What's new

[Chia sẻ] Phan Rang - Tháp Chàm, tại sao lại bỏ quên?

Thứ nhất là, em không biết sắp Phan Rang vào đâu vì Ninh Thuận thuộc Nam Trung Bộ, thì cứ tạm vào đây cái đã.
Thứ nhì là, một vùng đất tuyệt vời như vậy mà em thấy ít người đến thế?? Vậy em xin phép chém gió về Ninh Thuận, tập chung chủ yếu ở Phan Rang - Tháp Chàm.

Phan Rang, phố gió.

Tôi đến Phan Rang vào một ngày mưa tầm tã, điểm đến sau những hoài nghi, đánh đố và ú tim với ông trời sau nhiều ngày ẩn dật, ướt át trên cao nguyên Langbiang. Từ đầu thành phố, cái nóng vốn dĩ ngự trị nơi đây đã trở thành món đặc sản chào mừng đến kẻ lữ hành trong cảm nhận tự nhiên, tuy không mong muốn. Và, những cơn gió cứ hùa theo, chới với khiến cho nốt nhạc của bản độc hành cũng xiêu vẹo, ngả nghiêng. Đâu cũng có gió, gió vi vu trên cao, ùa xuống mặt đường, tràn lên đồI cát, biến những tinh thể bé nhỏ thành kẻ lạc lối, mồ côi.


Từ Ninh Chữ, Vĩnh Hy, kẻ ngủ ngày
Không một thành phố nào tạI Việt Nam có cái tên vớI 2 danh từ như thủ phủ của đất gió Ninh Thuận, Phan Rang – Tháp Chàm. Chỉ cái tên thôi cũng đủ để bất kì một vị khách hiếu kì nào đều thỏa chí tò mò. Nắng như Rang và màu Chàm trầm mặc, cổ kính, biểu tượng cho nền văn hóa đặc sắc, văn hóa Chăm.

Đến Phan Rang – Tháp Chàm (gọi tắt là Phan Rang) đồng nghĩa với một hành trình trong suy nghĩ của nhiều người là sự nhàm chán, của những con đường ngược nhau. Nói ngược là có nghĩa, sau khi những tuyến đường thuận tiện hơn được xây dựng, vô hình đã nối Phan Thiết, Đà Lạt, Nha Trang thành một tam giác du lịch phát triển rầm rộ và gọi theo cách của tôi là toé tòe loe. Những thông tin du lịch nếu có về Ninh Thuận cũng lẻ tẻ vài dòng. Và, cô nàng mang tên Phan Rang - Tháp Chàm vẫn chưa đến tuổi dậy thì. Chính vì thế mà Vĩnh Hy, 1 trong những vịnh đẹp nhất thế giớI vẫn hồn nhiên thành đồ trang trí trong các công trình nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch Bình Thuận. Còn đồi cát đỏ Nam Cương đơn thuần làm nhiệm vụ chắn gió cho thành phố.



Đến Mũi Dinh lười nhác
Vượt qua nhiều làng chài ven biển, qua cánh đồng nuôi tôm dài hang chục km thênh thang và lộng gió, tôi đến với Mũi Dinh, nơi có ngọn hải đăng nổi tiếng…ít người biết. Đường đến Mũi Dinh là một con đường trải nhựa bị ngắt quãng và xé nhỏ bởi các đụn cát và cát chạy qua do gió thổi. Tại đây, 1 bãi biển kéo dài đến tận Ninh Chữ, nhưng so với bãi biển và cảnh quan nơi đây, Ninh Chữ chỉ là một anh nhà quê học đòi. Bãi biển ở đây trải rộng, thỏai hàng km ra biển, những con sóng rất lớn mới có thể mon men, lê lết vào bãi cát phẳng lì phía trong. Bãi ở đây không có cây cối mà được trang trí bằng những cồn cát ngắn nhưng rộng, các đồi cát sát đường đi, chỉ vài bước chân là có thể summit. Dưới chân các đồi cát, một vài hồ nhỏ xanh như ngọc càng tô điểm thêm cho nơi đây giống như một ốc đảo. Tiếp tục đi sâu vào Mũi Dinh lại gặp một con đường cát dài khoảng 200m, đến đây thì con đường cũng dừng lại. Để đi đến điểm cuối cùng phải vượt qua con đường cát này. Cảnh quan gần như vỡ òa khi bãi biển chỉ rộng khoảng 150m hiện ra, được che chắn hai bên bởi hai dãy núi, bãi cát phẳng lì, thoảI đủ cho vài trăm người tắm tiên. Từ đây, để lên hải đăng Mũi Dinh sẽ phải vượt qua tiếp một con đường nhựa, dốc thẳng đứng và quang co men theo sườn núi đá. Con đường 300m này cũng hoàn toàn có thể trở thành một thử thách thực sự cho du khách sau khi vượt qua đồi cát. Nhưng, hãy đến và lên một lần để được ngắm nhìn ngọn hải đăng kiên cường đứng gác, nhìn sâu xuống biển xanh ngắt và mênh mông chân trời.


