What's new

Phòng, chữa Rắn cắn; đối diện Chó sủa

Xử trí rắn cắn thì bước đầu tiên là băng chặt trên chỗ bị cắn khoảng 1,5-2 cm và băng kín hết đoạn chi đó để hạn chế nọc độc lan theo đường máu sau đó mới hút lấy nọc.
Chú ý nếu không biết cách hút nọc rắn thì tốt nhất là đừng hút vì nếu làm rách rộng dập nát vết thương nhiều hơn thì thậm chí nọc sẽ chạy ngấm nhanh hơn. Dùng pittong hút là an toàn nhất. Nếu dùng miệng thì người hút máu độc không được có vết thương ở miệng. Sau khi xử trí thì buộc cố định bất động tay, chân bị thương không được cử động. Cử động nhiều máu độc sẽ về tim nhanh hơn. Ủ ấm và theo dõi mạch, nhịp thở người bị nạn.
Nhưng nếu bị cắn ở bụng, ngực thì không băng chặt được. Chuyển càng nhanh càng tốt về bệnh viện.
 
Last edited:
Mọi người chú ý là nọc rắn có tác dụng nguy hiểm tức thời nhanh nhất chính là gây rối loạn nhịp tim và ngừng thở do liệt cơ hô hấp. Vậy cần theo dõi người bị rắn cắn. Nếu thấy có hiện tượng đó thì hô hấp nhân tạo ngay.
Ngoài ra nọc rắn có thể gây sưng đau, hoại tử quanh chỗ bị cắn, xuất huyết trong, suy thận, liệt nặng nênc ần chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.
 
Mọi người đi rừng còn hay dùng cây thất diệp hay bẩy lá một hoa chữa rắn cắn, cây này dùng để sắc uống hoặc nhai củ hoặc lá đắp vào vết thương chỗ rắn cắn rồi đắp lại (lưu ý cây có độc). Nhà em mấy hôm đi rứng cũng làm vài cây về trồng nhưng xem trừng loại này ko hợp với hà nội nhà mình toàn thấy héo lá
 
Mới có chiêu trị chó mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đó là ...... Đèn pin siêu sáng
Hôm rồi về daknong chơi, chiều tối đi bộ qua ngõ xóm núi, có mấy em cẩu đón đường, tui rút ngay cây đèn pin siêu sáng, bật chế độ flash chớp tắt, rọi thẳng vào nó. Hiệu quả tức thì, lảng đi một nước, vừa đi vừa gừ gừ, nhưng mắt né hẳn khỏi ánh đèn. Thế là tối hôm đó cả bọn có thêm trò chơi là tìm chó để rọi đèn.
 
Re: Kinh nghiệm đối đầu với chó

Xin phép cho em tạm vào đây, nhưng rắn thay bằng chó

Em rất thích chó, nhưng cũng sợ chó.

Hồi ở VN, dân mình khoái thịt chó nên hiếm thấy các em tung tăng ngoài đường. Đi phượt phẹo thì có zai xế nên cũng chưa thấy xi nhê, chó cử sủa và người cứ phóng vụt qua, thậm chí có bạn còn tung chân suýt đá cho nó một nhát

Nhưng khi em tự thân vận động thì mọi chuyện khác hẳn. Trường em đèo núi quanh co, lại lắm chó hoang. Hai lần rồi, em đang phóng thì nó xồ ra sủa, làm em loáng choáng suýt ngã xe, thất thần hồn. Một lần đang đi nhìn thấy 2 bạn đen lùi lũi từ xa, nghênh ngang giữa đường, 1 bạn nhìn thấy em sủa. Em stop ngay xe lại, lòng dạ hoang mang. Ngay lúc đó thì thấy 1 con scooter khác phóng vèo qua, không hiểu bạn í có lườm gì nó không mà nó sủa đúng 1 nhát xong nhường đường. Rồi nó quay sang sủa tiếp em, lúc này thì cả 2 bạn. Em hèn đành quay xe lại đi đường khác xa ơi là xa.

Một lần phát hiện ra một con đường (có vẻ là) trekking hơi hoang dã gần trường, em hăm hở xông vào thì nghe văng vẳng vài tiếng chó sủa phía trước, thế là cun cút quay đầu lại

Một lần nữa định ra bãi biển tắm nắng. Đã chuẩn bị hết đồ nghề, truyện, vừa dựng xong con xe định đi xuống bãi thì ở đâu 1 bầy chó hoang chạy ra. Chúng nó không sủa, chỉ đứng nhìn em thôi. Em cũng nhìn lại chúng nó, nhưng chân thì chôn 1 chỗ. Chờ vài phút chả có ai xung quanh, mà hai bên cứ đứng nhìn nhau cũng ngại, thế là lại ì ạch quay xe ra về. Em ko đủ can đảm để đi tiếp.

