What's new

Phòng, chữa Rắn cắn; đối diện Chó sủa

bác chuẩn bị 1 mẩu da tê giác to hơn đồng xu,khi nào bị rắn độc cắn thì bác để miếng da vào chỗ bị cắn..da sẽ dính chặt như nam châm cho đến khi hết nọc độc thì nó tự nhả ra..dùng xong bác đem ngâm vào cồn rồi phơi khô để dùng tiếp
 
Ah

Chó liếm chắc không sao vì khoa học có nói là nước bọt chó có chất sát trùng, hồi nhỏ ai bị trầy tay chân chảy máu thường "bị" tụi bạn khuyên cho chó liếm mau lành. Chỉ sợ chó đi loanh quanh, hửi hửi rồi giơ 1 chân sau lên, lúc đó mới chết .....vì mùi.

Ah uhm gặp chó dại thì nước bọt chó có vi trùng dại nữa. Nhưng chó dại thường ko liếm, cắn thôi ah! :))
 
Đúng như bạn greenline đã bày, chó sủa là chó không cắn. Mình xin bổ sung thêm 1 tý kinh nghiệm để bạn r0sy ngao du cho thoải mái nhé:
1. Giả tảng không quan tâm đến nó, nó sủa cứ làm bộ như không biết gì, việc mình mình làm. Một lát sau nó chán hết sủa và tự lảng đi. Cái này mình đã thực hành với 1 số bầy chó loanh quanh khu Bình Tiên (Ninh Thuận). Mình đến nơi làng chài khi chủ vắng nhà, chó sủa cả bầy inh ỏi nhưng mình ngó lơ, cứ đi lăng quăng như không có nó. Một lúc sau nó chán, chả thèm sủa nữa. Cái này có kể trong topic Hòn Nhọn - Thác Bay - Bình Tiên rồi.

2. Nếu có thể, cố gắng đừng kích động nó kể cả bằng hành động ngồi thụp xuống vác gạch đá choảng lại nó. Chắc chắn bọn nó sẽ bỏ chạy ra xa khi mình ngồi xuống nhưng sẽ sủa dai dẳng hơn nhiều. Và nhất là khi mình bắt đầu di chuyển là nó đuổi theo bụp. Cái này mình bị ở Tà Xùa (Sơn La). Chó của dân tộc Mèo thì rõ là to, nó ra sủa bâng quơ lúc mình chụp đào và chè. Ghét mặt choảng cho nó mấy viên đá, nó chạy tít ra xa, sủa cầm chừng. Vừa leo lên xe máy phi đi, nó rượt cho, chạy té khói, suýt nữa lọt xuống rãnh thoát nước ven đường. Rõ điên cả ruột.

3. Trường hợp con chó cứ đứng nhìn, không sủa thì bạn nên để ý mắt nó. Chó cũng có tình cảm và biểu cảm cả. Nếu con đó mắt đen thui sâu thẳm, nhìn vào chả có cảm tình gì mà đuôi lại cúp xuống thì nên coi chừng, việc mình mình cứ làm nhưng đừng bao giờ quay lưng lại nó quá lâu. Thứ này rất hay cắn lén. Còn con chó nhìn mắt ướt hay hơi nâu nhạt, mặt có vẻ như ngạc nhiên khi thấy mình thì có thể nó đang bị kích thích bởi 1 số khối màu lạ (vd như quần áo bơi, đồ vật có màu sắc sặc sỡ...) thì kệ thây nó. Con này chắc chắn sẽ quan sát mình lâu, nhưng chắc chắn 1 điều là nó sẽ chả làm gì mình.

Còn trường hợp khác, mình chưa gặp, hehe
Thân

Chó không phân biệt được màu sắc đâu bạn ạ! TV trắng đen thôi!
 
