LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NINH THUẬN
“Ánh mắt của cô bé ấy làm tôi không thể quên được, một ánh mắt thơ ngây như chứa đựng biết bao điều muốn nói về một vùng quê còn nghèo nhưng nơi đó có những trái tim và tâm hồn trong sáng,….”Cách thành phố Phan Rang 7km về phía Nam, đi từ Quốc lộ 1A đến ngã ba Mỹ Nghiệp thuộc xã Phước Dân, huyện Ninh Phước ta sẽ bắt gặp một làng gốm cổ có từ lâu đời của những cộng đồng dân tộc Chăm còn gìn giữ đến ngày nay.
Khác với những lò gốm cổ truyền như Bát Tràng hay bất cứ những lò gốm khác trên đất nước ta, gốm ở đây không làm bằng khuôn đúc, không tinh sảo nhưng nó có một nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Gốm ở đây được làm hoàn toàn bằng thủ công, với những đôi tay thật điêu luyện của những người thợ, người này truyền kinh nghiệm cho người kia là chính và ở đây cũng không có trường lớp nào đào tạo chính quy.
Một trong những điểm đặc biệt nữa là ở đây người ta không sữ dụng bàn xoay, họ chỉ dùng một cái lu và úp ngược lại sau đó chỉ việc đi xung quanh mà mọi người thường nói vui là “ đi xung quanh và lắc mông”, có người còn thể hiện cho mình những vũ điệu truyền thống apsara trong vòng khoảng 5 phút sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Chất liệu chính để làm gốm là lấy đất sét từ sông Quao, đem về giả nhỏ ra và trộn với một tỉ lệ cát vừa phải. Hầu như tất cả các chị em phụ nữ Chăm ở đây đều biết làm gốm từ rất sớm, các cháu gái tuồi 15 có thể làm những vật dụng như lu, hủ,…để sữ dụng trong gia đình.
Gốm ở đây được nung lộ thiêng ngoài trời và chất thành đống trên rơm rạ, do vậy tỉ lệ thành phẩm đạt từ 85-90%. Màu gốm không đều nhau và cũng chính điều này tạo nên cho sản phẩm nét đặc trưng riêng.
Hiện nay ở Ninh Phước là nơi tạp trung khá đông cộng đồng người Chăm sinh sống với khoảng trên 400 hộ, nghề chủ yếu để mưu sinh là làm nghề truyến thống, chiếm trên 80% là làm gốm và dệt. Đời sống của người dân nơi đây còn rất khó khăn, vùng đất mà đi đâu chúng ta cũng thấy đấy nắng và gió, lượng mưa hàng năm nơi đây thấp nhất so với cả nước 450 mm/năm. Nhưng nơi đây họ vẫn sống và hàng ngày hàng giờ họ làm việc, một công việc- một làng nghề truyền thống mà cha ông đã để lại.
Hôm ấy, tôi vô tình bắt gặp một ánh mắt mắt một bé gái trong làng, ánh mắt của cô bé ấy làm tôi không thể quên được, một ánh mắt thơ ngây như chứa đựng biết bao điều muốn nói về một vùng quê còn nghèo nhưng nơi đó có những trái tim và tâm hồn trong sáng. Tôi có hỏi em tên gì nhưng em không trả lời. Cặp mắt em buồn chăm chú nhìn đôi tay người phụ nữ làm gốm, sau này về tôi mới biết được em là một người mồ côi cha mẹ và hiện đang sống với một người chị, chị em cũng là một trong những người thợ nơi đây khi mới vừa bước vào tuổi 14.
Ngày nay, làng gốm Bàu Trúc Ninh thuận đã được công nhận là làng gốm cổ nhất Đông Nam Ă. Hy vọng trong tương lai không xa, không những mọi người trong nước và quốc tế sẽ biết đến nơi này. Tôi thiết nghĩ, nhà nước ta cũng có chính sách nhằm khuyến khích phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống một cách đúng mức hơn nữa.
Mong rằng lần tiếp theo khi tôi đi đến nơi đây sẽ để lại trong tôi và du khách một nụ cười không thể quên thay vì một ánh mặt buồn mà tôi đã gặp.
Last edited: