẳng khi gần đến điểm xuất phát. Đường ngày càng nhỏ, đất đá đổ ra đường ngày càng nhiều. Đang cặm cụi dẹp đá, thì một nhóm người với gậy gộc trên tay, mặt mũi “đằng đằng sát khí” bước đến: “ Ai cho tụi mày dẹp?”, Hướng dẫn viên người Quechua phải chạy đến giải thích. Hồi lâu, chúng tôi, những khách du lịch người nước ngoài, được đi tiếp nhưng…đi bộ. Xe bus, hướng dẫn viên cùng với những người porter phải ở lại vì “tụi mày là người của chính quyền”. Một số người quá khích nhảy lên xe, la hét um sùm, rồi như để trút giận, họ lôi cái bánh xe sơ cua trong xe đem ra đốt. Hướng dẫn viên nói nhỏ: “ Xin các anh im lặng mà đi. Bất cứ kháng cự nào sẽ dễ xảy ra chuyện lớn”. Cũng may, điểm tập kết chỉ cách gần 1 tiếng đi bộ. Chúng tôi đi mà lòng cứ lo ngay ngáy. Vưà lo cho những người porter ở lại, vưà lo không biết sẽ ngủ ở đâu vì những người porter giữ hết lều, túi ngủ. Hơn 3h sáng, những người porter đến. Họ phải đi ngược lại, kiếm đường vòng băng qua suối để đến nơi tập kết. Giấc ngủ muộn, chập chờn chuẩn bị cho con đường Inca sắp đến được bắt đầu vào lúc 4h sáng…

Điểm cắm trại
12.jpg



Đường mòn Inca dẫn đến Machu Picchu chỉ là một đoạn trong hệ thống đường Inca với tổng chiều dài lên đến 23.000km nhưng chỉ dùng để…đi bộ. (người Inca không có ngựa cũng như xe kéo để đi lại như ở Châu Âu, Á). Tuỳ theo địa hình mà con đường có thể rộng 8m (ven biển) và hẹp chỉ 1m (ven núi), gồm hai nhánh chính: đường ven biển dài hơn 4000 km rộng 8m, và đường dọc theo dãy núi Andes dài 5200 km cùng vô số nhánh nhỏ khác. Các đoạn dốc đứng được xử lí bằng những bậc thang xây bằng đá, có bờ kè an toàn để tránh rơi xuống vực.
19.jpg



Điểm xuất phát cung đường Inca, km 82, đến kì quan thế giới Machu picchu
5.jpg


Bonus thêm vài hình gái Peru coi cho đỡ ngán
7.jpg



8.jpg



16.jpg
 
Last edited:
Bạn Trâu Bá Thông viết hay nhỉ , đúng là phóng viên có khác (c) , giá mà mình viết được hay thế , cơ mà cũng học được cách viết của báo của bạn, chia ra thành từng kỳ, chính ra ly kỳ phết :D Tiếp kỳ sau đi bạn !

hihi, bác chơi em nhe, chữ "Ch" bác đổi thành chữ "Tr" nhe (NO)
Cám ơn bác quá khen, để xem còn bao nhiêu em ráng rặn cho hết :)
 
Bài 6: Bí mật ở sa mạc Nazca

Chỉ là một sa mạc nhỏ bé, khô cằn nằm ven biển Peru, Nazca có lẽ sẽ chẳng mấy ai biết đến nếu không có một ngày năm 1920, những hành khách trên máy bay chợt phát hiện hàng trăm hình vẽ khổng lồ trên sa mạc Nazca trải rộng 500km2 (bằng 3/4 diện tích nước Singapore). Các nhà khoa học đổ về, họ không chỉ bất ngờ khi những hình vẽ khổng lồ đó đã có hơn 2000 năm tuổi mà còn sửng sốt với những phát hiện mới từ những xác ướp của người Peru cổ được khai quật tại đây. Dưới lớp cát sa mạc Nazca, từng bí mật từ từ được hé mở…

Lịch thiên văn hay sân bay của người ngoài vũ trụ?
Đi trong muà cao điểm chuyện gì cũng có thể xảy ra. Vé máy bay đi xem những đường vẽ kì lạ tại sa mạc Nazca tăng giá tính bằng từng phút. Trước đó, tại Cuzco, Lima giá vé đặt trước được báo 60 usd, còn đang chần chừ lưỡng lự vì giá cao quá ( giá bình thường chỉ khoảng 40 usd), ngày hôm sau, giá đã là 80 usd. Buổi chiều cùng ngày, quay về khách sạn lấy tiền chaỵ ra, giá đã lên 95 usd.

