What's new

Phòng, chữa Rắn cắn; đối diện Chó sủa

cái vụ Rắn thì nhiều bác đã nói rồi...
riêng cái khoản Chó thi:
- Chó là loài vật được con người thuần hóa... càng tiếp xúc với loài người thì nó càng nhát... Chó sủa vì nó Sợ, nó cảm giác ko an toàn, nên sủa để gọi đồng minh đến tiếp ứng thôi. Thấy có gì ko ổn là nó sủa . Khi chó gặp người lạ mà ko sủa thì rơi vào 2 trường hợp:
+ nó cảm thấy an toàn, tin tưởng, ko sợ ---> vẩy đuôi như gặp chủ ....
+ nó ko coi ta ra cái đinh gì ----> nó sẵn sàng độp ta 1 phát :help
- Chó được con người thuần hóa, nhưng vẫn còn bản năng hoang dã. mà nguyên tắc vàng của bản năng hoang dã là: con gì bỏ chạy = nó là con mồi ----> dí theo nó mà thịt thôi :D --> đừng bao giờ bỏ chạy cả..
Túm lại:
Chó sợ mình: nó sủa.
Mình sợ chó: nó cắn.
để đối phó với Chó thì chỉ có 2 phương án:
-Làm cho nó tin tưởng mình, cảm thấy an toàn với sự có mặt của mình. nó ko cắn, ko sủa nữa.
-Làm cho nó sợ mình hay ít ra đừng cho nó cảm thấy mình sợ : nghe nó sủa còn hơn bị nó cắn :D.
lưu ý: chó berge (và một vài loài tương tự) thì ít sợ người và thường được huấn luyện để " ko sợ thằng Tây nào cả". " chuông reo là ... :gun:gun:gun"
Mình cũng từng bị chó cắn nên rất sợ chó nhưng đúng là đợt đó thấy một đàn chó nên sợ quá nên bỏ chạy nên bị nó dí cho cắn một phát.Còn đúng là gặp chó mà mình đứng yên hoặc mình ngồi xuống thì cũng nó cũng không dám đến gần mình, cách này chỉ sự dụng được với chó thường và chưa được huấn luyện. Một vài con khá hung dữ thay vì sủa thì nó lao vào tấn công mình hoặc là rình lén lén vòng ra sau để đợp mình luôn thì không dung cách đó được.Hoặc gặp mấy chú khuyển được huyến luyện nghiệp vụ thì bó tay chịu chói để chủ nó ra giải cứu mình thôi chứ không nên chống cự vì nó được dạy là đè mình xuống và sẽ tấn công nếu gặp phản kháng.
 
Nhà em có ông Bác có cách chứa rắn cắn rất hiệu quả.cách làm như sau:
KHi bị rắn cắn các bạn bình tĩnh không lo sợ.không di chuyển
garo ngăn không cho máu về tim nhanh
rạch vết thương cho máu chảy bớt nhưng không để làm mất máu quá nhiều

Theo mình biết thì quan niệm sơ cấp cứu khi bị rắn cắn gần đây có 1 chút thay đổi.
+ Chỉ nên rửa vết thương bằng nước sạch. Càng nhiều nước càng tốt, và không nên tác động vào vết thương ( rạch, nặn, hút độc... làm tổn thương thêm nghiêm trọng )
+ Chỉ nên buộc garo khi bị rắn độc nhóm rắn hổ, cạp nong,... cắn ( tức nhóm rắn có nọc tác động vào hệ thần kinh )
+ Đối với nhóm rắn lục, nọc của nó tác động gây hoại tử vết cắn, nên việc buộc garo là vô ích, và còn gây hại cho vết thương
+ Để vết thương ở vị trí thấp hơn tim và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh xá, cơ sở cấp cứu có điều kiện chữa trị tốt hơn
 
"Ðêm tối đi phải có đèn và không đi chân trần, nhất là ở nông thôn, vùng rùng núi. Và điều nữa là tuyệt đối không trêu chọc rắn"
Em có ý kiến về vấn đề dùng đèn pin đi trong đêm tối có khi còn nguy hiểm hơn là không có.Vì có rất nhiều loại rắn thường hay đi theo ánh đèn(như cạp nong,mai gầm,hổ trâu,hổ chúa....)nó sẽ phóng ngay vào ánh đèn,lúc đó sẽ nguy hiểm hơn cho người sử dụng đèn pin.Nếu các bác đi trong rừng đêm tối nên sử dụng 1 cái bật lửa,bật lên đi vài bước rồi bật đi tiếp,nếu sử dụng đèn pin thì cũng nên dùng như thế nhưng phải hạn chế.
 
