What's new

[Chia sẻ] Phan Rang - Tháp Chàm, tại sao lại bỏ quên?

Thứ nhất là, em không biết sắp Phan Rang vào đâu vì Ninh Thuận thuộc Nam Trung Bộ, thì cứ tạm vào đây cái đã.
Thứ nhì là, một vùng đất tuyệt vời như vậy mà em thấy ít người đến thế?? Vậy em xin phép chém gió về Ninh Thuận, tập chung chủ yếu ở Phan Rang - Tháp Chàm.

Phan Rang, phố gió.

Tôi đến Phan Rang vào một ngày mưa tầm tã, điểm đến sau những hoài nghi, đánh đố và ú tim với ông trời sau nhiều ngày ẩn dật, ướt át trên cao nguyên Langbiang. Từ đầu thành phố, cái nóng vốn dĩ ngự trị nơi đây đã trở thành món đặc sản chào mừng đến kẻ lữ hành trong cảm nhận tự nhiên, tuy không mong muốn. Và, những cơn gió cứ hùa theo, chới với khiến cho nốt nhạc của bản độc hành cũng xiêu vẹo, ngả nghiêng. Đâu cũng có gió, gió vi vu trên cao, ùa xuống mặt đường, tràn lên đồI cát, biến những tinh thể bé nhỏ thành kẻ lạc lối, mồ côi.


Từ Ninh Chữ, Vĩnh Hy, kẻ ngủ ngày
Không một thành phố nào tạI Việt Nam có cái tên vớI 2 danh từ như thủ phủ của đất gió Ninh Thuận, Phan Rang – Tháp Chàm. Chỉ cái tên thôi cũng đủ để bất kì một vị khách hiếu kì nào đều thỏa chí tò mò. Nắng như Rang và màu Chàm trầm mặc, cổ kính, biểu tượng cho nền văn hóa đặc sắc, văn hóa Chăm.

Đến Phan Rang – Tháp Chàm (gọi tắt là Phan Rang) đồng nghĩa với một hành trình trong suy nghĩ của nhiều người là sự nhàm chán, của những con đường ngược nhau. Nói ngược là có nghĩa, sau khi những tuyến đường thuận tiện hơn được xây dựng, vô hình đã nối Phan Thiết, Đà Lạt, Nha Trang thành một tam giác du lịch phát triển rầm rộ và gọi theo cách của tôi là toé tòe loe. Những thông tin du lịch nếu có về Ninh Thuận cũng lẻ tẻ vài dòng. Và, cô nàng mang tên Phan Rang - Tháp Chàm vẫn chưa đến tuổi dậy thì. Chính vì thế mà Vĩnh Hy, 1 trong những vịnh đẹp nhất thế giớI vẫn hồn nhiên thành đồ trang trí trong các công trình nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch Bình Thuận. Còn đồi cát đỏ Nam Cương đơn thuần làm nhiệm vụ chắn gió cho thành phố.



Đến Mũi Dinh lười nhác
Vượt qua nhiều làng chài ven biển, qua cánh đồng nuôi tôm dài hang chục km thênh thang và lộng gió, tôi đến với Mũi Dinh, nơi có ngọn hải đăng nổi tiếng…ít người biết. Đường đến Mũi Dinh là một con đường trải nhựa bị ngắt quãng và xé nhỏ bởi các đụn cát và cát chạy qua do gió thổi. Tại đây, 1 bãi biển kéo dài đến tận Ninh Chữ, nhưng so với bãi biển và cảnh quan nơi đây, Ninh Chữ chỉ là một anh nhà quê học đòi. Bãi biển ở đây trải rộng, thỏai hàng km ra biển, những con sóng rất lớn mới có thể mon men, lê lết vào bãi cát phẳng lì phía trong. Bãi ở đây không có cây cối mà được trang trí bằng những cồn cát ngắn nhưng rộng, các đồi cát sát đường đi, chỉ vài bước chân là có thể summit. Dưới chân các đồi cát, một vài hồ nhỏ xanh như ngọc càng tô điểm thêm cho nơi đây giống như một ốc đảo. Tiếp tục đi sâu vào Mũi Dinh lại gặp một con đường cát dài khoảng 200m, đến đây thì con đường cũng dừng lại. Để đi đến điểm cuối cùng phải vượt qua con đường cát này. Cảnh quan gần như vỡ òa khi bãi biển chỉ rộng khoảng 150m hiện ra, được che chắn hai bên bởi hai dãy núi, bãi cát phẳng lì, thoảI đủ cho vài trăm người tắm tiên. Từ đây, để lên hải đăng Mũi Dinh sẽ phải vượt qua tiếp một con đường nhựa, dốc thẳng đứng và quang co men theo sườn núi đá. Con đường 300m này cũng hoàn toàn có thể trở thành một thử thách thực sự cho du khách sau khi vượt qua đồi cát. Nhưng, hãy đến và lên một lần để được ngắm nhìn ngọn hải đăng kiên cường đứng gác, nhìn sâu xuống biển xanh ngắt và mênh mông chân trời.


