Thứ nhất là, em không biết sắp Phan Rang vào đâu vì Ninh Thuận thuộc Nam Trung Bộ, thì cứ tạm vào đây cái đã.
Thứ nhì là, một vùng đất tuyệt vời như vậy mà em thấy ít người đến thế?? Vậy em xin phép chém gió về Ninh Thuận, tập chung chủ yếu ở Phan Rang - Tháp Chàm.
Phan Rang, phố gió.
Tôi đến Phan Rang vào một ngày mưa tầm tã, điểm đến sau những hoài nghi, đánh đố và ú tim với ông trời sau nhiều ngày ẩn dật, ướt át trên cao nguyên Langbiang. Từ đầu thành phố, cái nóng vốn dĩ ngự trị nơi đây đã trở thành món đặc sản chào mừng đến kẻ lữ hành trong cảm nhận tự nhiên, tuy không mong muốn. Và, những cơn gió cứ hùa theo, chới với khiến cho nốt nhạc của bản độc hành cũng xiêu vẹo, ngả nghiêng. Đâu cũng có gió, gió vi vu trên cao, ùa xuống mặt đường, tràn lên đồI cát, biến những tinh thể bé nhỏ thành kẻ lạc lối, mồ côi.
Từ Ninh Chữ, Vĩnh Hy, kẻ ngủ ngày
Không một thành phố nào tạI Việt Nam có cái tên vớI 2 danh từ như thủ phủ của đất gió Ninh Thuận, Phan Rang – Tháp Chàm. Chỉ cái tên thôi cũng đủ để bất kì một vị khách hiếu kì nào đều thỏa chí tò mò. Nắng như Rang và màu Chàm trầm mặc, cổ kính, biểu tượng cho nền văn hóa đặc sắc, văn hóa Chăm.
Đến Phan Rang – Tháp Chàm (gọi tắt là Phan Rang) đồng nghĩa với một hành trình trong suy nghĩ của nhiều người là sự nhàm chán, của những con đường ngược nhau. Nói ngược là có nghĩa, sau khi những tuyến đường thuận tiện hơn được xây dựng, vô hình đã nối Phan Thiết, Đà Lạt, Nha Trang thành một tam giác du lịch phát triển rầm rộ và gọi theo cách của tôi là toé tòe loe. Những thông tin du lịch nếu có về Ninh Thuận cũng lẻ tẻ vài dòng. Và, cô nàng mang tên Phan Rang - Tháp Chàm vẫn chưa đến tuổi dậy thì. Chính vì thế mà Vĩnh Hy, 1 trong những vịnh đẹp nhất thế giớI vẫn hồn nhiên thành đồ trang trí trong các công trình nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch Bình Thuận. Còn đồi cát đỏ Nam Cương đơn thuần làm nhiệm vụ chắn gió cho thành phố.
Đến Mũi Dinh lười nhác
Vượt qua nhiều làng chài ven biển, qua cánh đồng nuôi tôm dài hang chục km thênh thang và lộng gió, tôi đến với Mũi Dinh, nơi có ngọn hải đăng nổi tiếng…ít người biết. Đường đến Mũi Dinh là một con đường trải nhựa bị ngắt quãng và xé nhỏ bởi các đụn cát và cát chạy qua do gió thổi. Tại đây, 1 bãi biển kéo dài đến tận Ninh Chữ, nhưng so với bãi biển và cảnh quan nơi đây, Ninh Chữ chỉ là một anh nhà quê học đòi. Bãi biển ở đây trải rộng, thỏai hàng km ra biển, những con sóng rất lớn mới có thể mon men, lê lết vào bãi cát phẳng lì phía trong. Bãi ở đây không có cây cối mà được trang trí bằng những cồn cát ngắn nhưng rộng, các đồi cát sát đường đi, chỉ vài bước chân là có thể summit. Dưới chân các đồi cát, một vài hồ nhỏ xanh như ngọc càng tô điểm thêm cho nơi đây giống như một ốc đảo. Tiếp tục đi sâu vào Mũi Dinh lại gặp một con đường cát dài khoảng 200m, đến đây thì con đường cũng dừng lại. Để đi đến điểm cuối cùng phải vượt qua con đường cát này. Cảnh quan gần như vỡ òa khi bãi biển chỉ rộng khoảng 150m hiện ra, được che chắn hai bên bởi hai dãy núi, bãi cát phẳng lì, thoảI đủ cho vài trăm người tắm tiên. Từ đây, để lên hải đăng Mũi Dinh sẽ phải vượt qua tiếp một con đường nhựa, dốc thẳng đứng và quang co men theo sườn núi đá. Con đường 300m này cũng hoàn toàn có thể trở thành một thử thách thực sự cho du khách sau khi vượt qua đồi cát. Nhưng, hãy đến và lên một lần để được ngắm nhìn ngọn hải đăng kiên cường đứng gác, nhìn sâu xuống biển xanh ngắt và mênh mông chân trời.
Tôi không nhắc nhiều đến văn hóa Chăm, Tháp Chàm hay bất kì một địa danh nào khác, vì nếu thế chắc tôi sẽ ngất vì tiếc. Tiếc cho một vùng đất quá nhiều tài nguyên, tiếc cho những người làm nghề tại đây và tiếc cho cả Việt Nam yêu dấu của tôi.
