What's new

Phượt Đà du Đông Bắc (12-16/2/2011)

Hành trình đã kết thúc được vài ngày, vẫn đang còn dư âm đậm nét. Tôi sống ở phương Nam ấm áp, là người có mặt sau cùng trong đoàn, và cũng về tới nhà sau cùng.
Gần 1 tuần chịu cái mưa rét mùa đông miền Bắc, trở lại Saigon dẫu vào lúc nửa đêm, vẫn thấy dễ chịu hơn ít nhiều – có lẽ vì đã sống ở miền Nam khá lâu, cơ thể quên mất cách chịu rét rồi.

Chuyến đi của PĐN, do Pô lão vạch ra, lên kế hoạch. Nếu lão để trên box Tìm bạn đồng hành, chưa chắc tôi đã theo được, may mà lão để “mở” ở topic của PĐN trong box Hội phượt theo khu vực, nên tới giờ phút chót vẫn nhào vào đi được.
7 anh em, 4 chiếc xe, 5 ngày đêm cùng nhau rong ruổi cung đường phía Bắc – Đông Bắc đúng vào dịp không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc sau đợt ấm áp giữa Tết Nguyên đán.
Ngoài chàng Mơ sống ở Hà Nội, 6 người còn lại đều đang sinh sống ở Đà Nẵng, Saigon, tức là đều hiếm khi trải qua sự lạnh của mùa đông miền Bắc. Vì thế, hành trình trong mưa phùn giá rét, dẫu làm cho việc chụp ảnh dọc đường gặp nhiều trở ngại – và thực sự thì ảnh chụp được khá … xấu – nhưng bù lại, nó lại tạo ra một sự thú vị khác, không ghi lại bằng hình ảnh được. Đó là cái cảm giác sung sướng – ít nhiều là như vậy – khi vượt qua được những điều kiện khắc nghiệt (Nói thế có vẻ to tát, nhưng với những người sống ở phía Nam ấm áp quanh năm, việc chạy xe trong mưa phùn ở 7độ C, quả là một sự khác biệt rất lớn. Việc thích nghi trong thời gian rất ngắn, quả cũng không phải dễ).
Khi hành trình gần kết thúc, bữa ăn trưa cuối cùng với nhau gần Chi Lăng, trong lúc cao hứng, Pô lão dõng dạc “tuyên” : lâu nay Tunbo với Mer vẫn có “quan hệ” quen thân với PĐN, giờ coi như đã thành thành viên chính thức.
Ôi Pô lão, chuyện đó … nhằm nhò gì đâu chứ (sau đó về đến Đà nẵng, khi đang kể chuyện với bang chúng, Pô lão lại bẩu là “5 anh em PĐN” nhá :D). Anh em có thể bốn bể là nhà, điều quan trọng là sự đồng cảm và chia sẻ.
Bị/được Pô lão giao việc mở topic Hồi ức chuyến đi, Lãnh chúa trại Vịt vừa mừng, vừa lo.
Mừng vì được trưởng lão tín nhiệm.
Lo vì xưa nay đi một mình, viết gì cũng dễ, chưa nghĩ ra, thì … để đó, lúc nào nghĩ ra thì viết tiếp. Còn đây là lần đầu ghép nhóm.
Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc viết, bữa nọ chia tay trên sân bay Nội Bài, Pô lão có rỉ tai cho một chuyện … bí mật, mà lão chưa từng nói ra. Nhờ vào đó, chắc chắn (ban đầu) khi viết sẽ bớt khó khăn.
Các cụ, các bác, các cô, các anh, các chị, các em, các con, các cháu (nếu có) cứ chém gió vô tư theo mạch bài.

