What's new

[Chia sẻ] Peru-bài 1: Làm quen với con cháu thần mặt trời.

Peru-bài 2: Inca trail-cung đường huyền thoại và cuộc bạo động lúc nửa đêm.

BandoIncatrail.jpg

Bản đồ cung đường Inca: đây là hai hệ thống đường chính (không kể vô số nhánh nhỏ) kéo dài qua năm nước từ Ecuador đến tận Agrentina. trong cung đường Inca với tổng chiều dài hơn nưả đường xích đạo (gần 23.000 km)


Con đường mòn gồ ghề đá , len lỏi qua dải núi Andes phủ đầy mây mù và tuyết trắng, vậy mà muốn đi phải đăng kí trước cả nưả năm mới hi vọng xin được giấy phép. Chuyến đi bộ bốn ngày, ba đêm trung bình trên con đường này ngốn 500 usd/người. Đơn giản nó chính là con đường mòn Inca có từ thế kỉ 15, một trong những cung đường mòn lịch sử đáng đi nhất trên thế giới, dẫn đến kì quan thế giới Machu Picchu...

Không phải gì cũng mua được bằng tiền
Tôi từng gặp những khuyến cáo: “Muốn đi Inca trail phải đăng kí giấy phép ít nhất sáu tháng trước khi khởi hành”. Vì thế, sau khi thu xếp được công việc để đi Peru, tôi lập tức online đăng kí giấy phép. Thế nhưng… giấy phép đã kín chỗ cho đến… tháng 11. Do sợ quá đông khách du lịch sẽ phá hỏng con đường, chính quyền Peru chỉ đồng ý cấp phép cho dươí 250 du khách/ngày (không tính hướng dẫn viên và người thồ hàng). Chính vì thế, con đường này là một trong những tuyến đường trekking (đi bộ) “hot” nhất thế giới. Muốn đi phải đặt trước ít nhất từ 4 đến 6 tháng, thậm chí cả năm. Mà đâu có rẻ, một chuyến đi bộ 4 ngày 3 đêm giá trung bình từ 500 đến 600 usd. (Đối với nhóm ít người, số tiền này còn cao hơn nhiều).

Phải tìm cách xoay sở! Vừa đến Cuzco, tôi lập tức liên lạc với tất cả các công ty du lịch được giới đi đường xa “điểm mặt chỉ tên”, nhưng đều được nhận cái lắc đầu một cách dứt khoát. Thậm chí họ còn cười nhạo khi tôi hỏi việc sẵn sàng trả thêm cho việc “chạy” giấy phép đi Inca trail: “ Đừng mơ tưởng, có trả gấp ba, bốn lần cũng thua”. “Thế còn việc đi chui?”, tôi hỏi nhỏ. Họ cười phá lên: “Dọc đường có đến năm trạm gác, kiểm tra 24/24 vì thế, đừng hòng. Thậm chí, nếu có người đã đăng kí nhưng hủy vào giờ chót, cũng không có ai được trám chỗ vì số hộ chiếu đã được lưu vào máy, không thay đổi được”. Cùng đường, tôi đành cầu cứu văn phòng đại sứ quán Việt Nam tại Chile (Peru không có văn phòng đại sứ quán Việt Nam) hi vọng nhờ can thiệp. Ngay trong buổi chiều, lá thư giới thiệu từ đại sứ quán được fax trực tiếp đến nơi cấp giấy phép là Viện văn hoá quốc gia tại Cuzco (INC: Intitution National Culture de Cuzco). Cùng lúc đó, để chắc chắn, bí thư thứ nhất Nguyễn Đại Bản cũng nhờ đến sự giúp đỡ của đại sứ quán Peru tại Chile. Lá thư giới thiệu thứ hai cũng được tức tốc fax về ngay trong ngày.

Sau gần một tuần chờ đợi, đích thân Giám đốc Viện văn hoá quốc gia cho tôi một cái hẹn làm việc. Tôi vừa mừng thầm, vừa yên tâm tin chắc mình sẽ cầm một chiếc giấy phép trong tay. Nhưng tôi lầm, sau khi bắt tay thăm hỏi xã giao, INC lịch sự trả lời ngắn gọn: “Xin lỗi, chúng tôi không thể cấp giấy phép cho anh”.

