What's new

[Chia sẻ] Peru-bài 1: Làm quen với con cháu thần mặt trời.

Peru-bài 2: Inca trail-cung đường huyền thoại và cuộc bạo động lúc nửa đêm.

BandoIncatrail.jpg

Bản đồ cung đường Inca: đây là hai hệ thống đường chính (không kể vô số nhánh nhỏ) kéo dài qua năm nước từ Ecuador đến tận Agrentina. trong cung đường Inca với tổng chiều dài hơn nưả đường xích đạo (gần 23.000 km)


Con đường mòn gồ ghề đá , len lỏi qua dải núi Andes phủ đầy mây mù và tuyết trắng, vậy mà muốn đi phải đăng kí trước cả nưả năm mới hi vọng xin được giấy phép. Chuyến đi bộ bốn ngày, ba đêm trung bình trên con đường này ngốn 500 usd/người. Đơn giản nó chính là con đường mòn Inca có từ thế kỉ 15, một trong những cung đường mòn lịch sử đáng đi nhất trên thế giới, dẫn đến kì quan thế giới Machu Picchu...

Không phải gì cũng mua được bằng tiền
Tôi từng gặp những khuyến cáo: “Muốn đi Inca trail phải đăng kí giấy phép ít nhất sáu tháng trước khi khởi hành”. Vì thế, sau khi thu xếp được công việc để đi Peru, tôi lập tức online đăng kí giấy phép. Thế nhưng… giấy phép đã kín chỗ cho đến… tháng 11. Do sợ quá đông khách du lịch sẽ phá hỏng con đường, chính quyền Peru chỉ đồng ý cấp phép cho dươí 250 du khách/ngày (không tính hướng dẫn viên và người thồ hàng). Chính vì thế, con đường này là một trong những tuyến đường trekking (đi bộ) “hot” nhất thế giới. Muốn đi phải đặt trước ít nhất từ 4 đến 6 tháng, thậm chí cả năm. Mà đâu có rẻ, một chuyến đi bộ 4 ngày 3 đêm giá trung bình từ 500 đến 600 usd. (Đối với nhóm ít người, số tiền này còn cao hơn nhiều).

Phải tìm cách xoay sở! Vừa đến Cuzco, tôi lập tức liên lạc với tất cả các công ty du lịch được giới đi đường xa “điểm mặt chỉ tên”, nhưng đều được nhận cái lắc đầu một cách dứt khoát. Thậm chí họ còn cười nhạo khi tôi hỏi việc sẵn sàng trả thêm cho việc “chạy” giấy phép đi Inca trail: “ Đừng mơ tưởng, có trả gấp ba, bốn lần cũng thua”. “Thế còn việc đi chui?”, tôi hỏi nhỏ. Họ cười phá lên: “Dọc đường có đến năm trạm gác, kiểm tra 24/24 vì thế, đừng hòng. Thậm chí, nếu có người đã đăng kí nhưng hủy vào giờ chót, cũng không có ai được trám chỗ vì số hộ chiếu đã được lưu vào máy, không thay đổi được”. Cùng đường, tôi đành cầu cứu văn phòng đại sứ quán Việt Nam tại Chile (Peru không có văn phòng đại sứ quán Việt Nam) hi vọng nhờ can thiệp. Ngay trong buổi chiều, lá thư giới thiệu từ đại sứ quán được fax trực tiếp đến nơi cấp giấy phép là Viện văn hoá quốc gia tại Cuzco (INC: Intitution National Culture de Cuzco). Cùng lúc đó, để chắc chắn, bí thư thứ nhất Nguyễn Đại Bản cũng nhờ đến sự giúp đỡ của đại sứ quán Peru tại Chile. Lá thư giới thiệu thứ hai cũng được tức tốc fax về ngay trong ngày.