Ngoài kinh nghiêm cua sami minh thấy chó cũng rất sợ người trừ mấy loại đã được huấn luyện nhiều khi thấy nó chạy tới mình lại lao về phía nó cho nó sợ mặc dù mình còn sợ hơn hehe. nếu đông quá thì phải chạy thật nhanh chó không đuổi quá 200 m đâu
 
@chó: gặp loại này cứ quát thật to, nắn gân nó như bá kiến nắn gân chí phèo í , sau đó tùy cơ mà ứng biến, thường chó hay chú ý đến kích cỡ của đối phương, vì thế ngồi xuống chỉ là biện pháp đối với những con chó nhát gan, với bọn chó dữ thì nó cóc sợ đâu, tốt nhất là khi nó xồ ra thì hơi cúi khom người xuống dạng chân ra và khua tay sao cho trông thật to lớn, đồng thời quát to, là mấy chú phải chùn, kô dám cắn, sau đó thì lựa mà lùi dần ra xa, chó không dám cắn ai nếu ở xa nhà đâu, trừ chó dại :D ( xem đến thượng đế cũng phải cười, loài linh cẩu nó sợ người nào cao hơn 2 lần nó là có thật đấy ) mình bị chó cắn nhiều, rồi nuôi được 2 con chó hung dữ nên cũng kô sợ lắm . Còn đối với chó bécgiê ý, bọn này hung dữ , nếu ở trong nhà nó thì khó tránh khỏi bị nó tợp, tốt nhất là quát to vài cái tên, biết đâu trúng tên nó là nó cũng dịu .còn thấy nó lao vào 1 cách hung hăng thì tốt nhất là quay lưng vào, vì loài này nó hay chồm lên cắn cổ ý, quay lưng vào nó chả biết cắn chỗ nào nên chỉ tợp qua loa thôi, rồi mà chờ chủ nó ra, chủ nó không ra thì đành phải chiến đấu thôi, đấm đá vô tư nó sẽ thua, nhưng ta thiệt . (mình từng bị 1 con bec giê đức lao vào, mình quay lưng lại nó kô biết tợp đâu nên tợp ngang hông, đi 1 miếng cạp quần bò, hú hồn may mà chủ nó ra kịp, loài này tốt nhất đừng có vào nhà nó )
@rắn : không được nặn vết thương, sơ cứu = cách rạch vết thương và dùng miệng hút là chuẩn rồi . tốt nhất là tìm 1 trung tâm y tế gần đấy
 
Thôi em ko chó, lại nói chuyện rắn :)

Ở bên Mẹo phượt post rồi, hóa ra vào đây vẫn lại thấy bàn thịt chó với thịt rắn thứ nào ngon hơn, thôi để em góp lại vài nhời

Về chuyện rắn thì nhiều, cách tốt hơn hết là đề phòng...ko để bị nó cắn :)

ĐỀ PHÒNG RẮN CẮN

Thông thường thì rắn không chủ động tấn công người, trừ trường hợp phải tự vệ. Rắn hay ẩn núp trong các lùm cây, bụi cỏ, đống lá ủ, trên các cành cây, ven bờ nước... Khi di chuyển trong các khu vực nghi ngờ có rắn, các bạn nên:

- Cẩn thận xem chỗ mà mình sắp đặt chân xuống
- Dùng cành cây khua khắng vào bụi rặm trước khi thọc tay chân vào để lấy vật gì hay hái trái cây.
- Mang giày ống hoặc mặc quần áo rộng, dài, dày...
- Cẩn thận trước khi mang giày hay mặc quần áo, vì rắn có thể ẩn núp trong đó.
- Tìm hiểu các tập tính và biết các phân biệt các loại rắn, nhất là rắn độc.
- Biết các sơ cứu và điều trị khi bị rắn cắn.


Do tác hại khác nhau của nọc độc từng loại rắn, cho nên khi một người bị rắn cắn, các bạn hãy cố gắng xác định đó là loài rắn gì? Độc hay không độc? Nếu là rắn độc thì nó thuộc loại nào?