Tôi không nhắc nhiều đến văn hóa Chăm, Tháp Chàm hay bất kì một địa danh nào khác, vì nếu thế chắc tôi sẽ ngất vì tiếc. Tiếc cho một vùng đất quá nhiều tài nguyên, tiếc cho những người làm nghề tại đây và tiếc cho cả Việt Nam yêu dấu của tôi.
 
Tuần sau em có chuyến đi công tác tại Nha Trang, định ghé Phan Rang chơi trước 2 ngày. Đi 1 mình cũng oải. Các bác chỉ giúp em là nên đi xe của nhà xe nào thì ổn ổn ạ? Đi đâu xa em hay đi xe của Mai Linh và Phương Trang, chuyến Quảng Ngãi thì đi xe Chín Nghĩa, thấy ổn. Xe đi Phan Rang thì hãng nào được ngang ngửa hay 80% các nhà xe trên ạ?
Với lại đi Vĩnh Hy, đi 1 mình thì nên đi thế nào ạ?
Và câu hỏi thứ 3 là mấy khách sạn gần biển ấy, có khách sạn nào hạt dẻ không ạ? Em đi có một mình, lại là con trai, không đòi hỏi quá về tiện nghi, chỉ cần an toàn là được.
Em cảm ơn cả nhà nhiều ạ.
PS. Có bác nào tham gia với em chuyến này không? Định tối 10/9 lên xe ạ.
 
Lần trước tớ đi thì tớ đi Sinh Open, nó vứt bọn tớ giữa ngã ba đi vào thị xã vì nó ko ghé qua đây. Sau đó bọn tớ phải gọi taxi Mai Linh đi vào (vì lúc đó là 3h30 sáng). Còn các tuyến khác tớ ko bít.

Đi Vĩnh Hy thì thuê xe máy đi thôi bạn ạ. Tớ thuê xe của nhà nghỉ là 60-70k/ngày gì đó. Tớ ko ở gần biển nên ko có idea về nhà nghỉ giúp bạn. Đường đi Vĩnh Hy đẹp lắm mà an toàn. Lần trước tớ cùng một bạn gái chạy xe máy vô tư, có đúng một đoạn cua nhưng mà cũng ko vấn đề gì, vì ở đây rất vắng người.

Đường đi vịnh Vĩnh Hy là con đường đẹp nhất mà tớ từng đi (sorry vì tớ đi ít :(). Một bên là biển xanh ngắt, một bên là những cánh đồng muối trắng. Có những đoạn thì một bên là đồng muối, một bên là những ruộng tỏi, ruộng nho xanh mơn mởn. Thi thoảng trên đường lại bắt gặp những chú cừu béo múp mông đánh dấu xanh xanh đỏ đỏ nguẩy mông trên đường. :)
 
