What's new

Phòng, chữa Rắn cắn; đối diện Chó sủa

Về việc chó dữ: Nếu chó nhỏ và dữ vừa phải thì theo kinh nghiệm của nhiều người là cứ cúi xuống lượm đá hoặc chỉ giả bộ cúi xuống lượm là nó chạy xa liền hà. Cái này tui thử rồi thấy hiệu nghiệm. Nhưng đụng phải chó lớn và dữ như berger thì sao? Tui chưa có dịp thử.

Tuy nhiên có một cách nữa, nếu chó sủa và muốn đuổi theo ta thì ngay lập tức tháo dây nịt ra hoặc nếu không mang giây nịt thì lượm cái gì tương tự như vậy, có thể là sống tàu lá chuối cũ, giây rừng,...cầm để sau lưng giả làm cái đuôi và ta cứ từ từ đường ta ta đi và có cái đuôi đàng sau thì con chó dù dữ cỡ nào cùng chỉ đứng lại xa xa mà sủa thôi, không dám đuổi theo nữa. Cái này tôi đã thử rồi và thấy hiệu nghiệm hoàn toàn, nhưng vẫn chưa có cơ hội thử với chó berger.

Lần đi lang thang ở miệt vườn vùng sâu vùng xa của Tiền Giang, mấy thằng tui bị mấy con chó đuổi theo. Bị chó dí mấy thằng cúi xuống lượm đá-làm gì có đá mà lượm- nó vẫn dí theo, tôi tháo vội dây nịt làm đuôi thì ngay lập tức mấy chú cún đứng ngay lại tại chỗ sủa inh ỏi, hết dám dí theo. Hay thiệt! Có lẽ chó nó sợ con gì có đuôi dài như cọp thì phải. Dù đã được thuần hóa nhưng động vật vẫn có những bản năng từ xa xưa nên có thể là nó sợ con gì có đuôi dài.
 
Last edited by a moderator:
Về rắn: Thêm ý kiến, khi đi rừng hay chỗ nghi có rắn thì dù ngày hay đêm cũng phải dùng một cây gậy dài khoảng 1m20 dò đường, vừa đi vừa khua phía trước để nếu có rắn nó sẽ bỏ đi. Nói chung là đa số con vật sợ người nên khi có động chúng sẽ tìm cách chuồn đi chổ khác, nên mình dùng gậy khua trước là để đánh động cho nó đi. Chớ có mà bước đại vô chỗ cây cỏ khi chưa dùng giậy khua vô trước! Còn nếu đã lấy gậy đập vô trước rồi mà nó vẫn không đi, đợi mình tới rồi chộp cho mình một cái thì đúng là đã tới lúc,... Chúa "khều rồi".
 
Về chống chó cắn, rắn cắn theo mình cần dựa vào những cách thức đã đc kiểm nghiệm để xử lý thì mới ổn cho mọi tình huống đc.
Có cái site dạy chống chó cắn chuyên nghiệp đây:

http://www.doggonesafe.com/

Đọc kỹ các bạn sẽ biết cách quan sát và đọc "suy nghĩ" của chó và chống cắn hiệu quả.
Mình chỉ xin rút ra đây một chìa khóa cơ bản, quan trọng mà doggonesafe.com hướng dẫn khi đối diện chó sủa: BE A TREE

BE A TREE là sao? Là biến mình thành cây. Chụm 2 chân đứng nghiêm, đan 2 bàn tay và duỗi thẳng cánh tay để sát người, cúi đầu để cằm chạm ngực (ko khom lưng) là đã biến thành cây đối với chó.

Động vật nói chung và chó nói riêng sẽ không tấn công khi nó không cảm thấy nguy hiểm hoặc bị kích động.
Kiên nhẫn làm cây và kệ con chó sủa chỉ khoảng vài phút là nó sẽ bỏ đi.

Cách làm này mình đã dùng thành công nhiều lần, đặc biệt ở bãi giữa sông Hồng, Hà Nội, nơi có địa hình rất rộng,có chạy cũng ko đc...
 