Sau gần một tuần chờ đợi, đích thân Giám đốc Viện văn hoá quốc gia cho tôi một cái hẹn làm việc. Tôi vừa mừng thầm, vừa yên tâm tin chắc mình sẽ cầm một chiếc giấy phép trong tay. Nhưng tôi lầm, sau khi bắt tay thăm hỏi xã giao, INC lịch sự trả lời ngắn gọn: “Xin lỗi, chúng tôi không thể cấp giấy phép cho anh”.

Nhà thờ tại Cuzco-kinh đô của đế chế Inca xưa
9.jpg


Tờ giấy phép may mắn
Mọi ngã đường dường như bịt kín. Đúng lúc thất vọng não nề, B.-người phiên dịch giúp tôi rất nhiều trong thủ tục xin giấy phép tại INC- mới nhẹ nhàng gợi ý: “ Tôi có thể giúp anh xin giấy phép với giá 400 usd”. Để chứng minh, B. lôi ra một xấp bản copy giấy phép đã xin được cho những du khách. Khá nhiều. GIấy phép xin được gần nhất là tháng 5/2008: “Yên tâm đi, tôi làm nhiều lần rồi. Tuy nhiên, vụ này ngày càng khó vì kiểm tra rất gắt gao, lại thông qua rất nhiều cưả.” Bốn trăm usd là con số không nhỏ, nhưng tôi đã đầu tư quá nhiều cho chuyến đi này (tiền bạc, công sức, bỏ học, bỏ việc…), tôi nhận lời.Nhưng đến phút chót, B. gọi lại: “Xin lỗi, họ không dám cấp phép cho anh vì... sợ bị lộ!”.

Dời lại vé máy bay, tốn tiền thuê hướng dẫn viên… Hơn 10 ngày tất tả tìm đủ cách để đi cho được con đường Inca này cuối cùng cũng công cốc. Tôi gọi điện cho đại sứ quán Việt Nam để gởi lời cảm ơn và chào tạm biệt thì một phép lạ ở phút 89 xuất hiện. Đúng lúc đó, đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Tích đang công tác tại Peru. Biết chuyện, ông liền liên lạc trực tiếp vơí ban tổ chức APEC 2008 (Peru là nước đăng cai tổ chức APEC 2008), và bộ ngoại giao Peru nhờ can thiệp. Những cú gọi điện thoại, email tới tấp từ cấp cao hơn đã giúp tôi nhận được tờ giấy phép đặc biệt từ đích thân giám đốc INC. Con đường Inca huyền thoại tưởng đã đóng chặt bất ngờ lại hé ra đón người lữ hành Việt Nam cuôí cùng…

Nhóm trekking quốc tế: 1 Việt Nam, 2 Bỉ, 2 Canada.
2c.jpg


Cuộc du hành lúc nửa đêm
Theo lịch, sáng thứ 3, ngày 8/7, chúng tôi sẽ lên xe bus đến điểm xuất phát đầu tiên, Km82, để bắt đầu con đường Inca. Tuy nhiên, 7h30 đêm trước ngày xuất phát tôi bỗng nhận cú điện thoại triệu tập bất ngờ: “ Ngày mai cả nước bỉểu tình, mọi ngả đường đều bị chặn. Cả đoàn phải xuất phát ngay trong đêm nay, lúc 11h đêm”. Tức tốc lên mạng, hàng loạt đại sứ quán các nước đều thông báo khẩn: “ Bạo động có thể xảy ra, mọi người không nên ra ngoài đường vào hai ngày 8 và 9/7”… Không phải chỉ riêng đoàn tôi, những nhóm ở đoàn khác cũng lên xe bus đến điểm tập kết ngay trong đêm.