Vì thế ai có mẹo gì giúp em với. Nghe nói là trừng trừng nhìn nó kiểu "tao cóc sợ mày đâu" thì nó sẽ cúp đuôi chạy nhưng em áp dụng rồi, chả con nào chạy cả, em phải chạy thì có.

- Nếu trên đường ta đi có chướng ngại vật là chó đang sủa, thì phải làm gì?
- Trong trường hợp vài con không sủa, cứ đứng nhìn mình thì nên làm gì? Nếu đi tiếp và nó bắt đầu sủa thì xử lý ra sao.
- Còn kinh nghiệm gì nữa các bác chia sẻ?

Ấy là em hỏi trong các trường hợp đơn độc, chứ có nhiều người thì em cũng cóc sợ :D

Em đội ơn cả nhà!

Dân mình nuôi chó nhiều lắm bạn ạ. Bạn cứ sợ chó vậy thì ở nhà cho lành. Mà có khi bố mẹ bạn vác chó về nuôi thì vui.
Mình học địa học được biết vài câu, muốn chia sẻ với bạn:
"Chó cứ sủa.....
..... và đoàn người cứ đi!"
 
Trong tất cả mọi trường hợp, tuyệt đối gặp chó không được quay đầu chạy (bộ). Hành động bỏ chạy sẽ kích thích bản năng săn mồi của lũ chó khiến chúng ào lên đuổi theo. Luôn nhớ chiêu ngồi thụp xuống, trong trường hợp nguy hiểm thì lấy tay che đầu/ mặt và thu người gọn lại.

Hồi lớp 2 mình có qua nhà đứa bạn chơi. Mình đứng ngoài gọi cửa thì có con chó to đùng, chẳng biết là chó ta hay béc de nhảy qua hàng rào phi ra ngoài. Mình thấy em nó to quá nên hoảng loạn, quay đầu chạy thẳng. Tuy mới lớp 2 nhưng được cái chân dài, lại hay chạy thi với lũ bạn nên mình chạy cũng khá, nhưng vẫn nghe thấy tiếng chân nó phía sau. Người dân xung quanh bảo mình ngu, thấy chó thế phải đứng lại, càng chạy nó càng đuổi. Thế là mình phanh lại ngay, và điều gì đến cũng đến. Trời mùa đông, mặc 1 quần đùi và 2 cái quần dài, trong đấy có cái quần bò dầy cộp. Vậy mà mông mình vẫn hằn nguyên vẹn và rất rõ ràng vết răng chó. :(
Giờ đi đâu thấy chó sủa thì mình cứ đứng yên thủ thế, chờ người nhà ra quát chó. Nếu nó có ý định lao tới thì cho nó mấy cước luôn (mình có tý võ vẽ).
Mặc dù cũng rất yêu chó, nhưng người mà tấn công thì mình cũng phải phòng vệ chứ đừng nói là chó.
Cũng may là chưa lần nào phải động thủ.
Tuy nhiên mình thấy cũng hên xui lắm. Vì nhiều nơi mình thấy nhà nào cũng nuôi chó. 1 con sủa thì cả lũ cùng sủa theo. Mình có đối phó được với 1 con, chứ cả đàn nó mà xông ra thì... :-SS
 
Re: Thôi em ko chó, lại nói chuyện rắn :)

Ở bên Mẹo phượt post rồi, hóa ra vào đây vẫn lại thấy bàn thịt chó với thịt rắn thứ nào ngon hơn, thôi để em góp lại vài nhời

Về chuyện rắn thì nhiều, cách tốt hơn hết là đề phòng...ko để bị nó cắn :)

ĐỀ PHÒNG RẮN CẮN

Thông thường thì rắn không chủ động tấn công người, trừ trường hợp phải tự vệ. Rắn hay ẩn núp trong các lùm cây, bụi cỏ, đống lá ủ, trên các cành cây, ven bờ nước... Khi di chuyển trong các khu vực nghi ngờ có rắn, các bạn nên:

- Cẩn thận xem chỗ mà mình sắp đặt chân xuống
- Dùng cành cây khua khắng vào bụi rặm trước khi thọc tay chân vào để lấy vật gì hay hái trái cây.
- Mang giày ống hoặc mặc quần áo rộng, dài, dày...
- Cẩn thận trước khi mang giày hay mặc quần áo, vì rắn có thể ẩn núp trong đó.
- Tìm hiểu các tập tính và biết các phân biệt các loại rắn, nhất là rắn độc.
- Biết các sơ cứu và điều trị khi bị rắn cắn.