Tôi không nhắc nhiều đến văn hóa Chăm, Tháp Chàm hay bất kì một địa danh nào khác, vì nếu thế chắc tôi sẽ ngất vì tiếc. Tiếc cho một vùng đất quá nhiều tài nguyên, tiếc cho những người làm nghề tại đây và tiếc cho cả Việt Nam yêu dấu của tôi.
 
Toà tháp phía Nam có kiến trúc khác hẳn với hai tháp còn lại, và khác với hầu như tất cả các tháp Chăm ở Việt Nam. Hình như có một cái duy nhất nữa giống giống với nó, là cái tháp mình quên tên - Tháp Dương Long hay tháp Bánh Ít - ở Bình Định.
Mái tháp không như các tháp khác, mà tựa như mái nhà ở nông thôn ta hay thấy - mình đọc thấy ở một cuốn sách nào đó, gọi đó là kiểu "mái yên ngựa" - trông xa, nó cũng giống cái yên ngựa thật.

IMG_1735.jpg

Mái tháp hình "yên ngựa"

Tháp Nam có hai phòng rõ rệt, thông với nhau. Tháp này có 3 cửa, một cửa trổ ra hướng Bắc, một cửa trổ ra hướng Đông, và một cửa trổ ra hướng Nam - gần thẳng hàng với cửa Bắc - nhưng cửa Nam hình như được coi là cửa sổ, vì không thấy có dấu vết bậc đi xuống (khoảng cách từ cửa xuống chân móng tháp khoảng hơn 1m)

IMG_1691.jpg

Toà tháp Nam - chụp từ hướng Nam lại, thấy cửa Nam và cửa Bắc gần như thẳng hàng
 
Phía trong tháp chính có một phòng rộng.
Nơi lối vào, có tượng bò thần Nanđin nằm ngoảnh mặt nhìn vào bàn thờ (theo truyền thuyết của đạo Bà La Môn bên Ấn Độ, đây là bò thần của thần Siva, được coi như "tổng quản" trong hàng "tôi tớ" :D)

IMG_1777.jpg

Tượng bò thần nằm ngoảnh mặt lên bàn thờ, cạnh lỗi vào.

Bên trong tháp, trên bệ thờ là một khối đá - biểu tượng Linga. Mặt trước của Linga này có chạm một hình mặt người - tương truyền rằng, đây là tượng vua Pôklong Giarai. (tức là vua Chiêm Thành Sinhavarman III - mà sử Việt gọi ông là Chế Mân)

Hôm đó trong phòng nghi ngút nhang khói, mình tính vào thắp nhang và chụp ảnh, nhưng "thổ dân" khuyên không nên - vì ngại các vấn đề về khác biệt tín ngưỡng với người địa phương - nên ... dát, thôi :).

@Tunbo đúng là em chú thích nhầm, cái chỗ bệ thờ này chả hiểu sao định chụp tới 4 lần nhưng cả 4 lần đều dát tay ko dám chụp, cứ cảm giác rờn rợn thế lào ấy, phải chăng có kiêng có lành
 
Đúng ra, bình thường tớ không ... dát thế, vì lên tháp Poromé vẫn vào trong chụp tới chụp lui, nhá đèn loang loáng mà không ngại.
Chỉ vì hôm qua tháp Poklong Giarai, lúc đấy trong gian chính hương khói mù mịt, ông bạn bản xứ kều khều, nhắc là đừng nhá đèn trong đó, nên ... chùn chân luôn.
 
