Em có đọc thấy ở VN mình đã sản xuất đc huyết thanh chống nọc rắn các loại rắn độc hay gặp như lục, cạp nong, hổ mang,... Cho e hỏi là mình có thể mua các loại huyết thanh này ở bên ngoài được k ạ? Nếu người bình thường có thể mua đc thì tốt biết mấy, đi rừng bớt lo.
Đúng là VN mình đã sản xuất được một số huyết thanh kháng nọc rắn rồi bạn nhé.
Huyết thanh kháng nọc rắn được chia làm nhiều loại:
- Đơn giá: chỉ chứa 1 loại huyết thanh kháng 1 loại rắn xác định.
- Đa giá: chứa 2 hay 3 loại huyết thanh kháng 2 hay 3 loại rắn tương ứng.
Việc mua bán thì không khó, nội có, ngoại có. Túm lại là có tiền mua tiên cũng được.
Nhưng vấn đề là:
1. Bạn phải xác định được nhóm rắn độc nào cắn để xác định, chọn loại huyết thanh phù hợp. Nếu bạn không xác định được loại nào, thì bác sỹ sẽ căn cứ loại rắn nào hay lưu hành ở địa phương, và biểu hiện lâm sàng để chọn loại huyết thanh tiêm cho bạn. Có thể phải tiêm nhiều loại nếu không xác định rõ được.
2. Các loại huyết thanh đời củ phải bảo quản lạnh. Một số loại đời mới bây giờ được chế tạo dạng bột (đông khô) nên có thế mang đi dễ dàng. (Nó cũng dựa trên phương pháp làm sữa bột ạ).
3. Huyết thanh được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch (tiêm ven). Chắc chẳng mấy bác nhà mình làm được cái này ạ.
4. Do bản chất huyết thanh kháng nọc rắn (hay các loại huyết thanh khác cũng thế) là protein nên nguy cơ gây dị ứng, shock phản vệ là rất cao ạ. Nên cái này chỉ được tiến hành ở các cơ sở y tế. Ít nhất thì cũng phải có hôp chống shock (có thuốc men) và nhân viên y tế được đào tạo bài bản. Không tốt nhất là ở các bệnh viện lớn có máy thở và hồi sức. Vậy nên các bác có bị rắn cắn, được tiêm huyết thanh kháng nọc rắn thì cũng nhanh chóng chuyển lên bệnh viện tuyến trên dể theo dõi và điều trị tiếp ạ.
Còn việc phòng và cấp cứu thì bên trên nhiều bác đã nói rồi, em không nhắc lại nữa.
Theo ý kiến của em, các bác mà bị rắn độc cắn thì cứ xác định đi ạ. Có điều gì cần nói, dặn dò thì nói nhanh kẻo muộn. Vời điều kiện đi phượt, thường là rừng rú, xa trung tâm. Với điều kiện đường xá của mình, giao thông đi lại khó khăn thì các bác có cấp cứu đúng cách, thì đến được viện cũng là quá muộn rồi ạ.
Sống chết có số rồi các bác ạ. Bác nào sợ thì cứ ở nhà cho an toàn. Bác nào không sợ thì cứ đi thôi ạ!