Do tác hại khác nhau của nọc độc từng loại rắn, cho nên khi một người bị rắn cắn, các bạn hãy cố gắng xác định đó là loài rắn gì? Độc hay không độc? Nếu là rắn độc thì nó thuộc loại nào?

DỰA VÀO VẾT CẮN

- Rắn độc: rắn độc thường để lại hai vết răng nanh sâu, ít chảy máu nhưng rất đau nhức và sưng tấy, nọc càng ngấm thì càng đau và sưng nhiều, chỗ hai vết nanh bầm tím.
- Rắn không độc: Vết cắn của rắn không độc thì để lại đầu của hai hàm răng, nhưng không thấy dấu của răng nanh, vết cắn chảy máu.

Một loại rắn độc đều có một cấu trúc răng và móc độc khác nhau, cho nên vết cắn để lại trên mình nạn nhân cũng khác nhau, nếu có kinh nghiệm, dựa vào dấu răng, người ta có thể chẩn đoán loại rắn đã cắn.
Ví dụ như dựa vào địa hình, địa thế, triệu chứng:

DỰA VÀO ĐỊA THẾ
Theo tập tính và nơi ở của rắn, chúng ta thường gặp
- Rắn hổ nơi đồi núi, gò đống, bụi rậm, nơi cao ráo... Khi cắn, thường ngóc cao, bành cổ, thở phì phì.
- Rắn mai gầm thường sống nơi ẩm ướt, ban đêm thường kiếm ăn theo bờ ruộng ẩm.
- Rắn lục xanh thường sống nơi bờ cỏ, bụi cây.
- Rắn chàm quạp thường sống ở các vùng đất đỏ, đồn điền cao su, rừng cát ven biển... hay nằm bên lề đường, ban đêm khi gặp người đi ngang thì phóng tới cắn và ngậm rất chặt, phải đá mạnh chân mới văng ra, cắn xong răng còn dính lại. Ban ngày, chàm quạp chỉ cắn khi cần tự vệ, cắn xong là bỏ chạy ngay nên không để lại răng.


DỰA VÀO TRIỆU CHỨNG CỦA NẠN NHÂN

Thành phần hóa học của mỗi loại nọc rắn khác nhau, do đó tác động sinh học trên cơ thể nạn nhân cũng khác nhau.
Người ta thường phân biệt nọc rắn thành hai nhóm chính

1. Nhóm độc tố máu (hermorragin): Tác động chủ yếu liên hệ tim mạch, gây phân giải hồng cầu, đông máu và chảy máu, làm co huyết quản, gây trụy tim... Gồm nọc của các loài thuộc họ Rắn lục (viperideae),rắn rung chuông (crotalidac)

2. Nhóm độc tố thần kinh (neurotoxin): Tác động chủ yếu liên hệ thần kinh, hô hấp. Gây liệt tay, liệt cơ hoành, cuối cùng ngạt thở và chết... Gồm các loại Rắn biển (hydrophydac) Rắn hổ (elapidac)


Một số phương pháp cấp cứu khi bị rắn cắn:

CƠ BẢN

Khi bị rắn độc cắn, hãy bình tĩnh, càng ít cử động chổ bị rắn cắn càng tốt. Nếu bị cắn ở chân thì không nên đi lại, ngay cả một bước (nếu điều đó có thể được). Cấp cứu nạn nhân theo trình tự sau:
1- Đặt garrot cách vết cắn 5-10 cm về phía tim. (Để cho máu lưu thông nuôi phần dưới) rồi cột lại.
2- Tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng, nước vôi, nước phèn, nước có chất chua, chất chát, thuốc tím...
3- Dùng dao nhọn, bén sạch, rạch rộng chỗ 2 vết nanh thành 2 hình chữ thập. Hút máu độc ra ngoài bằng cách nặn tay, dùng ống giác hơi, ống giác cao su, ống tiêm 10cc hoặc dùng miệng (nếu miệng không có vết trầy xướt, sâu răng... )
Lưu ý: Nếu vết cắn đã trên 30 phút thì không cần hút, vì không ích lợi gì mà đôi khi còn có hại thêm