Ghét mấy thằng đại lí “làm giá”, tôi quyết định mua vé trực tiếp tại Nazca. Chuyến xe bus 14 tiếng chạy thâu đêm từ Cuzco đến Nazca lúc 6h30 sáng. Vội vã bắt xe taxi chạy đến phi trường thì đã thấy xếp hàng đông nghẹt. Phòng chờ kiêm bán vé taị phi trường sân bay Nazca nhỏ xíu như quán càphê ở Sàigòn đông người, chật chội đến không ngờ. “Mấy ngày nay sương mù nhiều quá, không cất cánh được, có người đã chờ đã 3,4 ngày vẫn chưa bay được. Vé 110 usd. Đồng ý, tôi sẽ để anh vào danh sách chờ…” cô tiếp viên lạnh lùng trả lời. Vừa may, một khách du lịch Pháp nhường vé nên tôi được leo lên chuyến bay cuối cùng trong ngày. Cầm chiếc vé với giá 120 usd trong tay (mắc gấn 3 lần giá bình thường) tôi thở phào tự an ủi dù sao mình cũng còn may mắn hơn nhiều người chờ đợi đến 3,4 ngày trời vẫn chưa bay được.

Máy bay chở khách xem hình vẽ trên sa mạc
68.jpg


Chiếc máy bay nhỏ chở 5 người khục khặc khục khặc cuối cùng rồi cũng cất cánh. Gió giật ầm ầm, tiếng động cơ muốn điếc lỗ tai, chợt nhớ đến lời lí do nhường vé của người bạn Pháp: “ Tháng 12 năm ngoái, 2 chiếc máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp vì trục trặc động cơ. Tháng 4 năm nay, một chiếc máy bay mang 5 người khách Pháp cùng phi công đã tử nạn.” Lúc đó do quá “say đòn” nên cười xoà: “sống chết có số, sợ gì”, bây giờ ngồi trên chiếc máy bay nhỏ xiú lắc đùng đùng này, bất giác tôi rùng mình. Nhưng nỗi sợ chợt qua mau khi thấp thoáng giữa sa mạc mênh mông, những đường vẽ hình con khỉ có đuôi xoắn ốc, người ngoài hành tinh, nhện, cá voi… hiện ra sống động lạ thường. Sa mạc bây giờ như một bức tranh khổng lồ. (May mắn Nazca là một trong những sa mạc khô nhất thế giới cộng với bề mặt đầy đá sỏi trên sa mạc đã làm giảm thiểu ảnh hưởng của gió nên những hình vẽ có từ hơn 2000 năm trước này mới tồn tại được đến ngày nay).