DỰA VÀO VẾT CẮN

- Rắn độc: rắn độc thường để lại hai vết răng nanh sâu, ít chảy máu nhưng rất đau nhức và sưng tấy, nọc càng ngấm thì càng đau và sưng nhiều, chỗ hai vết nanh bầm tím.
- Rắn không độc: Vết cắn của rắn không độc thì để lại đầu của hai hàm răng, nhưng không thấy dấu của răng nanh, vết cắn chảy máu.

Một loại rắn độc đều có một cấu trúc răng và móc độc khác nhau, cho nên vết cắn để lại trên mình nạn nhân cũng khác nhau, nếu có kinh nghiệm, dựa vào dấu răng, người ta có thể chẩn đoán loại rắn đã cắn.
Ví dụ như dựa vào địa hình, địa thế, triệu chứng:

DỰA VÀO ĐỊA THẾ
Theo tập tính và nơi ở của rắn, chúng ta thường gặp
- Rắn hổ nơi đồi núi, gò đống, bụi rậm, nơi cao ráo... Khi cắn, thường ngóc cao, bành cổ, thở phì phì.
- Rắn mai gầm thường sống nơi ẩm ướt, ban đêm thường kiếm ăn theo bờ ruộng ẩm.
- Rắn lục xanh thường sống nơi bờ cỏ, bụi cây.
- Rắn chàm quạp thường sống ở các vùng đất đỏ, đồn điền cao su, rừng cát ven biển... hay nằm bên lề đường, ban đêm khi gặp người đi ngang thì phóng tới cắn và ngậm rất chặt, phải đá mạnh chân mới văng ra, cắn xong răng còn dính lại. Ban ngày, chàm quạp chỉ cắn khi cần tự vệ, cắn xong là bỏ chạy ngay nên không để lại răng.


DỰA VÀO TRIỆU CHỨNG CỦA NẠN NHÂN

Thành phần hóa học của mỗi loại nọc rắn khác nhau, do đó tác động sinh học trên cơ thể nạn nhân cũng khác nhau.
Người ta thường phân biệt nọc rắn thành hai nhóm chính

1. Nhóm độc tố máu (hermorragin): Tác động chủ yếu liên hệ tim mạch, gây phân giải hồng cầu, đông máu và chảy máu, làm co huyết quản, gây trụy tim... Gồm nọc của các loài thuộc họ Rắn lục (viperideae),rắn rung chuông (crotalidac)

2. Nhóm độc tố thần kinh (neurotoxin): Tác động chủ yếu liên hệ thần kinh, hô hấp. Gây liệt tay, liệt cơ hoành, cuối cùng ngạt thở và chết... Gồm các loại Rắn biển (hydrophydac) Rắn hổ (elapidac)


Một số phương pháp cấp cứu khi bị rắn cắn:

CƠ BẢN

Khi bị rắn độc cắn, hãy bình tĩnh, càng ít cử động chổ bị rắn cắn càng tốt. Nếu bị cắn ở chân thì không nên đi lại, ngay cả một bước (nếu điều đó có thể được). Cấp cứu nạn nhân theo trình tự sau:
1- Đặt garrot cách vết cắn 5-10 cm về phía tim. (Để cho máu lưu thông nuôi phần dưới) rồi cột lại.
2- Tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng, nước vôi, nước phèn, nước có chất chua, chất chát, thuốc tím...
3- Dùng dao nhọn, bén sạch, rạch rộng chỗ 2 vết nanh thành 2 hình chữ thập. Hút máu độc ra ngoài bằng cách nặn tay, dùng ống giác hơi, ống giác cao su, ống tiêm 10cc hoặc dùng miệng (nếu miệng không có vết trầy xướt, sâu răng... )
Lưu ý: Nếu vết cắn đã trên 30 phút thì không cần hút, vì không ích lợi gì mà đôi khi còn có hại thêm

Các bạn có thể dùng “cục hút nọc” bào chế từ một miếng sừng hươu nai hầm lâu trong nồi kín, đặt tại vết cắn để trung hòa lượng nọc.
Tác dụng của nọc rắn nhanh chóng và chỉ xảy ra trong môi trường trung tính hay axit, vô hiệu lực trong môi trường kềm. Do đó các chất sau đây có tác dụng làm hư hủy nọc rắn: Cloramin T, thuốc tím, tanin, saponin, papain (trong mủ đu đủ), bromelin (trong quả dứa) than hoạt tính, dịch tụy tang, nước vôi, nước javel...