Tiếp tục ảnh về tháp chính
picture.php

picture.php

picture.php

tháp hình yên ngựa như anh tunbo đã nói
picture.php

picture.php

picture.php

Thêm một chút thông tin lượm lặt được về ngôi tháp này:
Tháp Pô Klaong Garai ở thôn Đô Vĩnh . Đây là khu tháp đại diện cho phong cách muộn (đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) là các tháp Poklong Gairai, tháp Pôrôme. Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại 3 ngôi xây bằng gạch. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính - tháp thờ vua PôKlông Garai - (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình kiến trúc nghệ thuật. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần.Tất cả công trình trạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Vùng này là một khu vực núi đá hoang vu , các đền đài từ ngày xưa nay đã từng là Kinh đô của Vương Quốc Chiêm Thành lừng lẫy , đã mấy lần đem quân vào đánh chiếm Thăng Long . Người Chăm ở Ninh Thuận sống quây quần thành một đại gia đình và vẫn còn theo chế độ mẫu hệ . Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị.Về mặt sinh hoạt, mỗi nhà trong khuôn viên có tổ chức mặt bằng khác nhau. Song, đồng bào cho rằng nhà thang yơ là kiểu nhà cổ nhất. Đó là nhà sản, nhưng nay sàn rất thấp gần sát mặt đất. Đầu hồi bên trái và một phần của mặt nhỏ dành cho khách, chủ nhà, kho đựng lương thực và dụng cụ . Người Chăm ở Ninh Thuận có khoảng 60 % theo đạo bà La Môn , 40% còn lại theo đạo Hồi Giáo ( ISLAM ) . . Người Bà La Môn từ ngàn xưa do cuộc sống khắc nghiệt luôn phải đối đầu với kẻ thù và thú dữ đã mang trong huyết quản dân tộc mình một dòng máu cần cù chịu khó và một phương pháp Huyền thuật rất giỏi . Với tư cách là tôn giáo cổ nhất Ấn Độ với Thánh điển còn lưu lại, Ấn giáo Phệ-đà (vedic religion) giữ một vai trò đặc biệt trong tôn giáo của Ấn Độ
Các vị thần Phệ-đà như Mật-đa-la (密多羅, sa. mitra), Phạt-lâu-na (zh. 伐樓那, sa. varuṇa), Nhân-đà-la (zh. 因陀羅, sa. indra) và các Mã Đồng (zh. 馬童, sa. aśvin) là những đấng tối cao về tâm linh của họ . Người thực hiện cầu đảo Thần linh bằng một bài tán tụng. Đàn tế lễ được lập một cách nghiêm trang với ba loại lửa, việc tế lễ được thực hiện bởi nhiều Tế sư khác nhau cùng với các bài kệ tụng (sa. ṛc), ca vịnh (sa. sāman), câu tế đảo (sa. yajus), và các chân ngôn (sa. mantra). Vật tế lễ là Tô-ma (zh. 蘇摩, sa. soma), thú vật, bơ lỏng, ngũ cốc và thực phẩm đã được nấu chín. Tổ tiên (sa. pitṛ) cũng được cúng tế
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/lofiversion/index.php/t6404.html
 
Last edited:
Cho em hỏi trong hình dưới, có phải cái vòng tròn đỏ đỏ là hải đăng Mũi Dinh ko ? Anh nào biết chấm tọa độ so sánh dùm em cái, nghe bảo tọa độ của hải đăng này là:
Tọa độ địa dư: 11o 21' 32" N -- 109o 00' 32" E ( http://www.mscii.com.vn/vietnamese/index.php?option=com_content&task=view&id=51&Itemid=111 )

86798385.jpg


Cơ bản là vị bọn em muốn đi chỗ này, mà nếu đi từ thị xã Phan Rang thì xa quá, ko biết có đường nào từ QL1 vào gần hơn không ?