Last edited:
''
Động vật nói chung và chó nói riêng sẽ không tấn công khi nó không cảm thấy nguy hiểm hoặc bị kích động. ''

Người viết đoạn này chưa gặp chó dữ tợn đúng nghĩa. Mình đã phải hạ một con chó tấn công rất mãnh liệt. Chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ thì chỉ tấn công khi có lệnh và nó không sợ gì kể cả vũ khí hay tiếng nổ. Còn chó ta mà theo đàn mới khó chịu. Tính hoang dã, bầy đàn trỗi dậy nên rất hung hăng. Mình chỉ còn cách dùng bất cứ thứ gì để đánh nhau với ...chó.
Bản năng của chó là hay tấn công vào chân của đối thủ (chó nghiệp vụ thì lao lên cắn cổ, cắn giữ cổ tay nếu ta cầm vũ khí hoặc cắn giữ chân, đè người. Tùy theo mục đích huấn luyện). Khi bị chó ta tấn công nên hạ thấp trọng tâm dùng gậy hoặc vật gì đó che chắn, đánh vào mõm chó. Chó có 3 điểm nhạy cảm khi bị đánh : Mõm, mang tai và ...hòn sướng. Thực tế, đánh nhau với chó cũng phải có '' võ'' và phải tập luyện thường xuyên. Tôi chỉ nêu cách đơn giản tuy hơi thụ động.
Đi đâu thấy con chó lừ lừ bám theo mình (thường chéo sau lúc bên phải lúc bên trái chứ ít khi sau lưng) mõm gằm xuống, mắt lộn lòng trắng thì coi chừng nó cắn trộm.
Người ta cứ nói chó sợ mùi hổ. Cũng tùy thôi. Có con còn xé cả bộ da hổ.
Có lẽ chó sợ nhất là mùi ...chó. Thằng buôn chó chỉ bị chó sửa chứ không bao giờ bị tấn công. Các bạn lấy tí mỡ chó đốt lên. Chó dữ mấy cũng im hơi tìm chỗ rúc. (Trừ chó hàng thịt chó).:D
 
Last edited by a moderator:
Mình chia sẻ kinh nghiệm xử lý chó khi đang chạy xe máy:

Hầu hết, và thường thì, chó nhà nghèo, tức chó ta, đi loăng quăng tại các khu dân cư thì nó sẽ không quan tâm đến xe máy đi trên đường lắm. Thậm chí nó còn có thú vui tao nhã là nằm dài ra giữa đường. Với loại chó dũng cảm và gan dạ như vậy, chúng ta nên yêu quý và kính trọng nó bằng cách kệ nó, đi tránh nó ra.

Với chó Tây, đại diện là chó xù Nhật, hoặc chó lai xù Nhật (thường lông nó sẽ ko dài, ko xù), loại này bị nhốt suốt ngày vì chủ sợ mất, nên hầu hết chúng có nhiều uất ức. Nhìn thấy từ xa nên cẩn thận dần đi là vừa. Nếu thấy nó bé thôi thì các bạn vừa chạy xe vừa giơ cao 2 chân lên, bình tĩnh chạy xe không quá nhanh cũng không chậm, đến gần nó thì bất thần bóp một hồi còi (vừa bóp vừa chạy, còi càng to càng hiệu quả), nó sẽ giật mình và bỏ lỡ dịp trêu chọc mình đi. Nếu chó lớn thì kiếm một cái cây dài, nhỏ vừa chạy xe vừa quất vun vút chạy qua là được.
 
Last edited by a moderator:
Em có đọc thấy ở VN mình đã sản xuất đc huyết thanh chống nọc rắn các loại rắn độc hay gặp như lục, cạp nong, hổ mang,... Cho e hỏi là mình có thể mua các loại huyết thanh này ở bên ngoài được k ạ? Nếu người bình thường có thể mua đc thì tốt biết mấy, đi rừng bớt lo.
 