ĐIỀU TRỊ
- Tiêm huyết thanh kháng nọc (nếu có - mà thường thì khó có ngay )
- Cho nạn nhân uống rượu hội và viên hội. Rượu hội thì cứ 10-30 phút uống một chung. Viên hội thì viên đầu cho nạn nhân nhai ra xác đắp vào vết cắn và ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, liên tiếp trong 3 ngày.
Vì rượu hội là một bài thuốc rất hiệu nghiệm, chữa được hầu hết các loại nọc rắn, các bạn nên chuẩn bị sẵn trước khi đi thám hiểm hay vào những nơi hoang dã


Các vị thuốc tự nhiên, theo kiểu vớ được gì dùng nấy :D

Đắp thuốc tại chỗ:
Dùng các cây cỏ có tanin như: Ổi, Sim, Mua, Lựu, Sung, Trà (chè)

Làm ấm cơ thể:
Bằng các loại cây như: Quế, Gừng, Tía tô, Tỏi, Đại hồi, Đinh Hương, É Tía, Lá Lột, Kinh Giới, Trà Đậm.

Chống co thắt phế quản:
Dùng các cây như; Cà độc dược, Bối mẫu, Bán hạ, Nam Mộc Hương.

Chống đau nhức:
Đắp lại tại chỗ những vị thuốc tươi có chất nhầy như; Bông Bụp; Muồng trâu, Mồng tơi, Bồ ngót, Rau Lang, Nhớt họng gà...

Chống viêm nhiễm về sau:
Lá Móng tay, Phèn đen, Vú bò, Xuyên tâm liên, Cam thảo nam, cỏ Lưỡi rắn, Mần trầu, Nghệ, Vòi voi, Sài đất, Đọt sậy.

Khai thông đường dẫn thoát (gan, mật, ruột)
Hà thủ ô, Muồng trâu, Đại hoàng, Nghề răm, rau Má, rau Sam, cỏ Tranh, Dứa dại, Bìm bìm, Rau Đắng


Em luôn mang theo kim trong hành trang đi bụi,ngoài khâu vá, là đề phòng, trộm vía chưa phải dùng đến cách này :D

THÍCH HUYỆT:
Trường hợp rắn độc cắn vào bàn tay. Làm cho bàn tay và bàn chân sưng phù, càng to... Hãy dùng kim lớn (kim tam lăng hay kim tiêm lớn bằng thép không rỉ) thích cho dịch độc tiết nhanh ra ngoài, tránh gây hoại tử.
- Bàn tay sưng phù thì thích vào huyệt Bát tà (bên tay sưng)
- Bàn chân sưng phù thì thích vào huyệt Bát Phong (bên sưng)

Vị trí huyệt Bát tà: Ở các khe ngón tay trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi tay có 4 huyệt.

Vị trí huyệt Bát Phong: Ở các khe ngón chân bờ trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi chân có 4 huyệt.

Phương pháp thích: Sát trùng kim thích và vùng huyệt. Bàn tay hay bàn chân bên sưng để xuôi. Tay phải cầm kim thích nhanh vào các huyệt định châm, mũi kim hướng lên mu bàn tay hay bàn chân. Tùy theo sưng to hay nhỏ để quyết định thích sâu hay cạn (từ 5-15 mm). Làm cho dịch độc (có thể lẫn cả máu) chảy xuống là được. Sau khi thích xong, dùng tay nhẹ nhàng ép cho dịch chảy xuống. Nếu sau đó, dịch độc tăng làm sưng trở lại thì tiếp tục thích như trên. Một ngày có thể thích 2-3 lần. Sau 1-2 ngày sẽ bớt sưng.
Khi thích huyệt, đồng thời nên cho uống các bài thuốc giải nọc.