Nhà thờ tại Cuzco-kinh đô của đế chế Inca xưa
9.jpg


Tờ giấy phép may mắn
Mọi ngã đường dường như bịt kín. Đúng lúc thất vọng não nề, B.-người phiên dịch giúp tôi rất nhiều trong thủ tục xin giấy phép tại INC- mới nhẹ nhàng gợi ý: “ Tôi có thể giúp anh xin giấy phép với giá 400 usd”. Để chứng minh, B. lôi ra một xấp bản copy giấy phép đã xin được cho những du khách. Khá nhiều. GIấy phép xin được gần nhất là tháng 5/2008: “Yên tâm đi, tôi làm nhiều lần rồi. Tuy nhiên, vụ này ngày càng khó vì kiểm tra rất gắt gao, lại thông qua rất nhiều cưả.” Bốn trăm usd là con số không nhỏ, nhưng tôi đã đầu tư quá nhiều cho chuyến đi này (tiền bạc, công sức, bỏ học, bỏ việc…), tôi nhận lời.Nhưng đến phút chót, B. gọi lại: “Xin lỗi, họ không dám cấp phép cho anh vì... sợ bị lộ!”.

Dời lại vé máy bay, tốn tiền thuê hướng dẫn viên… Hơn 10 ngày tất tả tìm đủ cách để đi cho được con đường Inca này cuối cùng cũng công cốc. Tôi gọi điện cho đại sứ quán Việt Nam để gởi lời cảm ơn và chào tạm biệt thì một phép lạ ở phút 89 xuất hiện. Đúng lúc đó, đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Tích đang công tác tại Peru. Biết chuyện, ông liền liên lạc trực tiếp vơí ban tổ chức APEC 2008 (Peru là nước đăng cai tổ chức APEC 2008), và bộ ngoại giao Peru nhờ can thiệp. Những cú gọi điện thoại, email tới tấp từ cấp cao hơn đã giúp tôi nhận được tờ giấy phép đặc biệt từ đích thân giám đốc INC. Con đường Inca huyền thoại tưởng đã đóng chặt bất ngờ lại hé ra đón người lữ hành Việt Nam cuôí cùng…

Nhóm trekking quốc tế: 1 Việt Nam, 2 Bỉ, 2 Canada.
2c.jpg


Cuộc du hành lúc nửa đêm
Theo lịch, sáng thứ 3, ngày 8/7, chúng tôi sẽ lên xe bus đến điểm xuất phát đầu tiên, Km82, để bắt đầu con đường Inca. Tuy nhiên, 7h30 đêm trước ngày xuất phát tôi bỗng nhận cú điện thoại triệu tập bất ngờ: “ Ngày mai cả nước bỉểu tình, mọi ngả đường đều bị chặn. Cả đoàn phải xuất phát ngay trong đêm nay, lúc 11h đêm”. Tức tốc lên mạng, hàng loạt đại sứ quán các nước đều thông báo khẩn: “ Bạo động có thể xảy ra, mọi người không nên ra ngoài đường vào hai ngày 8 và 9/7”… Không phải chỉ riêng đoàn tôi, những nhóm ở đoàn khác cũng lên xe bus đến điểm tập kết ngay trong đêm.