Chặn đường đốt vỏ xe
4.jpg


Người hướng dẫn viên đã nói sai. Mọi ngã đường không phải bị chặn vào ngày mai, mà …ngay trong đêm chúng tôi khởi hành. Vưà ra khỏi trung tâm thành phố Cuzco không xa, đã thấy những đống đá to trên đường. Xe chạy thỉnh thoảng phải dừng lại, mọi người xuống xe, dẹp đá vào vệ đường rồi tiếp tục. Tuy nhiên, mọi việc trở nên căng thẳng khi gần đến điểm xuất phát. Đường ngày càng nhỏ, đất đá đổ ra đường ngày càng nhiều. Đang cặm cụi dẹp đá, thì một nhóm người với gậy gộc trên tay, mặt mũi “đằng đằng sát khí” bước đến: “ Ai cho tụi mày dẹp?”, Hướng dẫn viên người Quechua phải chạy đến giải thích. Hồi lâu, chúng tôi, những khách du lịch người nước ngoài, được đi tiếp nhưng…đi bộ. Xe bus, hướng dẫn viên cùng với những người porter phải ở lại vì “tụi mày là người của chính quyền”. Một số người quá khích nhảy lên xe, la hét um sùm, rồi như để trút giận, họ lôi cái bánh xe sơ cua trong xe đem ra đốt. Hướng dẫn viên nói nhỏ: “ Xin các anh im lặng mà đi. Bất cứ kháng cự nào sẽ dễ xảy ra chuyện lớn”. Cũng may, điểm tập kết chỉ cách gần 1 tiếng đi bộ. Chúng tôi đi mà lòng cứ lo ngay ngáy. Vưà lo cho những người porter ở lại, vưà lo không biết sẽ ngủ ở đâu vì những người porter giữ hết lều, túi ngủ. Hơn 3h sáng, những người porter đến. Họ phải đi ngược lại, kiếm đường vòng băng qua suối để đến nơi tập kết. Giấc ngủ muộn, chập chờn chuẩn bị cho con đường Inca sắp đến được bắt đầu vào lúc 4h sáng…

Điểm cắm trại
12.jpg



Đường mòn Inca dẫn đến Machu Picchu chỉ là một đoạn trong hệ thống đường Inca với tổng chiều dài lên đến 23.000km nhưng chỉ dùng để…đi bộ. (người Inca không có ngựa cũng như xe kéo để đi lại như ở Châu Âu, Á). Tuỳ theo địa hình mà con đường có thể rộng 8m (ven biển) và hẹp chỉ 1m (ven núi), gồm hai nhánh chính: đường ven biển dài hơn 4000 km rộng 8m, và đường dọc theo dãy núi Andes dài 5200 km cùng vô số nhánh nhỏ khác. Các đoạn dốc đứng được xử lí bằng những bậc thang xây bằng đá, có bờ kè an toàn để tránh rơi xuống vực.
19.jpg



Điểm xuất phát cung đường Inca, km 82, đến kì quan thế giới Machu picchu
5.jpg


Bonus thêm vài hình gái Peru coi cho đỡ ngán
7.jpg



8.jpg



16.jpg
 
Last edited:
Những hòn cuội tiền...

Đó là ngày lễ kì lạ với “những hòn cuội tiền” được đánh đổi bằng hàng tiếng đồng hồ ngâm mình trong dòng nước sông lạnh như đông đá…


Từ chặp tối ngày 31/7, khắp các đường phố, chợ đều bày bán các loại củi trầm và bột thơm. Ai cũng đều nô nức đi mua, vẻ mặt hớn hở lạ thường. “Sắp lễ gì thế?”, tôi hỏi. Chị Dao nháy mắt cười cười: “mai sẽ biết…”
Ngày mai của chị Dao bắt đầu từ bốn giờ sáng. Mới nằm lơ mơ ngủ, vợ chồng chị Dao đã lay dậy: “ Ra sông mau lên”. Juliaca vào mùa đông lạnh kinh hồn. Trời tối mịt, rét run thế này ra sông làm gì trời? Nói thế, tôi cũng mắt nhắm mắt mở đi theo.