CÁC MÔN THUỐC KHÁC

- Nếu giết được con rắn, sau khi đã thực hiện các biện pháp cấp cứu, mổ ruột con rắn lấy gan và mật đắp lên vết cắn, sẽ nhanh chóng giảm đau
- Bắt 7-9 con rệp nuốt sống với nước sôi để nguội, sau 10 phút sẽ giảm đau nhức. Những người đi rừng thường bắt rệp bỏ vào chai nhỏ mang sẵn theo trong mình, nếu bị rắn cắn thì lấy ra uống đồng thời bóp nát vài con rệp bôi vào vết cắn để cấp cứu.
- Dùng dịch âm đạo của phụ nữ bôi lên (Có thể các bạn sẽ cười nhạo hai cách trên đây, nhưng tác giả đã thấy tận mắt trên 3 người được cứu bằng những phương pháp này)
- Tìm một trong những cây sau đây, nhai hay giả với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn: Bồ cu vẽ, Bảy lá một hoa, Chua ngút, rễ và lá Đu đủ, Răm nghề, Cát đằng, ban nhật, Ớt...


Riêng chuyện về chó, em hay mang dao, súng, riềng mẻ và mắm tôm. (c)


Chúc vui và bình an.

Tổng hợp.​
 
Xem bài
Đúng như bạn greenline đã bày, chó sủa là chó không cắn. Mình xin bổ sung thêm 1 tý kinh nghiệm để bạn r0sy ngao du cho thoải mái nhé:
1. Giả tảng không quan tâm đến nó, nó sủa cứ làm bộ như không biết gì, việc mình mình làm. Một lát sau nó chán hết sủa và tự lảng đi. Cái này mình đã thực hành với 1 số bầy chó loanh quanh khu Bình Tiên (Ninh Thuận). Mình đến nơi làng chài khi chủ vắng nhà, chó sủa cả bầy inh ỏi nhưng mình ngó lơ, cứ đi lăng quăng như không có nó. Một lúc sau nó chán, chả thèm sủa nữa. Cái này có kể trong topic Hòn Nhọn - Thác Bay - Bình Tiên rồi.

2. Nếu có thể, cố gắng đừng kích động nó kể cả bằng hành động ngồi thụp xuống vác gạch đá choảng lại nó. Chắc chắn bọn nó sẽ bỏ chạy ra xa khi mình ngồi xuống nhưng sẽ sủa dai dẳng hơn nhiều. Và nhất là khi mình bắt đầu di chuyển là nó đuổi theo bụp. Cái này mình bị ở Tà Xùa (Sơn La). Chó của dân tộc Mèo thì rõ là to, nó ra sủa bâng quơ lúc mình chụp đào và chè. Ghét mặt choảng cho nó mấy viên đá, nó chạy tít ra xa, sủa cầm chừng. Vừa leo lên xe máy phi đi, nó rượt cho, chạy té khói, suýt nữa lọt xuống rãnh thoát nước ven đường. Rõ điên cả ruột.

3. Trường hợp con chó cứ đứng nhìn, không sủa thì bạn nên để ý mắt nó. Chó cũng có tình cảm và biểu cảm cả. Nếu con đó mắt đen thui sâu thẳm, nhìn vào chả có cảm tình gì mà đuôi lại cúp xuống thì nên coi chừng, việc mình mình cứ làm nhưng đừng bao giờ quay lưng lại nó quá lâu. Thứ này rất hay cắn lén. Còn con chó nhìn mắt ướt hay hơi nâu nhạt, mặt có vẻ như ngạc nhiên khi thấy mình thì có thể nó đang bị kích thích bởi 1 số khối màu lạ (vd như quần áo bơi, đồ vật có màu sắc sặc sỡ...) thì kệ thây nó. Con này chắc chắn sẽ quan sát mình lâu, nhưng chắc chắn 1 điều là nó sẽ chả làm gì mình.