Nha Trang - Phan Rang thì bắt đại xe nào ở QL1 cũng được, vì có mấy chục km à !
Phan Rang - SG thì đi xe Quê Hương/ Phước Thiện đấy ạ, chở vào trong thị xã luôn, chất lượng 70% so với Mai Linh: xe hơi bẩn, tiếp viên hơi "lông rân" :)). Em có sdt Quê Hương đây: (068)3835 099 giá 80K ghế, hoặc 90K giường nằm ! Phước Thiện thì 0933 111 292, xe này em chưa đi, nhưng giá đắt hơn 10K.
Mà nếu muốn nhanh thì bác đi tàu hỏa ấy, 130 hay 160K gì đấy (đắt lòi), nhưng chạy hết 5-6 tiếng, so với đi xe là tận 8-9 tiếng.
Đi Vĩnh Hy thì từ thị xã có xe bus đấy, xe chạy lòng vòng đón ngay trong thị xã, hỏi người dân họ sẽ chĩ cho bạn ạ! Nhưng công nhận đi xe máy mới thú vị ! Thích lắm ấy !
Em thấy Cà Ná đẹp cực, nhưng ít người tắm vì nguy hiểm, sóng lớn, cát mềm, dễ hụt chân. Biển Ninh Chữ thì tắm được. Bãi tắm ở Vĩnh Hy cũng tắm được !
 
Rất vui gặp VuThanhMinh ở đây!
Chúc Chú luôn khỏe và chinh phục nhiều thử thách mới như đã chinh phục đỉnh Everet.

Trong những ngày (trên 2tuần) VTM đã lưu dấu chân phiêu bạt tại Phan Rang - Ninh Thuận. Đã khám phá nhiều điểm đến tại xứ Gió như Phan và Nắng như Rang này, được ngồi với chú cafe sáng nhâm nhi buổi chiều tối khi đã khám phá động cát Nam Cương, Mũi Dinh và Ngọn hải Đăng. Hay Vịnh Vĩnh Hy, làng thổ Cẩm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc, Tháp Chàm ngay cả chú ở luôn trong nhà gia đình người Chăm để tìm hiểu văn hóa Chăm .v.v.

Thay mặt cho anh chị em Ninh Thuận cám ơn chú! Hy vọng trong một ngày nào đó trên đường thiên lý lại gặp chú trong quán cafe buổi sáng Napoli trên đường Ngô Gia Tự.
 
Tháp Pôklông Garai nằm trên ngọn đồi Trầu (Cơk Hala) thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang 5 km (3 miles) về phía Tây Bắc, gần ga xe lửa Tháp Chàm. Theo truyền thuyết, tháp được vua Simhavarman III (Chế Mân) xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13 để thờ vua Pôklông Garai (1151-1205) một vì vua có công trong việc chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, tương truyền ông chịu nhiều đau khổ và chết vì bệnh cùi, được người Chiêm Thành suy tôn thành thần thánh. Đây là một trong những công trình lịch sử lớn của dân tộc Chiêm Thành. Tháp Pôklông Garai là một quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại 3 ngôi tháp theo thứ tự:
- Tháp Cổng (Kalan Tahah Libang) cao khoảng 8,56m.
- Tháp Chính (Kalan Po) cao 21,59 m (64.77 ft) mỗi cạnh rộng hơn 10 m (30 ft). Tháp một tầng, hình đồ vuông với nội thất hình chữ nhật theo hướng Đông Tây, cửa mở mặt Đông; bên trong thờ một tượng vua Po Kluang Garai bằng đá dưới hình thể Mukhalinga (Linga có gắn mặt vua) và một tượng bò thần Nandin bằng đá đặt ở lối ra vào. Ngoài ra ở phía sau tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến đá. Xung quanh tháp được bao bằng một vòng thành.
http://vietnetlinks.com/ninhthuan/dulieu.html
picture.php

picture.php

picture.php

picture.php
 
Last edited:
Bạn dangkhoaquan chú thích hơi bị nhầm chăng?

Tháp chính mặt trước:
picture.php

...
Đây là mặt Nam của tháp chính

...
Mặt bên
picture.php

...
Đây là mặt Tây tháp chính (mặt sau lưng)

...
Mặt bên
...
picture.php
Còn đây là mặt phía Bắc của tháp chính.


Tuyệt đại bộ phận các tháp Chăm đều hướng mặt chính về phía Đông - theo truyền thống của người Chăm.

