What's new

[Chia sẻ] Phan Rang- kí ức không quên- Chia sẻ!

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NINH THUẬN​
“Ánh mắt của cô bé ấy làm tôi không thể quên được, một ánh mắt thơ ngây như chứa đựng biết bao điều muốn nói về một vùng quê còn nghèo nhưng nơi đó có những trái tim và tâm hồn trong sáng,….”



Cách thành phố Phan Rang 7km về phía Nam, đi từ Quốc lộ 1A đến ngã ba Mỹ Nghiệp thuộc xã Phước Dân, huyện Ninh Phước ta sẽ bắt gặp một làng gốm cổ có từ lâu đời của những cộng đồng dân tộc Chăm còn gìn giữ đến ngày nay.
Khác với những lò gốm cổ truyền như Bát Tràng hay bất cứ những lò gốm khác trên đất nước ta, gốm ở đây không làm bằng khuôn đúc, không tinh sảo nhưng nó có một nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Gốm ở đây được làm hoàn toàn bằng thủ công, với những đôi tay thật điêu luyện của những người thợ, người này truyền kinh nghiệm cho người kia là chính và ở đây cũng không có trường lớp nào đào tạo chính quy.



Một trong những điểm đặc biệt nữa là ở đây người ta không sữ dụng bàn xoay, họ chỉ dùng một cái lu và úp ngược lại sau đó chỉ việc đi xung quanh mà mọi người thường nói vui là “ đi xung quanh và lắc mông”, có người còn thể hiện cho mình những vũ điệu truyền thống apsara trong vòng khoảng 5 phút sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.



Chất liệu chính để làm gốm là lấy đất sét từ sông Quao, đem về giả nhỏ ra và trộn với một tỉ lệ cát vừa phải. Hầu như tất cả các chị em phụ nữ Chăm ở đây đều biết làm gốm từ rất sớm, các cháu gái tuồi 15 có thể làm những vật dụng như lu, hủ,…để sữ dụng trong gia đình.



Gốm ở đây được nung lộ thiêng ngoài trời và chất thành đống trên rơm rạ, do vậy tỉ lệ thành phẩm đạt từ 85-90%. Màu gốm không đều nhau và cũng chính điều này tạo nên cho sản phẩm nét đặc trưng riêng.



Hiện nay ở Ninh Phước là nơi tạp trung khá đông cộng đồng người Chăm sinh sống với khoảng trên 400 hộ, nghề chủ yếu để mưu sinh là làm nghề truyến thống, chiếm trên 80% là làm gốm và dệt. Đời sống của người dân nơi đây còn rất khó khăn, vùng đất mà đi đâu chúng ta cũng thấy đấy nắng và gió, lượng mưa hàng năm nơi đây thấp nhất so với cả nước 450 mm/năm. Nhưng nơi đây họ vẫn sống và hàng ngày hàng giờ họ làm việc, một công việc- một làng nghề truyền thống mà cha ông đã để lại.



Hôm ấy, tôi vô tình bắt gặp một ánh mắt mắt một bé gái trong làng, ánh mắt của cô bé ấy làm tôi không thể quên được, một ánh mắt thơ ngây như chứa đựng biết bao điều muốn nói về một vùng quê còn nghèo nhưng nơi đó có những trái tim và tâm hồn trong sáng. Tôi có hỏi em tên gì nhưng em không trả lời. Cặp mắt em buồn chăm chú nhìn đôi tay người phụ nữ làm gốm, sau này về tôi mới biết được em là một người mồ côi cha mẹ và hiện đang sống với một người chị, chị em cũng là một trong những người thợ nơi đây khi mới vừa bước vào tuổi 14.



Ngày nay, làng gốm Bàu Trúc Ninh thuận đã được công nhận là làng gốm cổ nhất Đông Nam Ă. Hy vọng trong tương lai không xa, không những mọi người trong nước và quốc tế sẽ biết đến nơi này. Tôi thiết nghĩ, nhà nước ta cũng có chính sách nhằm khuyến khích phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống một cách đúng mức hơn nữa.
Mong rằng lần tiếp theo khi tôi đi đến nơi đây sẽ để lại trong tôi và du khách một nụ cười không thể quên thay vì một ánh mặt buồn mà tôi đã gặp.
 