Chặn đường đốt vỏ xe
4.jpg


Người hướng dẫn viên đã nói sai. Mọi ngã đường không phải bị chặn vào ngày mai, mà …ngay trong đêm chúng tôi khởi hành. Vưà ra khỏi trung tâm thành phố Cuzco không xa, đã thấy những đống đá to trên đường. Xe chạy thỉnh thoảng phải dừng lại, mọi người xuống xe, dẹp đá vào vệ đường rồi tiếp tục. Tuy nhiên, mọi việc trở nên căng thẳng khi gần đến điểm xuất phát. Đường ngày càng nhỏ, đất đá đổ ra đường ngày càng nhiều. Đang cặm cụi dẹp đá, thì một nhóm người với gậy gộc trên tay, mặt mũi “đằng đằng sát khí” bước đến: “ Ai cho tụi mày dẹp?”, Hướng dẫn viên người Quechua phải chạy đến giải thích. Hồi lâu, chúng tôi, những khách du lịch người nước ngoài, được đi tiếp nhưng…đi bộ. Xe bus, hướng dẫn viên cùng với những người porter phải ở lại vì “tụi mày là người của chính quyền”. Một số người quá khích nhảy lên xe, la hét um sùm, rồi như để trút giận, họ lôi cái bánh xe sơ cua trong xe đem ra đốt. Hướng dẫn viên nói nhỏ: “ Xin các anh im lặng mà đi. Bất cứ kháng cự nào sẽ dễ xảy ra chuyện lớn”. Cũng may, điểm tập kết chỉ cách gần 1 tiếng đi bộ. Chúng tôi đi mà lòng cứ lo ngay ngáy. Vưà lo cho những người porter ở lại, vưà lo không biết sẽ ngủ ở đâu vì những người porter giữ hết lều, túi ngủ. Hơn 3h sáng, những người porter đến. Họ phải đi ngược lại, kiếm đường vòng băng qua suối để đến nơi tập kết. Giấc ngủ muộn, chập chờn chuẩn bị cho con đường Inca sắp đến được bắt đầu vào lúc 4h sáng…

Điểm cắm trại
12.jpg



Đường mòn Inca dẫn đến Machu Picchu chỉ là một đoạn trong hệ thống đường Inca với tổng chiều dài lên đến 23.000km nhưng chỉ dùng để…đi bộ. (người Inca không có ngựa cũng như xe kéo để đi lại như ở Châu Âu, Á). Tuỳ theo địa hình mà con đường có thể rộng 8m (ven biển) và hẹp chỉ 1m (ven núi), gồm hai nhánh chính: đường ven biển dài hơn 4000 km rộng 8m, và đường dọc theo dãy núi Andes dài 5200 km cùng vô số nhánh nhỏ khác. Các đoạn dốc đứng được xử lí bằng những bậc thang xây bằng đá, có bờ kè an toàn để tránh rơi xuống vực.
19.jpg



Điểm xuất phát cung đường Inca, km 82, đến kì quan thế giới Machu picchu
5.jpg


Bonus thêm vài hình gái Peru coi cho đỡ ngán
7.jpg



8.jpg



16.jpg
 
Last edited:
Tyna định chỉ ở lại Peru 1 tuần thôi à? Định sẽ đi những điểm nào? người Việt mình ở Lima (thủ đô Peru) có 3 người. Ở Juliaca có 1 người, ở Arequipa (cách đó khoảng 120 km), có 1 người. Nếu Tyna dừng ở đâu, muốn gặp người Việt, để mình kiếm địa chỉ cho. :)
 
cho em hỏi tí, Arequipa có nhộn nhịp ko? Thấy nó cũng có vẻ to to (thành phố lớn thứ 2 ở Peru) nhưng ở 1 tháng thì có sợ buồn ko?
 
ở đó thì có the world deepest canyons, có mummies (nhưng ko được chụp hình)...Quan trọng là mình muốn tìm hiểu gì, mức độ thế nào thôi. 3 ngày cũng là nhiều nhưng một tháng cũng là ít. Thí dụ như chỉ riêng ở Juliaca, tui có thể ở cả tháng trời mà vẫn không chán dù ở đây chẳng có gì "nổi tiếng". (Du khách cũng chỉ xem đây là nơi trung chuyển để đến hồ Titicaca thôi.) :)
 
Thanks Anh CBT

Đọc một lèo bài viết của Anh, thấy rất thú vị. Có bao nhiêu điều phiền muộn xung quanh cũng tan biến hết, bây giờ chỉ sôi sục một ước nguyện là được khoác ba lô ra khỏi nhà, nhắm mắt cái, bay vèo để được đặt chân đến những vùng đất mà Anh đã đi qua và chia sẻ. Không phải ai cũng muốn đi là được, không phải ai đi là biết cảm nhận nhiều rồi viết hay như Anh. Cảm ơn Anh đã giúp 'trỗi dậy' tinh thần phượt đã ngủ quên trong "I" tự bao giờ...

Thanks!

:):):)
 
Đọc bài này hay quá.
Dù em là tay mơ.
Nhất là biết thêm những người sống xa xứ như anh Văn.
Cảm ơn bác nhiều.
Bỗng dưng muốn làm nhà báo.
 