Hình con nhện
67.jpg


Thật ra, những hình vẽ khồng lồ như thế không phải chỉ có ở Peru, mà còn có ở Hi Lạp, Mỹ… nhưng đặc điểm, số lượng và kích thước của những hình vẽ tại sa mạc Nazca gây ấn tượng mạnh nhất. Theo nhà nữ toán học người Đức Maria-Reiche, người dành trọn cả đời nghiên cứu những hình vẽ kì lạ trên sa mạc Nazca, cho rằng đấy chính là lịch thiên văn của người xưa. Dựa vào sự dịch chuyển của các chòm sao, thổ dân lúc bấy giờ sẽ dự đoán thời tiết, phục vụ cho việc trồng trọt của họ. (Hình con nhện khổng lồ chính là sự liên tưởng đến tinh vân của chòm sao Orion). Tuy nhiên, theo truyền thuyết, sa mạc Nazca chính là sân bay của người ngoài hành tinh, khi rất nhiều phi thuyền vũ trụ đã cất, hạ cánh tại đây. Và chính những người thổ dân địa phương (từ năm 200 TCN đến năm 600) đã vẽ lại những hình ảnh họ chứng kiến. Trên sườn núi gần đó, có hình vẽ một người khổng lồ có cái đầu kì lạ đang giơ tay chào càng làm cho truyền thuyết này đáng tin cậy hơn. Tạp chí National Geographic đã giải thích: “ Lớp sỏi, đá trên bề mặt của sa mạc Nazca có chưá Fe0, qua hàng thế kỉ, nó trở nên đen bóng. Khi lớp sỏi được quét đi, nó tương phản vơí màu bên dưới. Bằng cách này, những đường vẽ khổng lồ được hình thành bởi những đường rãnh rộng khoảng 20cm đào sâu khoảng 35 cm trên sa mạc.” Cách tạo ra những đường vẽ này quá đơn giản, ai cũng có thể làm được, nhưng làm sao để tạo được những đường thẳng gần như tuyệt đối, làm sao để “phóng to” những hình vẽ (vốn chỉ có thể quan sát được hoàn chỉnh từ trên không) theo đúng tỉ lệ một cách chính xác? Ai đã tạo ra, và nó có ý nghĩa gì thì đến nay, đó vẫn là một trong những bí mật lớn nhất của loài người.

Xác ướp lên tiếng
Cũng trên sa mạc Nazca, cách thị trấn khoảng 30 km, Chauchila là nghĩa trang của người tiền Inca mà phát hiện qua những xác ướp, xương sọ, đồ gốm hơn 1500 tuổi tại đây đã làm các nhà khoa học ngỡ ngàng và kinh ngạc về nền văn minh của người Inca và tiền Inca.

Thật bất ngờ, Chauchila lại được phát hiện bởi …những tay “mộ tặc”. Đến khi nhà nước có biện pháp ngăn chặn thì một số lượng khổng lồ những hiện vật qúi giá đã bị đem bán. Tuy vậy, Chauchila hãy còn khá ấn tượng bởi hơn 10 hầm mộ mở cho khách tham quan với nhiều xác ướp hãy còn lọn tóc dài quấn quanh, có cả xác ướp của trẻ em được dùng để tế thần… Ông Juan Tohalino Vera, một trong những hướng dẫn viên kì cựu nhất Nazca, người có thể nói thông thạo 4,5 thứ tiếng, cuối xuống, dùng tay khoả lớp cát ngay dưới chân rồi nhặt lên một mảnh xương nhỏ: “ Cũng may, những kẻ cướp huyệt mộ chỉ quan tâm đến vàng nên xác ướp, xương sọ chúng không thèm mang đi, vất vương vãi khắp nơi”… Tôi không tin nên bắt chước làm theo, và cũng nhặt được một mẩu xương như thế.

Tóc dài thế này làm sao tắm nhỉ?
69.jpg


Gục trên...đầu gối bỏ quên đời (nhại bác Quang Dũng tí, hihi)
75.jpg


Ngày nay, khi y học đã tiến bộ vượt bậc, thì giải phẫu não hãy còn được liệt vào những ca khó. Vậy mà, cách đây hơn 500 năm, từ những xác ướp, xương sọ này người ta đã phát hiện rằng người Inca đã có hiểu biết khá chi tiết về giải phẫu học và đã biết… giải phẫu não. Theo nghiên cưú mới nhất đăng trên tạp chí National Geographic thì chỉ với lá coca và một số loại dược thảo tự nhiên làm thuốc tê, người Inca đã đục hộp sọ của những chiến binh bị thương ở đầu để chữa và tỉ lệ sống sót sau những ca phẫu thuật ghê rợn này có lúc lên đến 90%.