Last edited:
Tháp Pok long Garai

Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m).

Sự tích (wikipedia)
Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi[3] băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai. Sau 5 năm, ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga[4], quê hương của ông bị quân Chân Lạp thường xuyên đánh phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Po Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thưở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận. Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul[5]. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.

Từ xa - Mua vé vào 10k nhé :D
Photo40.jpg

Photo43.jpg
[/IMG]
Photo52.jpg

Photo50.jpg

Photo61.jpg
 
Kí ức không quên về những người bạn .

Cảm ơn chân thành đến lòng nhiệt tình của bác KhoaDanh người đàn ông Phan Rang đúng nghĩa :) Hẹn bác lần sau sẽ cùng bác khám phá và trải nghiệm thêm nhiều thắng cảnh khác của Phan Rang .
 
Nhờ Khoa chút nhé!

Mình có người quen ở đường Lê Hồng Phong, đi từ chợ Phan rang lên phía đó khoảng 50m bên tay trái, nhà số 78 hay 58 gì đó quên rồi. Chủ nhà là một bà mẹ nuôi một con trai khoảng 40 tuổi tên là Tiến (Trần Khả Tiến) sửa xe máy. Mình muốn biết hiện nay ra sao? có số ĐT không? Liên lạc thế nào?

KHoa giúp được mình thì may quá...

Nếu số nhà trên thuộc đường Lê Hồng Phong thì hiện nay không còn nữa bạn ạ. Trong thời gian vừa qua tỉnh Ninh Thuận có một số thay đổi tên đường như sau, từ Bệnh viện tỉnh đi ngược về hướng Tháp Chàm nay là đường 21/8 đó.

Vì vậy nếu bạn thật sự tìm người thân giống như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly thì mình sẽ hỏi mấy anh công an phường Phủ Hà nhờ giúp hộ là được ngay thôi. Rất vui khi bạn liên hệ trực tiếp qua điện thoại của mình.
 
Kí ức không quên về những người bạn .

Cảm ơn chân thành đến lòng nhiệt tình của bác KhoaDanh người đàn ông Phan Rang đúng nghĩa :) Hẹn bác lần sau sẽ cùng bác khám phá và trải nghiệm thêm nhiều thắng cảnh khác của Phan Rang .

Rất cám ơn những lời nhận xét của tuanxipo, mình nghĩ rằng còn phải cố gắng nhiều hơn nữa mới được nhưng lời của tuanxipo. Rât vui có những kỷ niệm đán nhớ tại Ninh Chữ - Ninh Thuận, hẹn tuanxipo trong lần chinh phục khu bảo tồn rừng quốc gia Phước Bình huyện Bác Ái.
 
Vui thật!

Sắp đến ngày lại được uống rượu trong vườn hồng xiêm mát rượi ở Mỹ Đức, hay nâng chén hỏi chuyện nhà bán thịt cầy sau nhà thờ (có bát xáo măng đến là nhớ), ăn bánh canh ở cái quán nhỏ cạnh chợ, ngắm hoàn hôn ở bến xe với tiết canh....

Nghĩ đến mà nao lòng.

Cảm ơn Khoa vô cùng.
 
Em thấy các Bác cũng có rất nhiều ân tình với mãng đất được mệnh danh Gió như Phan và Nắng như Phan. Bác nào cần hỗ trợ gì ngoài Ninh Chữ - Ninh Thuận thì cứ ới lên nhé! Em sẽ hỗ trợ hết sức trong khả năng có thể.
 
Bác khoadanh ơi, cái đường đi từ Vĩnh Hy - Bình Tiên làm khi nào mới xong thế ạ ?
Đường đấy khoảng bao nhiêu km thì mới tới Bình Tiên ạ ? Em đoán chắc cũng phải 30-40km nhỉ ?
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,071
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top