Các bạn có thể dùng “cục hút nọc” bào chế từ một miếng sừng hươu nai hầm lâu trong nồi kín, đặt tại vết cắn để trung hòa lượng nọc.
Tác dụng của nọc rắn nhanh chóng và chỉ xảy ra trong môi trường trung tính hay axit, vô hiệu lực trong môi trường kềm. Do đó các chất sau đây có tác dụng làm hư hủy nọc rắn: Cloramin T, thuốc tím, tanin, saponin, papain (trong mủ đu đủ), bromelin (trong quả dứa) than hoạt tính, dịch tụy tang, nước vôi, nước javel...


ĐIỀU TRỊ
- Tiêm huyết thanh kháng nọc (nếu có - mà thường thì khó có ngay )
- Cho nạn nhân uống rượu hội và viên hội. Rượu hội thì cứ 10-30 phút uống một chung. Viên hội thì viên đầu cho nạn nhân nhai ra xác đắp vào vết cắn và ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, liên tiếp trong 3 ngày.
Vì rượu hội là một bài thuốc rất hiệu nghiệm, chữa được hầu hết các loại nọc rắn, các bạn nên chuẩn bị sẵn trước khi đi thám hiểm hay vào những nơi hoang dã


Các vị thuốc tự nhiên, theo kiểu vớ được gì dùng nấy :D

Đắp thuốc tại chỗ:
Dùng các cây cỏ có tanin như: Ổi, Sim, Mua, Lựu, Sung, Trà (chè)

Làm ấm cơ thể:
Bằng các loại cây như: Quế, Gừng, Tía tô, Tỏi, Đại hồi, Đinh Hương, É Tía, Lá Lột, Kinh Giới, Trà Đậm.

Chống co thắt phế quản:
Dùng các cây như; Cà độc dược, Bối mẫu, Bán hạ, Nam Mộc Hương.

Chống đau nhức:
Đắp lại tại chỗ những vị thuốc tươi có chất nhầy như; Bông Bụp; Muồng trâu, Mồng tơi, Bồ ngót, Rau Lang, Nhớt họng gà...

Chống viêm nhiễm về sau:
Lá Móng tay, Phèn đen, Vú bò, Xuyên tâm liên, Cam thảo nam, cỏ Lưỡi rắn, Mần trầu, Nghệ, Vòi voi, Sài đất, Đọt sậy.

Khai thông đường dẫn thoát (gan, mật, ruột)
Hà thủ ô, Muồng trâu, Đại hoàng, Nghề răm, rau Má, rau Sam, cỏ Tranh, Dứa dại, Bìm bìm, Rau Đắng


Em luôn mang theo kim trong hành trang đi bụi,ngoài khâu vá, là đề phòng, trộm vía chưa phải dùng đến cách này :D

THÍCH HUYỆT:
Trường hợp rắn độc cắn vào bàn tay. Làm cho bàn tay và bàn chân sưng phù, càng to... Hãy dùng kim lớn (kim tam lăng hay kim tiêm lớn bằng thép không rỉ) thích cho dịch độc tiết nhanh ra ngoài, tránh gây hoại tử.
- Bàn tay sưng phù thì thích vào huyệt Bát tà (bên tay sưng)
- Bàn chân sưng phù thì thích vào huyệt Bát Phong (bên sưng)

Vị trí huyệt Bát tà: Ở các khe ngón tay trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi tay có 4 huyệt.

Vị trí huyệt Bát Phong: Ở các khe ngón chân bờ trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi chân có 4 huyệt.

Phương pháp thích: Sát trùng kim thích và vùng huyệt. Bàn tay hay bàn chân bên sưng để xuôi. Tay phải cầm kim thích nhanh vào các huyệt định châm, mũi kim hướng lên mu bàn tay hay bàn chân. Tùy theo sưng to hay nhỏ để quyết định thích sâu hay cạn (từ 5-15 mm). Làm cho dịch độc (có thể lẫn cả máu) chảy xuống là được. Sau khi thích xong, dùng tay nhẹ nhàng ép cho dịch chảy xuống. Nếu sau đó, dịch độc tăng làm sưng trở lại thì tiếp tục thích như trên. Một ngày có thể thích 2-3 lần. Sau 1-2 ngày sẽ bớt sưng.
Khi thích huyệt, đồng thời nên cho uống các bài thuốc giải nọc.