Vừa ra đường, tôi tỉnh ngủ hẳn. Không hẳn bởi cái lạnh kinh hồn vào mùa đông của Peru (Peru nằm ở Nam bán cầu nên mùa đông từ tháng 6-8), mà bởi thấy lạ quá. Khắp các ngã đường, người đông nghịt, ùn ùn kéo nhau đi. Từ con nít đến bà già, từ thanh niên đến phụ nữ, ai nấy đều hăm hở chạy ra bờ sông (cách thị trấn cũng gần 5 cây số). Con sông mùa này nước chỉ xâm xấp đến ngực nhưng lạnh cắt da cắt thịt. Ai có đuốc xài đuốc, ai có đèn (pin) xài đèn, già trẻ lớn bé đều ào xuống song mò tìm cho được những hòn đá tròn, nhẵn như đồng tiền. Chốc chốc lại có người tay cầm hòn cuội hồ hởi la lên với vẻ mặt sung sướng tột độ. Ngay trên bờ sông, mấy ông thầy phù thủy đã đứng chờ sẵn. Họ đốt củi trầm, bột cỏ thơm, hơ những hòn cuội vừa nhặt dưới sông lên trên đám khói đấy, rồi đổ bia xung quanh và khấn cho những hòn cuội này sẽ biến thành tiền thật. Roberto giải thích: “ Vào ngày mùng một tháng tám hàng năm (ngày mà người Peru tin rằng đó là ngày âm dương giao hội, con người được gần gũi với đất Mẹ nhất) mọi người thường kéo nhau ra song lặn tìm những “hòn cuội tiền”. Họ tin rằng những hòn cuội đó chính là số tiền trong năm sau họ sẽ có”. Vì thế, ai cũng ra sức nhặt càng nhiều càng tốt.

Và cũng vi niềm thâm tín cao độ như thế nên cũng có một cái chợ nhỏ của những người nghèo. Đó là những em bé, những bà già thức dậy từ khuya, bất chấp nước sông lạnh như muốn đông đá, họ lặn xuống ráng tìm những hòn cuội tiền để bán lại cho những người dậy muộn. Lấy tiền thật để mua sỏi. Ấy vậy mà có lúc không đủ sỏi để bán đâu nhé. Một vốc những hòn cuội tiền đó có khi phải mò cả tiếng đồng hồ, được bán chỉ với giá 1 sol (khoảng 5 ngàn đồng Việt Nam). Điều đó có nghĩa là họ phải mò ba tiếng mới đủ tiền cho một bữa cơm…

3332555042_d2464596a4.jpg

Một đống "hòn cuội tiền" này chỉ được bán với giá 1 sol.
 
Cảm ơn anh CBT nhé, đọc hay quá. Hôm trước đang lọ mọ xem trên tathy thấy bài viết đi Nam mỹ của hội AG mình cứ như bị lên cơn sốt, thấy quá ấn tượng xen lẫn cảm phục các anh chị và nhờ từ đó mới biết bài này của CBT. Nếu 2 năm nữa tức 2010 CBT đi Nam Mỹ thì ới minh với nhé, mình xuất phát từ HN thì ko hiểu có dễ dàng ko? (visa, thủ tuc v.v..).
Good job, CBT :)
 
dạ cho hỏi nút Thanks ở đâu vậy ạ?
em muốn cám ơn bác Chaubathong về bài viết.

Đó là ngày lễ kì lạ với “những hòn cuội tiền” được đánh đổi bằng hàng tiếng đồng hồ ngâm mình trong dòng nước sông lạnh như đông đá…
Một vốc những hòn cuội tiền đó có khi phải mò cả tiếng đồng hồ, được bán chỉ với giá 1 sol (khoảng 5 ngàn đồng Việt Nam). Điều đó có nghĩa là họ phải mò ba tiếng mới đủ tiền cho một bữa cơm…

3332555042_d2464596a4.jpg

Một đống "hòn cuội tiền" này chỉ được bán với giá 1 sol.

mấy hòn cuội đẹp quá. bác có thể tặng/cho/bán cho em vài viên (nếu có) được ko ạ? :D
 
Last edited by a moderator:
Dành cho bạn nào qua argentina mà muốn đi thêm Peru,thì xin visa ở buenos aires rất dễ.