IMG_1724.jpg

Đây là mặt trước của tháp chính, quay về phía Đông, với hai cột trụ đá lối cửa ra vào (tớ đi cùng dịp với tháp Hòa Lai, nên dính mưa, trời xám xịt)
 
Tháp Poklong Giarai được xây dựng trên đồi Trầu. Đồi Trầu không cao lắm, chỉ khoảng 100m, tuy nhiên các mặt đồi khá dốc, trước kia, người ta phải xây tường đá làm bờ kè giữ đất ở ba mặt Đông, Tây và Nam. Tuy nhiên, cổng chính vào khu tháp nằm ở mặt Nam, nên lối lên tháp chính lại được trổ về phía Nam.

IMG_1670.jpg

Lối lên cổng tháp

IMG_1689.jpg

Cổng vào khu tháp nằm ở phía Nam

Chẳng hiểu chính xác từ khi nào, ở tường bao phía Đông của khu di tích, mọc lên một kiến trúc - chả biết gọi thế nào - hình thù như một chiếc cổng, như thế này :

IMG_1672.jpg


Bạn tớ ở Phan Rang nói rằng, nó mới được làm mới đây mà thôi, tức là vào thời đại mới chúng ta đang sống, chứ chả phải xa lắm.
 
Phía trong tháp chính có một phòng rộng.
Nơi lối vào, có tượng bò thần Nanđin nằm ngoảnh mặt nhìn vào bàn thờ (theo truyền thuyết của đạo Bà La Môn bên Ấn Độ, đây là bò thần của thần Siva, được coi như "tổng quản" trong hàng "tôi tớ" :D)

IMG_1777.jpg

Tượng bò thần nằm ngoảnh mặt lên bàn thờ, cạnh lỗi vào.

Bên trong tháp, trên bệ thờ là một khối đá - biểu tượng Linga. Mặt trước của Linga này có chạm một hình mặt người - tương truyền rằng, đây là tượng vua Pôklong Giarai. (tức là vua Chiêm Thành Sinhavarman III - mà sử Việt gọi ông là Chế Mân)

Hôm đó trong phòng nghi ngút nhang khói, mình tính vào thắp nhang và chụp ảnh, nhưng "thổ dân" khuyên không nên - vì ngại các vấn đề về khác biệt tín ngưỡng với người địa phương - nên ... dát, thôi :).
 
Theo những tài liệu khảo cổ cũ, khu tháp này có tất cả 6 tháp, gồm 1 tháp chính và 5 tháp phụ :
- Tháp chính ở chính giữa
- Tước mặt tháp chính có 2 tháp con thẳng hàng. Giờ, toà tháp sát với tháp chính đã đổ (nằm giữa tháp chính và toà tháp cổng hiện tại - còn dấu vết nền)
- Phía Nam là toà tháp Nam với kiểu mái đặc biệt hìng yên ngựa.
- Góc phía Tây Nam có một toà tháp phụ, đã sụp đổ
- Góc phía Đông Bắc có một toà tháp phụ, cũng đã sụp đổ

Tất cả các tháp đều xây quay mặt về hướng Đông. Thật kỳ lạ, vì phía ấy sườn đồi dốc đứng, không có chút dấu vết nào chứng tỏ có lối đi lên, mà tháp lại xây sát mép sườn đồi.


Ngôi tháp nhỏ, phía trước tháp chính, được gọi là tháp cổng - vì nó có hai cửa mở thông hai hướng Đông - Tây, nhìn thẳng được vào tháp chính xuyên qua 2 cửa tháp cổng. Tháp cổng về cấu trúc, giống tháp chính, nhưng nhỏ hơn, thấp hơn.

IMG_1692.jpg

Mặt phía Nam của tòa tháp cổng

IMG_1733.jpg

Mặt phía Tây của tháp cổng (nhìn thẳng vào cửa tháp chính). Khoảng trống có mấy bậc lên xuống, là nền cũ của tòa tháp đứng sát tháp cổng, đã sụp đổ.


IMG_1705.jpg

Mặt phía Đông của tháp cổng. Phía trước là mấy bậc lên tháp, dưới mấy bậc đó là ... sườn đồi dốc đứng

IMG_1709-1.jpg


IMG_1716.jpg

Còn đây là hình ảnh tháp chính, nhìn suốt qua tháp cổng, hướng Đông - Tây
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,677
Bài viết
1,135,088
Members
192,374
Latest member
abc8netim
Back
Top