CÁC MÔN THUỐC KHÁC

- Nếu giết được con rắn, sau khi đã thực hiện các biện pháp cấp cứu, mổ ruột con rắn lấy gan và mật đắp lên vết cắn, sẽ nhanh chóng giảm đau
- Bắt 7-9 con rệp nuốt sống với nước sôi để nguội, sau 10 phút sẽ giảm đau nhức. Những người đi rừng thường bắt rệp bỏ vào chai nhỏ mang sẵn theo trong mình, nếu bị rắn cắn thì lấy ra uống đồng thời bóp nát vài con rệp bôi vào vết cắn để cấp cứu.
- Dùng dịch âm đạo của phụ nữ bôi lên (Có thể các bạn sẽ cười nhạo hai cách trên đây, nhưng tác giả đã thấy tận mắt trên 3 người được cứu bằng những phương pháp này)
- Tìm một trong những cây sau đây, nhai hay giả với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn: Bồ cu vẽ, Bảy lá một hoa, Chua ngút, rễ và lá Đu đủ, Răm nghề, Cát đằng, ban nhật, Ớt...


Riêng chuyện về chó, em hay mang dao, súng, riềng mẻ và mắm tôm. (c)


Chúc vui và bình an.

Tổng hợp.​

Bác copy ở đâu mà dài thế. Đọc mãi chẳng hết nên em chẳng đọc nữa.
Nhưng em có mấy lời thế này ạ:
Sách vở nó phân ra 2 loại độc tố với 2 cái bảng lâm sàng (biểu hiện) khác nhau cho nó vui thôi ạ. Vì thực chất thì 1 em rắn độc có cả 2 độc tố đấy, chẳng qua là cái nào mạnh hơn thôi ạ. Còn bác nói là dựa vào hình dáng, mầu sắc để phân biệt thì em xin thưa là lúc đấy bác chẳng nhìn kịp đâu ạ, hoặc là hoảng loạn, không nhớ nổi; hoặc là vào ban đêm nên không nhìn thấy gì.
Còn cái "CƠ BẢN" của bác thì em xin thưa là trong điều kiện đi phượt, bị rắn cắn thường là đi rừng thì trong tay bác không có nhiều thứ cơ bản đấy đâu ạ.
Còn về cái ĐIỀU TRỊ của bác thì bác nói ra đây thì anh em không hiểu đâu ạ. Thuốc men bác nói thì trong rừng cũng chẳng có đâu ạ, còn về được với nên văn minh thì em sẽ phi thẳng đến viện.
Còn chuyện các cây thuốc thì đúng là rất tiện lợi, vì cây cỏ đâu cũng có. Nhưng mà em học 4 năm YHCT rồi mà chẳng nhớ, chằng phân biệt được hết đống thuốc của bác thì dân thường như các bác nhà mình chịu chết là cái chắc rồi ạ.

Sorry vì em ném hơi nhiều đá!
 
http://www.chongdoc.org.vn/chongdoc/content/view/28/41/lang,vn/
Sơ cứu rắn độc cắn:
Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
Mục tiêu của sơ cứu:

*
Làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.
*
Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, chữa các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
*
Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu).
*
Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân !

Các bước sơ cứu nên làm là:

*
Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
*
Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
*
Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
*
Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Kỹ thuật băng ép bất động:

*

Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.
*

Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, còn sờ thấy mạch máu đập).
*

Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn.
*

Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chân, tay với nẹp.
*

Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:

* Băng ép bàn tay, cẳng tay.
* Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay.
* Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.

*

Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
*

Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.
*

Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Không sử dụng các biện pháp sau:

Garô:
Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.

Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn:
Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,…nhiễm trùng nặng thêm)

Hút nọc độc:
Không có lợi ích.
Các nhà sản xuất thiết bị hút đặc biệt ủng hộ việc dùng các sản phẩm của họ nhưng không đáng tin cậy. Các thiết bị hút này không có hiệu quả và thậm chí còn làm vết thương nặng thêm.

Gây điện giật:
Chưa bao giờ được chứng minh có lợi ích. Có thể gây hại thêm cho bệnh nhân.
Gây điện giật trong sơ cứu rắn cắn mặc dù được các nhà sản xuất thiết bị này ủng hộ nhưng sự thật cũng không đem lại lợi ích.