Lá coca huyền bí


“Muốn tham quan các điểm du lịch nổi tiếng hãy đến Cuzco, hồ Titicaca, nhưng muốn tìm hiểu thực tế về cuộc sống, con người Peru thì Juliaca là điểm em cần”, chị Dao- một trong vài người Việt ở Peru, đã “dụ” tôi lên nơi chị ở bằng cách đấy.


Bài học đầu tiên…
Juliaca (một tỉnh miền núi phía Nam của Peru) là thành phố nghèo, nhỏ ở độ cao 4000 m so với mực nước biển. Nhưng cái nhìn đầu tiên khi bước xuống phố ở Nam Mỹ xa xôi là "Sao giống Việt Nam thế?". Tại Juliaca này, lúc nào cũng có xe xích lô, mà lại nhiều vô kể. Chỉ cần 70 xu (khoảng bốn ngàn đồng Việt Nam) là có thể chạy bất kì đâu trong thành phố.

3331616919_b5c503f1ac_o.jpg

Xích lô ở Peru

Chị Dao dẫn tôi đến thăm nhà gia đình chồng người Peru: “ Ông anh chồng của chị sắp đám cưới. Ổng gần 50 tuổi, có đến mấy đứa con rồi”. Tôi ngạc nhiên: “Cưới vợ mới à?”, chị lắc đầu: “ Không, cưới vợ của ổng đấy chứ”. Thì ra, ở Peru, yêu nhau là cứ về sống chung, sinh con đẻ cái. Đến khi nào thật sự hiểu nhau, có tài sản chung đủ nhiều mới làm đám cưới. Vì thế, những cặp có với nhau mấy mặt con đám cười là bình thường. Đám cưới của các cặp trẻ, chưa có con mới là hiếm.

Sau màn chào hỏi, giới thiệu với gia đình, để tỏ sự thân mật, tôi mỉm cười, khen với cô em chồng của chị Dao (người Peru): “ Tu má ma es mui bồ ní tà ( mẹ của em đẹp quá!)”, Cô em chồng nghe xong, tự nhiên sững người ra, mặt đỏ chin. Chết, trước khi đi, tôi học tủ câu này rồi mà, không thể nào sai được. Cũng may, chị Dao nghe được liền giải thích: “tiếng Tây ban nha cũng như tiếng Việt, chỉ cần lên xuống giọng sai, là ý nghĩa đã khác rồi. Nếu em nói “ma má” thì đó có nghĩa là mẹ, nhưng em nói “ma má” thì nó lại có nghĩa là…vú”. Hèn chi…

3331617189_399f5959a8_o.jpg

Đám cưới ở Peru. Không bỏ phong bì như ở VIệt Nam, ở Peru, mọi người lấy tiền mừng đám cưới dán khắp người cô dâu, chú rể. (Hình của chị Dao)

Lá coca huyền bí
Trên chuyến xe bus từ Juliaca đi Puno, trước khi khởi hành, ông tài xế lôi từ trong túi vài lá coca rồi bỏ vào miệng nhai. Thấy ông lim dim mắt lại, nhai từ từ, thỉnh thoảng lại gục gặt đầu như đang trầm tư suy nghĩ một chuyện gì đấy. Một lát sau, ông mở bừng mắt, miệng mỉm cười. Chị Dao, một người Việt sống ở Peru đã hơn 10 năm, đố tôi: “ Cậu đóan xem ông tài xế làm gì vậy ?”. Vụ này thì sách có nói nhai lá coca là một tập tục lâu đời của người Peru. Trong lá coca có chất cocain, sẽ làm con người tỉnh táo, sảng khoái hơn. Chị nghe thế cười xoà: “Đó chỉ là lí do phụ. Lí do quan trọng nhất là người Peru trước mỗi chuyến đi nhai lá coca để dự đoán về chuyến đi sắp đến của mình. Chính vị của lá coca sẽ nói lên điềm lành hay điềm gở. Nếu có vị đắng, chát khác hẳn ngày thường thì chuyến đi sắp đến phải thật cẩn thận vì có thể sẽ gặp chuyện chẳng lành."