Đục hộp sọ để chữa thương (riêng hình này của National Geographic, không phải của tui)
skull.jpg


Ra về, ngay trước nghĩa địa Chauchila, tôi giật thót mình khi thấy người ta bày bán nhiều cây sáo được làm từ những khúc xương chạm khắc khá công phu. “Xương người?” tôi rụt rè hỏi. Juan cười lớn: “ Vua Inca ngày xưa, dùng đầu lâu của thủ lãnh đối phương làm chén đựng rượu, lấy xương chạm khắc, đục thành những ống sáo để “dằn mặt” kẻ thù. Nhưng cậu đừng sợ, những cây sáo này chỉ làm từ xương con llama, và alpaca (một loại lạc đà không bướu) thôi mà”… Hết hồn!

Kẻ thù của người Inca sẽ bị đục lỗ, xỏ xâu như vầy nè
74.jpg


Địa vị xã hội của người Inca được phân biệt qua hình dáng…hộp sọ. Địa vị càng cao thì chỏm sọ phải được nắn càng dài. Và Người Inca nắn hộp sọ ngay từ khi mới sinh bằng cách cố định đầu trẻ vào một cái khung (độn bông bên trong). Theo năm tháng, họ từ từ thay đổi kích thước và hình dạng khung để nắn đầu theo ý muốn.
72.jpg
 
Bài 7: Bùa chú và những tập tục rùng rợn

Muốn cửa hàng đông khách: buộc cánh tay trẻ sơ sinh vào bó hoa Ruda rồi vẩy nước trước cưả, trong nhà ăn; Mệt mỏi không biết nguyên nhân: “ bác sĩ cuy” (một loài họ chuột) sẽ “hút” hết những bệnh tật; Cúng trả nợ đất: bào thai trẻ sơ sinh là lễ vật trang trọng nhất… Những tập tục từ ngàn xưa của người Peru này hãy còn giữ cho đến ngày nay, những ngày của thế kỉ 21.

Buà chú
Tối hôm trước ngủ sớm nhưng sáng dậy người cứ ngầy ngật. Triệu chứng độ cao quen thuộc ngày nào đi Tây Tạng lại tái phát: cả đêm cứ chập chờn, đầu đau như có ai dung gọng kìm kẹp sát đầu, buồn nôn nhưng không thể… Tuýp kem đánh răng mang theo xì cả ra ngoài do áp suất thấp. Cũng phải thôi, Juliaca, một tỉnh miền núi của Peru cách thủ đô Lima hơn 1000 km, nằm ở độ cao 3825m so với mực nước biển, (xấp xỉ Tây Tạng).

Tôi ghé thăm chị Dao, du học sinh tại Nga, theo chồng định cư hẳn tại Juliaca đã 10 năm, Tôi đến cũng vưà thấy trước cưả tiệm ăn của chị Dao đầy muối trắng. Chị cuống quit quét dọn sạch đống muối với vẻ mặt lo lắng sau đó vào nhà lấy lọ đường lớn ra rắc trước cưả. Thấy vẻ mặt ngơ ngác của tôi, chị giải thích: “ Chị bị đối thủ cạnh tranh “ếm buà”. Họ đổ muối trước tiệm ăn để “trù” đồ ăn mình nấu luôn bị mặn, thực khách sẽ không muốn vào ăn nữa. Chị phải rắc đường để “khử” buà muối đấy”. Trong khi ngồi đợi chị Dao lau nhà thì một bà khách bước vào, do trơn, bỗng bị trượt chân té. Thế là bà ta nằng nặc yêu cầu chị Dao phải hốt đất ngay tại chỗ bị té để bà mang về nhà nhờ thầy cúng niệm chú và chôn đi. Làm như vậy, sau này bà mới không bị bệnh tật.Khổ nỗi, sàn nhà chị Dao là gạch bông, lại mới lau, đất làm gì có, vậy mà bà ta cứ quét đi quét lại, cố gắng để lượm được chút xiú bụi đất, gói trong miếng giấy rồi mang về.