Thứ nhì là, một vùng đất tuyệt vời như vậy mà em thấy ít người đến thế?? Vậy em xin phép chém gió về Ninh Thuận, tập chung chủ yếu ở Phan Rang - Tháp Chàm.
Phan Rang, phố gió.
Tôi đến Phan Rang vào một ngày mưa tầm tã, điểm đến sau những hoài nghi, đánh đố và ú tim với ông trời sau nhiều ngày ẩn dật, ướt át trên cao nguyên Langbiang. Từ đầu thành phố, cái nóng vốn dĩ ngự trị nơi đây đã trở thành món đặc sản chào mừng đến kẻ lữ hành trong cảm nhận tự nhiên, tuy không mong muốn. Và, những cơn gió cứ hùa theo, chới với khiến cho nốt nhạc của bản độc hành cũng xiêu vẹo, ngả nghiêng. Đâu cũng có gió, gió vi vu trên cao, ùa xuống mặt đường, tràn lên đồI cát, biến những tinh thể bé nhỏ thành kẻ lạc lối, mồ côi.
Từ Ninh Chữ, Vĩnh Hy, kẻ ngủ ngày
Không một thành phố nào tạI Việt Nam có cái tên vớI 2 danh từ như thủ phủ của đất gió Ninh Thuận, Phan Rang – Tháp Chàm. Chỉ cái tên thôi cũng đủ để bất kì một vị khách hiếu kì nào đều thỏa chí tò mò. Nắng như Rang và màu Chàm trầm mặc, cổ kính, biểu tượng cho nền văn hóa đặc sắc, văn hóa Chăm.
Đến Phan Rang – Tháp Chàm (gọi tắt là Phan Rang) đồng nghĩa với một hành trình trong suy nghĩ của nhiều người là sự nhàm chán, của những con đường ngược nhau. Nói ngược là có nghĩa, sau khi những tuyến đường thuận tiện hơn được xây dựng, vô hình đã nối Phan Thiết, Đà Lạt, Nha Trang thành một tam giác du lịch phát triển rầm rộ và gọi theo cách của tôi là toé tòe loe. Những thông tin du lịch nếu có về Ninh Thuận cũng lẻ tẻ vài dòng. Và, cô nàng mang tên Phan Rang - Tháp Chàm vẫn chưa đến tuổi dậy thì. Chính vì thế mà Vĩnh Hy, 1 trong những vịnh đẹp nhất thế giớI vẫn hồn nhiên thành đồ trang trí trong các công trình nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch Bình Thuận. Còn đồi cát đỏ Nam Cương đơn thuần làm nhiệm vụ chắn gió cho thành phố.
Đến Mũi Dinh lười nhác
Vượt qua nhiều làng chài ven biển, qua cánh đồng nuôi tôm dài hang chục km thênh thang và lộng gió, tôi đến với Mũi Dinh, nơi có ngọn hải đăng nổi tiếng…ít người biết. Đường đến Mũi Dinh là một con đường trải nhựa bị ngắt quãng và xé nhỏ bởi các đụn cát và cát chạy qua do gió thổi. Tại đây, 1 bãi biển kéo dài đến tận Ninh Chữ, nhưng so với bãi biển và cảnh quan nơi đây, Ninh Chữ chỉ là một anh nhà quê học đòi. Bãi biển ở đây trải rộng, thỏai hàng km ra biển, những con sóng rất lớn mới có thể mon men, lê lết vào bãi cát phẳng lì phía trong. Bãi ở đây không có cây cối mà được trang trí bằng những cồn cát ngắn nhưng rộng, các đồi cát sát đường đi, chỉ vài bước chân là có thể summit. Dưới chân các đồi cát, một vài hồ nhỏ xanh như ngọc càng tô điểm thêm cho nơi đây giống như một ốc đảo. Tiếp tục đi sâu vào Mũi Dinh lại gặp một con đường cát dài khoảng 200m, đến đây thì con đường cũng dừng lại. Để đi đến điểm cuối cùng phải vượt qua con đường cát này. Cảnh quan gần như vỡ òa khi bãi biển chỉ rộng khoảng 150m hiện ra, được che chắn hai bên bởi hai dãy núi, bãi cát phẳng lì, thoảI đủ cho vài trăm người tắm tiên. Từ đây, để lên hải đăng Mũi Dinh sẽ phải vượt qua tiếp một con đường nhựa, dốc thẳng đứng và quang co men theo sườn núi đá. Con đường 300m này cũng hoàn toàn có thể trở thành một thử thách thực sự cho du khách sau khi vượt qua đồi cát. Nhưng, hãy đến và lên một lần để được ngắm nhìn ngọn hải đăng kiên cường đứng gác, nhìn sâu xuống biển xanh ngắt và mênh mông chân trời.
Tôi không nhắc nhiều đến văn hóa Chăm, Tháp Chàm hay bất kì một địa danh nào khác, vì nếu thế chắc tôi sẽ ngất vì tiếc. Tiếc cho một vùng đất quá nhiều tài nguyên, tiếc cho những người làm nghề tại đây và tiếc cho cả Việt Nam yêu dấu của tôi.