Ở Peru gần hai tháng , đi khá nhiều nơi , tôi nhận ra lá coca giữ vai trò cực kì quan trọng trong đời sống người dân Peru, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Ở Peru, lá coca được bán công khai, nhan nhản tại các chợ, rẻ như bèo, chỉ với 1 sol (khoảng 6 ngàn đồng Việt Nam) là có thể mua được một vốc thật to lá coca. Oviedo, nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha đến Peru năm 1535,từng viết : “Họ luôn mang theo bên mình lá coca, thứ giúp họ không kiệt sức qua 2 ngày không ăn uống chỉ với việc nhai lá coca”.

3331615883_83588d8bab_o.jpg

Lá coca (nguyên liệu làm ra cocain) bán đại trà ở chợ. Khoảng 5000 đồng Việt Nam có thể mua được một vốc lớn.

Sự kì diệu này tôi cũng được thấy qua chuyến đi bộ dọc đường mòn Inca vưà qua, trong khi khách du lịch phải mang theo nước, viên sinh tố, và những thức ăn có năng lượng cao để leo núi thì những người thồ hàng chỉ mang theo lá coca bên mình vậy mà họ vác những bao đồ vài chục kí chạy như bay…(Theo nghiên cứu của bảo tàng thực vật đại học Havard thì lá coca chứa một lượng protein rất cao và nhiều vitamin: A, B1, B2, B6…)

Không những thế, người Peru còn dùng lá coca để cúng, chữa bệnh. Tôi đến Peru may mắn có tham dự được lể hội "trả nợ Đất mẹ" (Pachamama) vào tháng 8 hằng năm của họ. Để cầu xin may mắn, hạnh phúc, người Peru lại cầm 4 chiếc lá coca ứng với mỗi điều khấn, sau đó đặt vào hộp carton. Sau đó, hộp này sẽ được mang lên ngọn núi cao trong vùng và đốt. Họ tin rằng, nếu tất cả cháy bung lên nghĩa là đất mẹ chấp nhận điều ước của mình. Ngược lại, nếu hộp carton không cháy hết, có nghĩa ước mơ đó đã bị đất mẹ khước từ.


3332451606_c0fabcbfb7_o.jpg

Dùng lá coca để cúng trả nợ đất Mẹ (hình chụp lại, tại nhà một người bạn ở Peru)

Ngoài ra, người Peru còn có lễ cắt tóc máu. Trẻ em 1 tuổi mới bắt đầu làm lễ cắt tóc. Sau 12h đêm, người ta cho trẻ ngồi lên cái bàn, đặt nhiều lá coca xung quanh. Người được chọn người đỡ đầu (phải là người khá giả) sẽ là người cắt tóc đầu tiên cho đưá trẻ sẽ cầm nhiều lá coca lành lặn bỏ vào cốc rượu. Sau đó, mỗi người đến cắt vài sợi tóc thì lại kẹp tiền mừng vào. Số tiền này cũng giống như số tiền giúp gia đình đưá trẻ có một số vốn ban đầu để lo cho nó ăn học.



Box:
Lá coca được sử dụng làm thuốc và dùng cho các nghi lễ tâm linh từ cách đây hơn 4000 năm. Thời Inca, lá coca còn được xem như là “tiền” để trao đổi, buôn bán, đóng thuế… Ngoài ra, lá coca còn dùng như thuốc giảm đau cho các bệnh nhân, chữa đau răng, nhức đầu, côn trùng chích… (Theo: Coca- chiếc lá diệu kì của người Inca)

3397439924_23f99d448d.jpg


3397441986_a8b5e69dcc.jpg

Lễ cắt tóc máu (hình của chị Dao)
 
Last edited:
Tyna định chỉ ở lại Peru 1 tuần thôi à? Định sẽ đi những điểm nào? người Việt mình ở Lima (thủ đô Peru) có 3 người. Ở Juliaca có 1 người, ở Arequipa (cách đó khoảng 120 km), có 1 người. Nếu Tyna dừng ở đâu, muốn gặp người Việt, để mình kiếm địa chỉ cho. :)


cám ơn bác châu nhé,giờ mới đọc tin của bác tại đợt này e bận quá nên chẳng online nhìu.Sau khi bớt bên này,nhín bên kia ,thì thêm được 2 ngày nữa là tổng cộng 9 ngày ở Peru,bác ạ ;-)))

Ngày 1(N1) :nhà e bay từ buenos aires qua lima,rồi bắt tiếp máy bay đi Cuzco.Ở lại Cuzco ,visit xung quanh cuzco đến N3,buổi chiều N3 đến aguas calientes,ngủ 1 đêm chờ buổi sáng lên macchu picchu sớm.
N4:visit macchu picchu,chiều về lại cuzco
N5: sáng sớm đi Puno,ở lại 1 đêm trên đảo ( nghe nói bên isla del sol khong đẹp bằng cái urus island ???:help
N6: visit hồ titicaca
N7:chiều,từ Juliaca bay về Lima đến N9 thì về lại Buenos aires.

Các bác xem,thông tin giùm e hotel,bus...với nhé.Rieng hotel ở Lima thì thôi,vì e có 2 đêm miễn phí bên Marriott rùi:D
 
Coi bói ở Puno

Người đàn ông cầm nắm lá coca niệm chú rồi đưa nắm lá sát miệng cái đầu lâu đặt ngay trên bàn: “Xin bà nói giùm con biết…” Căn phòng tối lờ mờ chìm hẳn trong đám khói từ bột trầm và cỏ thơm, ánh sáng vàng vọt từ bóng đèn điện tù mù trên trần hắt xuống cái đầu lâu trắng hếu làm không khí trở nên ma quái, mọi người bất giác rùng mình. Đây không phải là một cảnh trong phim, mà là hình ảnh thực tế của một buổi coi bói bằng lá coca ở tỉnh Puno- Peru.


Niềm tin tâm linh
Coi bói cũng là một phần không thể thiếu của người Peru. Từ chuyện tranh cử tổng thống cho đến những chuyện cỏn con như mất con gà, con vịt cũng xem bói. Mỗi lần đấu vòng loại vùng Nam Mỹ để tranh vé dự Mundial thì trước mỗi trận đấu ở sân nhà, tivi lại tường thuật trực tiếp người Peru mời hẳn ông thầy cúng về làm lễ rưả sân, đốt trầm hương, cỏ thơm, phun bia rượu phì phì ngay tại sân vận động, rồi phù phép cho các cầu thủ bóng đá. (nhưng có lẽ thầy chưa linh nên bóng đá Peru vẫn bê bết, thua liên tục!?) Thậm chí, trước kì tranh cử tổng thống, phóng viên, nhà đài cũng ra sức săn lùng những người xem bói giỏi, để đoán xem ông nào sẽ trúng cử tổng thống, rồi đăng báo, lên tivi nhặng xị…

Ở các tỉnh miền núi, niềm tin vào tâm linh còn cao hơn nhiều lần. Vì thế, chợ nào cũng có hẳn một khu bói toán. Tò mò, tôi cũng đi xem bói thử. Juliaca là một thành phố nghèo miền núi do chẳng có điểm du lịch nào nổi tiếng. Chợ trung tâm nằm sát đường ray xe lưả cũng nghèo. Khu bói toán là một dãy lều bạt nhỏ, phía sau chợ. Ở đây có thể xem bói đủ loại từ bài tây, chỉ tay, bói chì (chì được đun nóng chảy, ai muốn xem bói thì múc một thià chì nóng chảy đổ vào nước lạnh. Dựa vào những hình dạng mà chì đông lại, thầy bói sẽ nói được tương lai của mình)… nhưng đặc biệt là xem bói từ lá coca.

3331630623_ae3eedea81.jpg

Dựa vào hình dạng của chì đã nấu chảy, thầy bói sẽ đoán hậu vận

3332465764_b00a9d3c73.jpg

Bà này bói bằng con cú (Cũng may, trong phượt này gõ được dấu, chứ tui chú thích ảnh ở trong flickr không có dấu).