Thủ tục: Lãnh sự quán peru ở BA mở cửa từ 6h cho đến 1H chiều,vì vậy nên đến càng sớm càng tốt.Bạn sẽ thấy 1 hàng dài từ cửa vào trong sâu,đa số là dân peru cần làm giấy tờ ,chắc chờ từ 3h sáng ;-) nhưng mặc kệ,cứ đi thẳng vào trong và ngồi đợi (nhưng cũng phải theo thứ tự ) trước phòng F hoặc E,vì 2 phòng liền nhau.Tớ nói vậy không phải là xui bạn không xếp hàng,nhưng mà phải xếp đúng trước phòng E và F,vì hàng đó dành riêng cho visa.

Hồ sơ chính bao gồm:,123 pesos argentino,điền vào form xin visa,photo passport,photo vé máy bay,photo đặt phòng hotel( nếu có thêm: giấy chứng nhận tư pháp,giấy tờ lưu trú ở argentina.thì càng tốt,nhưng không có cũng chẳng sao ;-))).Đến phiên bạn,sau khi coi hồ sơ,chụp cái ảnh,lăn cái tay thì bạn có liền visa,thời hạn là 1 nam chằn chòi,hehe.

Riêng bạn nào hay bay hãng LAN chile =)khi đặt vé trên mạng,chú ý phần: select your country of residence ,nhất là khi mua vé vòng nội địa ở NAM MỸ.Ví dụ: để mua vé đi từ lima đến cuzco,bạn không vào version LAN peru,mà vào LAN.com,rồi chọn nước bạn đang sống,nếu không thấy tên nước cần chọn thì chọn Other countries .Tại vì ,nếu bạn vào thẳng Lan peru,thì giá vé hiện ra là dành cho người thường trú tại Peru,bạn sẽ thấy chữ cái V trước hạng vé.Như vậy khi ra sân bay sẽ không bay được,hoặc trả tiền vé thêm ,mà thường là theo ngày bay,cực đắt.Còn đặt vé mà thấy chữ H thì ok.

Không biết sau này có thay đổi gì không,nhưng đấy là kinh nghiệm của nhà em khi bay với LAN ở mấy nước bên này .
 
em cũng chuẩn bị lượn lờ peru mấy tháng nên đang đọc lại bài của bác CBT để rút kinh nghiệm.
em xin bổ xung 1 chi tiết nhỏ. bác CBT có nhắc đến chicha đồ uống lên men thì kinoa. Cách viết thường gặp là quinoa và đây là 1 loại hạt, ăn rất ngon và được coi là có giá trị dinh dưỡng cao và cân bằng nhất trong các loại ngũ cốc.
 
Hôm nay mới có dịp đọc kỷ, đọc hết bài vết về chuyến đi này. Cảm ơn bác về những thông tin.
Bao giờ được đi Peru nhi? :(
 
Cám ơn bạn Chaubathong nhiều lắm. Bạn viết quá hay.Tôi không còn trẻ để đi đây đi đó được nữa.Qua phượt,tôi hiểu biết được nhiều điều Biết được bao điều thú vị.Tuổi trẻ tôi cũng phượt. Nhưng mà phượt từ Bắc vào Nam bằng đường đông Trường Sơn bằng đường bộ.Thời ấy qua lâu rồi.Nhưng kỷ niệm vẫn còn tươi mới như ngày hôm qua.Chúc các phượt thủ vui và khỏe mãi.Viết tiếp đi nhé.Bài nào tôi cũng thấy hay và có nét đẹp rất riêng,rất xinh tươi.
 
Cảm ơn bạn Châu Bá Thông

Bài viết của bạn về Peru thật hay. Tôi cũng đang ở Peru, nhưng tiếc là chỉ đi lại ở Lima mà thôi. Thấy cảm nhận của bạn về Lima cũng giống tôi nên rất vui và phải chia sẻ luôn. :LL
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,092
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top