Chườm đá (chườm lạnh)
Đã được chứng minh rõ ràng có thể gây hại.

Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo:
Không có ích lợi, nếu đắp tại vết cắn dễ gây nhiễm trùng thêm, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân. Nhiều thuốc y học dân tộc dùng dạng uống đặc biệt dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân: gây co giật (vì có chứa mã tiền) mặc dù không chữa được liệt, gây đau bụng, nôn, ỉa chảy rất nặng (sau đó là mất nước, mất muối, bị sốc) hoặc tắc ruột vì táo bón,…

Sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”
Không có tác dụng.
Cố gắng bắt hoặc giết rắn
Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.
Tuy nhiên, ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người, cần cẩn thận khi mang rắn.
Người dân địa phương có thể rất tự tin về các biện pháp chữa trị truyền thống hoặc thuốc dân gian của họ nhưng họ không được phép làm chậm trễ việc sơ cứu và vận chuyển bệnh nhân hoặc làm hại thêm cho bệnh nhân.

Không biết bạn có trong ngành không hay chỉ sưu tâm thôi.
Link die rồi nên mình không kiểm chứng nguổn gốc bài viết được. Nhưng mình thấy bài viết khá rõ ràng, sáng của. Dân mình có thể áp dụng được.
Tuy nhiên mình xin đính chính một chút như thế này.
Garo: được hiểu là dùng dây chun, dây vải quấn quanh chi thể để ngăn chặn dòng máu. Nó được chia thành 2 loại:
Garo động mạnh: garo chặt đển chặn đường đi của động mạch và tĩnh mạch. Cái này dùng trong các trường hợp chảy máu mà không băng cầm máu được. Tuy nhiên, nếu garo động mạnh thì phải tuân thủ theo nguyên tắc, và phải tháo garo. Trong khuôn khổ bài viết này thì KHÔNG ĐƯỢC GARO ĐỘNG MẠCH vì sẽ làm nặng thêm tình trạng phù nề, tổn thương tại chỗ.
Garo tĩnh mạch: chỉ chèn ép đường đi của tinh mạch, trong khi động mạch vẫn lưu thông được, vẫn đảm bảo cấp máu được choi thể. Cái này thì khuyến cáo NÊN DÙNG CHO MỌI TRƯỜNG HỢP BỊ RẮN ĐỘC, HAY ĐV CÓ ĐỘC KHÁC CẮN. Vì nó vẫn đảm bảo cấp máu nuôi dưỡng chi thể bị garo lại có tác dụng chặn đường đi của tĩnh mạch, ngăn cản chất độc về tim, sẽ phát độc toàn thân.
Cách garo tĩnh mạch: garo chặt --> mất động mạch, sau đó nới dần ra đến khi có mạch là được. Cố định dây garo lại. Vị trí garo trên vết cắn 5 - 10cm.
Đối với tay thì các bạn bắt mạch quay (như trong phim TQ các bác ý hay bắt mạch bệnh nhân). Đối với chân thì bắt mạch mu chân, ở ngay nếp gấp cổ chân. Các bác cứ thử bắt mạch luôn và ngay đi ạ, để khi nào cần thì biết cho đỡ lóng ngóng.
 
Bị rắn cắn cũng tùy loại, nếu chẳng may bị rắn cạp nong hay hổ mang cắn thì phải mang lên bệnh viện và truyền huyết thanh kháng độc chứ truyền nước dừa thì chết chắc. Người ta lấy nước dừa truyền cho thương bệnh binh là trong trường hợp thiếu thốn dịch truyền gluco.



Thấy chó mà chạy là kích động bản năng săn mồi của nó. Khi đó chỉ sợ chưa kịp chạy đến chỗ có hòn đá hay cái que thì đã bị đợp 1 phát rồi. :)) Đứng yên (hoặc ngồi xuống), nhìn thẳng vào nó và quát thì không sao. :)

Nước dừa rất tốt, nồng độ và thành phần các chất điện giải gần giống máu người. Đúng là khi thuốc men thiếu thốn thì có thể truyền nước dừa. Đấy là em nghe nói thôi, chứ chưa bao giờ thấy tận mắt bao giờ cả.
Vấn đề là:
1. dừa không phải có sẵn.
2. Muốn tiêm truyền thì phải có đồ nghề.
3. Ngoại trừ các bác nghiện và các bác nghề y ra thì các bác phượt nhà ta không bác nào biết lấy ven cả.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,131
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top