Người Peru, đặc biệt là các tỉnh miền núi, rất tin vào tâm linh nên họ cũng sử dụng rất nhiều loại buà. Trước cưả tiệm ăn, buôn bán, nêú để ý bạn sẽ có thể thấy ngay hai móng sắt của hai con ngựa: một đực, một cái. Một cái hướng ra, một cái hướng vào. Họ hi vọng sẽ có nhiều khách dẫm vào cưả hàng mình nhiều hơn. (Cửa hàng chị Dao cũng có hai cái móng ngựa sắt này). Có buà “ếm” cũng có buà “khử” vì thế trước cưả nhà họ thường treo tỏi đực để khử buà yếm của người xấu. Ông Hugo Apaza Quispe, giáo sư sử học của thành phố Puno, cho biết: “ Để tự “bảo vệ” bản thân, dân Peru miền núi thường có buà đựng trong một lọ nhỏ, luôn mang theo bên mình. Lọ buà đó gồm hạt Cuti màu đỏ có chấm đen để tránh những ghen tị, hiềm khích; cây Murachi được khắc thành hình một đôi vợ chồng có tác dụng bảo vệ hạnh phúc gia đình; một miếng nam châm để hút những “kim loại” như tiền, đồng, vàng, bạc vào gia đình. Cạnh đó, còn có bảy loại gỗ khác nhau để tránh bảy loại điềm gở thí dụ: bệnh tật, sa sút trong làm ăn…”

Bùa "hộ vệ"
84.jpg


Bác sĩ “cuy” và cánh tay trẻ sơ sinh
Khi người Peru mệt mỏi mà không biết nguyên nhân, đi bác sĩ cũng tìm không ra. Họ thường tìm con “cuy” (một loài họ chuột) màu đen tuyền để chữa bệnh. Vào thứ ba và thứ sáu hàng tuần (đối với người Peru, đó là những ngày “phù thuỷ”, mọi chuyện liên quan đến tâm linh phải thực hiện vaò ngày này mới linh nghiệm), họ cầm con chuột sống xoa khắp người bệnh nhân để con này “hút” hết những bệnh tật của họ ra. Sau đó, họ chặt phăng đầu, thấy máu đen sì tức là độc đã vào máu con cuy mà ra khỏi bệnh nhân. Điều này chính bà Karin Muller- người đi dọc dãy nuí Andes qua các nước Chile, Ecuador, Brazil, Peru- cũng môt tả cách chữa bệnh bằng con cuy trong quyển sách nổi tiếng Along the Inca road: “ông thầy lang cầm con cuy đập vào lưng và đầu của bà ấy, rồi sau đó chẩn bệnh dựa trên chất lượng của bộ ruột của nó”

Ngoài ra, "cuy" còn là món ăn truyền thống của người Peru. Người ta nuôi trong nhà như nuôi con gà, con vịt. (Chỉ có con cuy đen tuyền mới dùng để chữa bệnh).
cuy.jpg



Rùng mình hơn, người Peru miền núi có niềm tin rằng cánh tay của trẻ sơ sinh có tác dụng mời gọi khách hàng. Vì thế, tại rất nhiều cưả hàng ăn, họ luôn bí mật buộc cánh tay của trẻ sơ sinh vào bó hoa Ruda (một họ hoa cải). Vưà mở cưả hàng, bao giờ họ cũng quét dọn sạch sẽ, và rẩy nước hoa Ruda trước cưả, trong nhà bếp, khắp nơi trong nhà ăn… để hi vọng một ngày đắt khách. Những cánh tay trẻ sơ sinh thường được mua chui từ bác sĩ hoặc các phòng nạo thai với giá khoảng 100 usd/cái. Dù điều này họ luôn giữ bí mật nhưng dân buôn bán không ai không bỉết. Tôi hỏi nhỏ chị Dao: “ Hỏi thiệt, chị có cánh tay trẻ sơ sinh nào không?” Chị nhăn mặt: “ Mình thấy dã man quá nên không sử dụng”. Cách đây không lâu, báo chí đăng tin rầm rầm về vụ có một chiếc xích lô tông vào một xe bán nước Chicha (một loại nước giải khát lên men từ ngô, hoặc từ hạt Kinoa). Thùng nước vỡ toang, và lòi ra một bàn tay trẻ sơ sinh…