Đối với chó thì các bác cứ lấy hết can đảm dùng chân phang thẳng vào đầu nó ấy :-? em đã từng làm với 1 con Béc-dê bứt xích :-? còn nếu k có máu liều thì cứ cây hoặc gạch mà phang thôi :D
 
Last edited by a moderator:
CHỮA RẮN CẮN CỰC HIỆU QUẢ 99,9% , còn 0,1% là may rủi các bác ah:shrug:
-Cầm nọc, không cho nọc chạy vào tim: Khi bị rắn cắn, một mặt garo, một mặt cho nạn nhân uống ngọn ớt chỉ thiên (ớt hiểm) và nhựa xe điều độ bằng hạt ngô. Nhựa xe điếu là 1 loại dịch đọng lại xung quang nơi nỏ điểu cày, dùng thanh kim loại nhỏ ngoáy lấy nhựa này. Thực chất khi uống là ớt chỉ thiên và nhựa xe điếu thì nọc đã không thể chạy vào tim được, sau đó ta mới thực hiện việc cứu chữa bằng các phương pháp sau:
1)Bài 1: Đắp hút nọc
Bài thuốc: Thăng ma + Xương truật + Củ ráy ngứa + vỏ cây thị (ăn trái)
Tất cả đồng lượng, phơi khô, tán nhỏ, bỏ vào hủ cất để dùng lâu dài.
Cách dùng: Khi bị rắn cắn, lấy 1 lượng bột độ bằng hạt đậu phộng, trộn với 1 ít nước sao cho sền sệt, vo viên lại, đắp lên chỗ vết rắn cắn, để im chừng 5 phút, dùng ngón tay búng cho bay viên thuốc ra khỏi chỗ đắp.
Giải thích: Chất bột này sau khi đắp vào vết rắn cắn sẽ hút độc rắn ngược trở ra và thấm vào viên thuốc đắp, ta phải dùng ngón tay, thật khéo léo, búng thật gọn viên thuốc này bay ra khỏi chỗ đắp sau 5 phút, nọc độc sẽ văng mất ra theo viên thuốc. Nếu kĩ hơn thì thao tác thêm 1 lần đắp nữa thì tuyệt nhiên không còn độc rắn, yên tâm ra về
Phương pháp đắp hút nọc này có thể áp dụng cho các loại độc của các loại động vật hay côn trùng khác cắn.

2)Bài 2: Thuốc uống
Nếu sau khi chữa bằng phương pháp 1 mà nạn nhân vẫn chưa hết hẵn, cơ thể vẫn còn bằm tím… ta lấy lá Bồ Cu vẽ, giã nát, lọc với nước cho uống.
Thang thuốc này giúp lọc hoàn toàn nọc độc rắn.
Lá bồ cu vẽ có thể cho uống ngay từ lúc đầu, nọc rắn cũng sẽ tiêu tan. Uống 1 lần chưa hết có thể cho uống làm nhiều lần, nhiều ngày, khi nào bệnh khỏi hẵn.


3)Bài 3: Cấp cứu trong trường hợp nguy kịch, bệnh nhân gần kề cái chết.
Dùng củ Chìa vôi tía, giã nát lấy nước chừng 1 chén con, đổ cho nạn nhân uống, uống xong, nọc độc sẽ được đào thải ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện, nôn, mữa… cũng sẽ khỏi.
Nếu bệnh nhân không còn khả năng uống, cơ thể thoi thóp, yếu ớt, không thể đổ thuốc có thể dùng sâm, cạy răng cho uống để cứu tỉnh lại trong vài phút rồi đổ thuốc trên cho uống. Sâm gì cũng cứu được.
 
Đấy là 1 bài thôi, còn cách khác đơn giản hơn là lấy 1 nắm lá ngổ, hoặc lá húng chanh nhai nuốt lấy nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn thì sẽ hạn chế chất độc vào máu để đồng bọn còn có thời gian khiêng đi bệnh viện.:help
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,130
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top