- Nghe trong này bảo là "Mũi Dinh thuộc làng Sơn Hải, xã Phước Dinh (Ninh Phước - Ninh Thuận) chỉ cách biển Cà Ná một vòng cung núi, cách Phan Rang chưa đầy 40 km. Nếu đi từ Phan Rang khoảng 15 km theo quốc lộ 1A đến làng Chăm Văn Lâm rẽ trái và băng qua vùng bằng lăng khoảng tám km là đến chỏm núi Ðại Bàng. Sau đó đi thêm bảy km nữa là đến Sơn Hải, từ đây đi xe thẳng vào sa mạc, đến cột mốc cuối cùng thì để xe lại cho thiên nhiên giữ hộ, vượt thêm một trảng cát dài và khoảng hơn một km dốc núi là đến hải đăng Mũi Dinh."
( http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub=66&article=163548 )

Nhờ các bác chỉ giáo hộ ạ :D
 
Đường QL đi Mũi Dinh và hải đăng thì ko có cụ ạ. cụ sẽ phải đi vào SH rồi dọc đường biển, qua mấy cái làng chài, hết cái là gặp 1 sa mạc cát, đi thẳng, gửi xe rồi lội qua đồi cát sang bãi biển và lên hải đăng.
Chỉ đường thì hơi bị vất.
 
SH là gì hả cụ VTM ?
Đợi các cụ lâu quá, em điều tra trên Gu-gồ-ợt thì ra là có đường đi thẳng từ QL1 thật các cụ ạ.
Ngay chữ An Phước trên bản đồ có con đường xe tải vào được luôn, đường này to hơn đường dọc bờ biển đi từ thị xã PR đấy ạ :D
Kính bẩm !
Cơ mà chưa ai trên phuot đi thì lần này em làm chuột bạch vậy ! :D
 
Thật sự rất cảm ơn Vũ Thanh Minh vì bài viết về Phan rang đã đưa mình đến với mảnh đất tuyệt vời này và anh Khoa người đã giúp đỡ mình trong suốt thời gian mình ở Phan rang và những ngày sau đó nữa.
Những hình ảnh và cảm xúc về nơi này sẽ trở thành một kí ức ko quên, một cảm giác phấn khích ko thể kìm chế mỗi khi gặp ai đó hỏi về chuyến đi vừa qua và luôn kết thúc những câu chuyện bằng một lời rủ rê đi Phan rang đi câu đi.

Thực tế ngay khi rời Phan rang để đi những nơi khác tôi đã thấy mình thật ngốc nghếch tại sao ko ở lại thêm mà cứ phải đi theo lich trình mình vạch ra ban đầu làm gì nhưng có lẽ tại cảm giác lần đầu tiên đi những tỉnh ven biển Nam trung bộ, háo hức muốn được đặt chân đầy đủ tới những nơi mà hàng ngày tôi vẫn đọc trên phượt trong chuyến đi này đã khiến tôi vác balo đi tiếp để rồi sau đó chắc chắn là mình sẽ sớm quay lai Phan rang để gặp lại những con người mà tôi đã trò chuyện khi vào làng gốm Bàu trúc hay khi tìm đường vào tháp Pô rô mê, để gặp lại những hình ảnh thân thương lũ trẻ vẫy xe đi nhờ khi đến trường trong cái nắng chói chang và những cơn gió nóng khi mới bắt đầu tới Phan rang.
Và còn thật nhiều những hình ảnh về đồi cát đỏ Nam cương, con đường ngập trong cát trắng và bãi biển bao la hoang sơ và thanh bình hiện ra dưới chân ngọn hải đăng mũi Dinh cho đến những cánh đồng muối với mặt nước phẳng lặng như một chiếc gương soi khổng lồ in hình những dãy núi đá với vô vàn những hình thù kì lạ ở khắp mọi nơi tôi đã đi qua trong những ngày ở Phan rang cho đên những vườn nho, vườn táo hay lúc đến với vịnh biển Vĩnh Hy ngắm nhìn những dải san hô và leo trèo thỏa sức ngắm biển trên những tảng đá ven bãi cát và những nơi tôi ko kịp đến trong 3 ngày ở Phan rang sẽ luôn khiến tôi mong mỏi lại đặt chân đến nơi đây nhiều lần nữa.
 
Đang tìm hiểu về Ninh Thuận để đi 30/4 này bỗng dưng đọc bài này càng làm em muốn đi quá ^^. Thanks anh Sói già và mọi người đã đóng góp những thông tin hữu ích cho người đi sau như bọn em :D.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top