Bùa đủ kiểu
96.jpg


Trả nợ đất mẹ
Tiệm ăn của chị Dao khá đông khách, nên tôi ngồi luôn ở quán nói chuyện với chị cho tiện công việc. Cái sàn nhà mới lau sạch bóng hồi nãy chỉ vài tiếng đồng hồ đã vương đầy thức ăn, nước. Thoạt đầu tôi cứ nghĩ có lẽ tiệm ăn gần chợ, khách chủ yếu là người lao động chân tay nên hơi…”dơ”. Tuy nhiên, có điều lạ là từ bà già bím tóc bận bộ đồ truyền thống cho đến ông khách vận complet, xách cặp samsonite trước khi ăn, uống đều rải xuống đất một ít Tôi thắc mắc với chị Dao: “ Sao chị không để dưới bàn cái thau để họ đổ thức ăn vào đấy”. Chị Dao cười lớn: “ Bậy! Tập quán của người Peru đấy. Họ quan niệm rằng họ sinh ra, lớn lên, rồi chết cũng từ đât mẹ. Vì thế, rải thức ăn xuống đất trước bữa ăn là để cảm ơn đất mẹ”. Người Peru có lễ trả nợ đất mẹ (Paga Santa tiera pachamama) vào tháng 8 hằng năm, vì thời gian này, người ta cho rằng thời gian này, đất mẹ “đói”, luôn muốn “ăn” lễ vật nhất. Ngày xưa, người Peru thường trả nợ đất bằng các loại gia súc thân thiết trong cuộc sống hàng ngằy như alpaca, llama (một loài thuộc họ lạc đà)… Ngày nay, điều đó được “giản tiện” hơn là chỉ cần cúng trả nợ đất bẳng bào thai của các con đấy. (được bán nhan nhản ngoài chợ).

Bào thai con llama, alpaca bán đầy rẫy ở chợ Peru (nhất là các vùng miền núi)
market2.jpg



IMG_0953.jpg


Đất mẹ đối với người Peru cực kì thiêng liêng nên lễ trả nợ đất luôn là những phẩm vật, món ăn ngon nhất. Và một số người Peru (nhất là đối với dân đào vàng) tin rằng, bào thai trẻ sơ sinh chính là món ăn ngon nhất. Vì thế, họ trả nợ đất cũng bằng bào thai trẻ sơ sinh, hoặc thậm chí cả trẻ con nhất là con trai. Giết để tế sống đất mẹ. Trẻ con ở đây quá đông. Đẻ ra rất nhiều, nhưng không có khả năng nuôi, nên chuyện xin trẻ con, hoặc bỏ số tiền nhỏ là có thể mua được. Dĩ nhiên, những điều này là phạm pháp, nhưng tại những vùng núi hẻo lánh, xa xôi thì chính phủ không thể kiểm soát được. José, một người dân vùng Saman (huyện lị của Puno) cho biết làng anh ta có tục lệ trả nợ đất bằng người sống. Một lần, chính José đã chứng kiến người dân trong làng trả nợ đất bằng cách đẩy một người vào một cái hố lớn đầy củi, than để thiêu sống”

Đối với một số người Peru ở miền núi, văn minh, luật pháp hãy còn quá xa xôi. Chị Dao cho biết: “Cách đây không lâu, báo chí, tivi ở đây đăng tin một người chỉ ăn cắp một bình gas, mà người dân một huyện của Puno đã đổ xăng thiêu sống anh ta. Khi đi cấp cứu thì anh ta đã chết bì bỏng quá nặng. Chưa hết, khoảng năm 2002, tivi truyền hình quay trực tiếp hình ảnh thị trưởng của thị xã Ilave (thuộc Puno) đã bị nhân dân bắt đi vòng quanh thành phố, vừa đi bị đánh, ném đá cho đến chết”…


Bùa móng ngựa đực và cái thường được đặt ngay cửa ra vào nhà hàng để cầu mong "nhiều người bước chân vào" (đắt khách)
28072008330.jpg



Nhặt được (không phải mua) một chiếc giày trẻ em (chỉ một chiếc, không phải đôi) sẽ mang đến sự may mắn vô cùng. Chịu khó để ý bạn sẽ thấy những chiếc giày như thế được treo rất phổ biến ở Peru
95.jpg
 