Còn trường hợp khác, mình chưa gặp, hehe
Thân
Lớp ĐH em mới đi Cúc Phương về,nhân tiện lên đây hỏi chỗ sửa con dao Leatherman vào góp chuyện tí
-Lúc mua vé ở cổng vườn,thấy cái nội quy dài dài chẳng thằng nào thèm đọc,mỗi mình nhớ là ở dòng nội quy cuối có ghi: quý khách vui lòng ko trêu mấy con chó canh ở khung trung tâm + 1 đoạn "tâm tính bất thường,chó rừng,nguy hiểm" gì đấy.
-Đi vào nhận nhà sàn ở,ăn uống,lửa trại bình thường.Chó có 3 con,lúc còn lửa hay đèn thì khá thân thiện,hình như có mấy đứa còn xoa đầu,cho chúng nó ăn.Chính tay em cậy cửa vào chỗ chất củi của khu dịch vụ(thiếu kinh nghiệm, đốt lửa to quá thành ra hết nhanh,túng bấn làm liều.....) mà chúng nó chỉ.... nhìn chứ chả phản ứng gì.:)
-Nửa đêm,2h,em xách đèn pin xuống bốc khoai vùi dưới đống tro lửa trại để sáng ra cả lũ có cái mà ăn(chính tay mình vùi,dặn ko thằng nào đc lấy sớm mới đau......).3 anh ý chạy ra,anh bé nhất xộc ra gần trước mặt mình sủa ầm ầm.Tự nhủ chó sủa thì chả cắn đâu,chắc lọ mọ ban đêm nó bực thôi> định cúi xuống nhặt tiếp.Vừa quay lưng ra lập tức nghe tiếng gầm gừ...... lạnh cả sống lưng,1 con vẫn sủa,nhưng 2 con to nó đứng đằng sau,ko sủa 1 tiếng nào,trợn mắt nhe răng như...... cho sói.:gun
-Nhớ lại cái nội quy,hãi gần chết,từ từ quay đèn pin ra khỏi mắt chúng nó,đi lùi về nhà sàn(may ko vấp chân vỡ đầu.....).Độ 1 tiếng sau kéo 2 3 thằng nữa xuống,thấy chúng nó ngủ mới lò mò ra nhặt động...... khoai than.Chẳng may em làm rơi thanh củi,lần này thì cả 3 con từ từ đứng dậy...... lườm,chẳng anh nào sủa nữa,chỉ 1 anh gầm gừ......Lại tiếp tục bài từ từ đi lùi về,chấp nhận mất ăn.X(

Vậy câu hỏi đặt ra là đã ai gặp phải cái tình huống...... quái đản như thế chưa.Giá kể không có cái dòng nội quy thì bọn em cũng máu liều cầm gậy gộc dao kéo xuống kiếm ăn.Đằng này....... Đem rõ 1 túi khoai to tướng mà sáng ra còn toàn than là than,lại tốn tiền đi ăn sáng,đến nhục.Hi vọng ai biết cách đối phó thể loại này thì chia sẻ để lần sau có gặp em còn đỡ bị mất ăn:help
 
Vậy câu hỏi đặt ra là đã ai gặp phải cái tình huống...... quái đản như thế chưa.Giá kể không có cái dòng nội quy thì bọn em cũng máu liều cầm gậy gộc dao kéo xuống kiếm ăn.Đằng này....... Đem rõ 1 túi khoai to tướng mà sáng ra còn toàn than là than,lại tốn tiền đi ăn sáng,đến nhục.Hi vọng ai biết cách đối phó thể loại này thì chia sẻ để lần sau có gặp em còn đỡ bị mất ăn:help

1. Mua cân khoai nướng sẵn từ Hà Nội mang đi!

2. Nếu ko muốn khoai thành than thì đi ăn trộm cũng phải biết mang mướp nướng đi vứt cho chó ăn... ( không có mướp nướng thì xúc xích ĐỨc cũng được ồi)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,673
Bài viết
1,171,165
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top