Đi tìm thủ phạm...
Trước khi xem bói, bà thầy bói kêu cầm một vốc lá coca vừa mua lên và thổi vào đấy. (như là đã thổi “hồn” mình vào). Sau đó, ứng với mỗi điều cần hỏi lại đặt tiền trên mỗi lá coca, tiền tuỳ hỉ. Bà cầm vốc lá coca tung lên, rồi săm soi từng chiếc lá rơi trên bàn. Chỉ vào những mảnh lá coca vụn bà phán: “ Công việc trong tương lai của cậu sẽ thuận lợi nhưng …” bà thấy bói chợt khựng lại, chỉ vào cái lá bị rách mất một bên: “ Đang có người nói xấu cậu, hãy cẩn thận”… Thì ra, mỗi hình dáng, mặt sấp ngưả của lá coca đều mang ý nghĩa riêng …

3332465148_8dca403b4e_o.jpg

Bà thầy bói đang "phán"

Vưà đi xem bói về thì bà hàng xóm của chị Dao cũng vưà bị mất trộm, và bà quyết định đi xem bói để tìm ra thủ phạm . Tò mò , tôi xin đi theo . Bà thì thào: “ông này xem bói rất giỏi, nhà ai bị mất trộm đến nhờ là ông ta có thể chỉ tận mặt thằng ăn trộm. Có thằng trộm ở rất xa, phải thuê xe ôtô đưa ông ấy đi, ông ấy cũng chỉ ra tận nơi”. Nhà ông thầy bói khá xa, đến nơi đã thấy xe hơi, xích lô đậu kín mít, từ ông áo veston lịch lãm đến bà già Quechua truyền thống đều nhẫn nại chờ đến phiên chưa kể có mấy phóng viên ngồi chầu rià để săn tin vỉa hè. Cô vợ trẻ, phốp pháp của ông thầy bói đang chăm lũ con 5,6 đứa chạy lăng quăng trước sân… Đến phiên, chúng tôi vào căn phòng riêng sực mùi trầm, và cỏ thơm của ông, trên bàn có cái đầu lâu trắng hếu. Ông thầy bói tuổi trạc 50, miệng nhai lá coca liên tục, nói rặt tiếng Quechua (ngôn ngữ của người Inca cổ). Ông hỏi bà hàng xóm tên những người tình nghi và viết tên từng người lên mỗi chiếc lá. Rồi ông cầm nắm lá coca khác khấn vái, niệm chú hôì lâu và đưa nắm lá vào sát miệng cái đầu lâu: “ Xin bà cho biết kẻ trộm là ai?” Rồi ông lim dim như đang nghe “bà đầu lâu” nói. Sau đó, ông tung nắm lá coca lên trời. Nếu phần lớn mặt trong chiếc lá ( mặt màu xanh đậm) cùng ngữa lên, và cùng chĩa vào chiếc lá nào có ghi tên thì người đó chính là thủ phạm. Ông làm đi, làm lại 3 lần để kiểm tra tính chính xác…

Về lại Cusco, tình cờ đọc quyển sách về lá coca, lại đi bảo tàng Inca chợt thấy tức cười vì những gì thầy bói “phán” dựa theo lá coca đều có trong này. Nếu để râu và biết thêm tiếng Quechua nữa là tôi có thể làm thầy bói ở Peru rồi…


3332464598_3413f23013.jpg


Biểu tượng về lá coca của người Inca cổ:
Chiếc lá có hai mặt. Mặt trong (màu xanh đậm) là điềm tốt, mặt kia là điềm xấu.
Lá tròn tượng trưng cho đàn bà. Lá dài, dẹt tượng trưng cho dàn ông
Lá bị rách một bên: có người nói xấu.
Lá bị rách mất một góc trên: sẽ gặp gỡ người không quen biết
Lá bị thủng ở giữa: bệnh tật, đớn đau…
Lá gập lại 2 bên (như 2 tay xếp lại, nằm trong quan tài): cái chết, điềm xui xẻo.
Lá coca vụn: tượng trưng cho sự phát triển tài lộc đối vơí mua bán, thăng tiến đối với công việc
. (Bảo tàng Inca- thành phố Cusco)

3331628079_82fef885e0_o.jpg

Thầy bói đang "thuyết pháp" giữa chợ

3332467352_958df8a27c_o.jpg

Khu lều bói toán ở chợ Juliaca
 
Anh chủ topic ơi, cám ơn anh về những bài viết nhé.

Em cũng mới tham gia diễn đàn nên chưa biết nhiều và có lẽ đến già cũng không đến được 1 số điểm như các anh chị ở đây đã đi. Nhưng du lịch cũng là niềm yêu thích của em nên em "du lịch qua máy tính" vậy.

Cám ơn anh nhìu!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,566
Bài viết
1,169,102
Members
191,424
Latest member
HungSWC
Back
Top