Last edited:
Bác chaubathong viết hay quá, chụp ảnh cũng đẹp nữa :L

Đọc loạt bài này xong cái mơ ước đi Peru của em lại cháy bừng bừng, ko biết bao giờ cho đến ngày đó đây :(

Mong chờ bài tiếp của bác :L
 
Cám ơn bạn ROsy :)
Nếu bạn có ý định đi Peru, biết được gì, tui sẽ giúp (thí dụ như giới thiệu cho bạn người VIệt Nam ở Peru, những điểm nên đến, và đi bằng cách nào...)
Chúc bạn đạt được ước nguyện đi Peru :)
 
Inti Raymi: Lễ hội thần mặt trời

Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của người Peru diễn ra vào ngày 24-6 hằng năm. Xuất hiện từ thế kỉ 16, khi Inca còn là một trong những đế chế hùng mạnh nhất Nam Mỹ, Inti Raymi là lễ hội tôn vinh thần mặt trời-vị thần tối cao của người Inca. Họ cầu nguyện cho mùa màng bội thu, cầu nguyện cho sự ấm no, sung túc. Tổ chức chính thức vào ngày 24-6, nhưng từ trước cả tuần lễ, khắp các đường phố tại Cuzco (kinh đô của người Inca xưa) đã nhộn nhịp, đông vui như hội.


Ngô (bắp)- món ăn truyền thống phổ biến của người Peru- cũng là phẩm vật dâng lên thần mặt trời
2a-2.jpg



Inca- đứa con của thần mặt trời-người đứng đầu, lãnh đạo đế chế.
3-1.jpg



Ướp xác- một tập tục của người Inca (thường dành cho giới quí tộc). Họ tin rằng, khi ướp xác họ sẽ được tái sinh vào một thế giới khác.
4a.jpg



Aclla, những phụ nữ đồng trinh, suốt đời phụng sự tại các đền đài, lăng mộ.
5b.jpg



Quipu, những nút thắt bí ẩn vẫn chưa được thế giới giải mã, được coi là "chữ viết" của người Inca xưa. Người Inca không có chữ viết, họ nói tiếng Quechua (ngày nay vẫn được sử dụng phổ biến tại Peru sau tiếng Tây Ban Nha)
6-1.jpg



Chàng nông dân với dụng cụ làm nông truyền thống từ thời Inca (ngày nay vẫn còn sử dụng phổ biến)
7-1.jpg



Pháp sư với cây tumi trong tay. Đây là một loại dao thường dùng để mổ não (sọ) bệnh nhân để chữa bệnh
8-1.jpg
 
Last edited:
Khiếp, ảnh của bác CBT đẹp nhỉ!

Mà phải có giấy phép mới chui được vào vòng trong chụp ảnh thế này hay cứ đi sớm xí chỗ là được hả bác?
 
Khiếp, ảnh của bác CBT đẹp nhỉ!

Mà phải có giấy phép mới chui được vào vòng trong chụp ảnh thế này hay cứ đi sớm xí chỗ là được hả bác?

Nói cái vụ này mới nhớ, tui học thêm được một kinh nghiệm nữa là bên cạnh vụ đi sớm để kiếm góc ảnh ngon, ở những sự kiện đại chúng như vầy, cứ cầm con máy thật to, ống thật bự thì phần lớn là được tha hồ chạy lăng xăng chụp ảnh. (Chắc họ tưởng mình cầm máy bự tức mình là phóng viên "bự" =)) Thậm chí nhiều khi còn được ưu tiên hơn những phóng viên bản địa cầm máy "xì cúc" nữa). À, dĩ nhiên là cũng phải "chai mặt" 1 tí, cứ coi thiên hạ như ruồi, tiên hạ thủ vi cường, cứ lao lên giành lấy chỗ tốt nhất. Security nói gì cũng giả điếc, bấm tán loạn như là "say mê" lắm. Nhiều khi nó cũng bỏ qua (cùng lắm đuổi thì chạy chỗ khác thôi ;) ) Nghĩ lại thấy vừa vui, vừa ngượng :D
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top