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.

Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.

:)

Hì, mẹo ông bà đã dạy thì ắt chuẩn. Hồi đó học dược liệu cô có giảng qua, nọc rắn thường bản chất là protein, nên khi bị cắn, kiếm được lá nào càng chát càng tốt, càng chát nghĩa là lá chứa nhiều tanin ( mà lúc đó thì cứ quơ đại thôi) nhai rồi đắp vào, tanin trong lá sẽ làm đông tụ protein trong nọc và làm giảm tính độc.
 
Nhân nói chuyện về rắn độc cắn, nhà em nghe nói hạt Đậu Lào trị rắn cắn, thế là nhà em liền nhờ anh Gúc xem hư thực ra sao.
Hóa ra là như này các bác ạ.
Báo Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/Phong-Su/183685/Nghe-An-Nghe-san-ran-doc.html

Báo Lào Cai: http://www.baolaocai.vn/banin.asp?NewsId=15023

Báo Xa lộ tin tức: http://tintuc.xalo.vn/0036587621/Ngoc_ran_tri_bach_benh_tu_dau_ra.html

Nhớ ra hồi còn trong quân ngũ em cũng hay phải lang thang trong rừng và có một cụ già người dân tộc đưa cho mấy hạt để phòng rắn cắn:

L10009161024x768.jpg


Hạt nó cũng nhỏ thôi, như cỡ hộp cao hổ cốt:

L10009151024x768.jpg


Em thấy nếu đúng nó hiệu nghiệm như thế thì anh em đi "Phượt" nơi hoang dã nên kiếm vài hạt Đậu Lào mà phòng thân...
 
"Ðêm tối đi phải có đèn và không đi chân trần, nhất là ở nông thôn, vùng rùng núi. Và điều nữa là tuyệt đối không trêu chọc rắn"
Em có ý kiến về vấn đề dùng đèn pin đi trong đêm tối có khi còn nguy hiểm hơn là không có.Vì có rất nhiều loại rắn thường hay đi theo ánh đèn(như cạp nong,mai gầm,hổ trâu,hổ chúa....)nó sẽ phóng ngay vào ánh đèn,lúc đó sẽ nguy hiểm hơn cho người sử dụng đèn pin.Nếu các bác đi trong rừng đêm tối nên sử dụng 1 cái bật lửa,bật lên đi vài bước rồi bật đi tiếp,nếu sử dụng đèn pin thì cũng nên dùng như thế nhưng phải hạn chế.
Làm cách dùng bật lửa thì quá bất tiện bác ạ. Dùng đèn pin mà rọi xa xa thì cũng đâu sao đâu... Thà thấy đường đi còn đỡ hơn vấp ngã...
Vả lại bác có nói mấy loại rắn trên phóng vào ánh đèn, thì dùng ánh đèn dụ chúng đi... Cũng được mà !
 
Khi bị rắn cắn, phải lập tức thực hiện sơ cấp cứu:
Sơ cứu: thực hiện ngay sau khi bị rắn cắn

- Trấn an tinh thần.

- Bất động chi (bằng thanh nẹp gỗ)

- Băng ép đủ chặt (dùng băng thun giãn).

- Lưu ý: hầu hết mọi cách sơ cứu dân gian (rạch da tại chỗ, nặn bóp, châm chọc xâm tại vết cắn, dùng cục đá đen trị rắn cắn, buột chặt chi, dùng thảo dược, hóa chất, chườm nước đá…) đều không được khuyến khích, vì chúng gây hại hơn là có lợi.

Sau đó:vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế: cố gắng nhanh và an toàn nhất. Nếu có thể nên mang theo con rắn đã cắn nạn nhân, giúp bác sĩ nhận diện được chủng loại rắn, nhưng chú ý có thể vẫn còn nọc độc làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.
~ Vài dòng chia sẻ ~
 
Mình nghĩ phòng bệnh hơn chữa bệnh
+Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
+Cố gắng đi ủng, dày cao cổ và quần dài.
+Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm, và nên có đủ ánh sáng khi đi đêm.
+Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, tổ mối.
Nói nôm na là mình chỉ một chút cách phòng tránh như vậy vì có lần mình cũng đối mặt với rắn cũng sợ gần chết vì gặp rắn cũng hoảng lắm. Thôi thì an toàn vẫn hơn !
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,074
Bài viết
1,173,487
Members
191,894
Latest member
Winecornerhanoi49
Back
Top