(Hình ảnh thì xin phép được mượn của tất cả các anh em bạn bè có chụp đoàn theo từng thời điểm phù hợp)
 
QUẢN BẠ - YÊN MINH : TIẾN SÂU VÀO CAO NGUYÊN ĐÁ


Chia nhau bổ sung thêm độ dài và độ tròn, nhìn lại giờ giấc, đã tầm 11g trưa.
Đường lên Yên Minh còn chừng bốn chục km nữa, vẫn mưa lắc rắc. Ước chừng với thời tiết ấy, đi từ Quản Bạ lên Yên Minh cũng phải mất chừng tiếng rưỡi, rồi ăn tại Yên Minh xong cũng phải hơn 13g, chaubaogi lờ đờ muốn đi tiếp đến Yên Minh, lại ngại giờ ấy mới bắt đầu bắt xe ôm trở lại Hà Giang thì lại muộn giờ về Hà Nội.
Lão cứ ngẩn ngơ nghĩ ngợi mãi, sau rồi mới đành thở dài quyết định loanh quanh ở Tam Sơn thêm chút, rồi kiếm cách trở lại Hà Giang.
Giờ chia tay, lặng lẽ mưa rơi. Tuy buồn, nhưng vẫn gửi đến nhau những nụ cười, chúc vui vẻ, an toàn trong hành trình phía trước.


IMG_4688.jpg

Chaubaogia lờ đờ cùng đoàn PĐN tại chợ Quản Bạ trước lúc chia tay.


Những cái bắt tay, những cái ôm thật chặt, rồi 7 anh em trên 4 con ngựa sắt chia tay Chaubaogia lờ đờ ở Quản Bạ. Ngựa cất vó phóng lên đường núi, người đi không nhìn lại, người về cũng quay lưng, không muốn làm trùng trình thêm cuộc chia tay.

Ra khỏi Tam Sơn, trời bớt mù, mưa cũng thỉnh thoảng thôi rơi. Khí trời lạnh giá, trời xám xịt mây, những rặng núi trùng điệp vẫn bị bao phủ bởi những đám mây sà xuống khá thấp. Đoàn du khách Kinh bắt đầu tiến sâu vào cao nguyên đá.


IMG_4691.jpg

Mây bao phủ các rặng núi.


Vừa ra khỏi Tam Sơn, đường có một đoạn dốc xuống, mưa lúc ấy tự dưng thôi hẳn. Đội hình bắt đầu bị giãn xa nhau ra hơn trước, vì một số ngựa đã dừng lại chụp ảnh bên đường.



IMG_4693.jpg

Núi nhấp nhô trùng điệp, đường đèo tầng tầng lớp lớp.


Một góc cua gắt, sườn núi có tảng đá nhìn xa giống con rùa đang bò lên núi.


IMG_4706.jpg

Hết cua lại vào ngay cua.


IMG_4710.jpg

Con đường ngoằn ngoèo xa xa phía dưới.


Con sông Niệm sau khi tách khỏi QL4C ngay khi ra khỏi Hà Giang được mấy km để bọc chếch về phía Đông, đến đây lại gặp lại con đường, giữa vùng đá tai mèo bắt đầu xuất hiện nhiều.


IMG_4711.jpg

Con đường lại gặp lại dòng sông trên cao nguyên đá.
 
Last edited:
QUẢN BẠ - YÊN MINH : TIẾN SÂU VÀO CAO NGUYÊN ĐÁ (tiếp)



p1050169700x0.jpg

Hai đứa trẻ ở trên luống đất trên vạt đồi. Hôm nay 11 tháng Giêng rồi, làm đất trồng rau thôi.
(Ảnh album của Mer)


IMG_4712.jpg

Tranh thủ trời đang khô, chụp ảnh bên đường đèo.


IMG_4717.jpg

Dưới thung kia là một bản làng nho nhỏ giữa các vách đá còn chưa dày đặc lắm.


p1050173700x0.jpg

Trời bắt đầu tối lại vì mây, dù đang giữa trưa.
(Ảnh album của Mer)​


Hình ảnh thường gặp trên các cung đường núi phía Bắc vào mùa lạnh là một gốc cây trơ trụi lá, còn toàn những cành khẳng khiu chĩa lên nền trời xám xịt, đứng cô độc bên một bờ vực hoặc tại một khúc cua. Suốt từ Hà Giang lên, trên đường rất hay gặp những gốc cây trụi lá đứng cô đơn như vậy. Mùa Đông vừa rồi (2010), trời quá rét, nên hình như chồi lộc cũng nhú ra muộn hơn.

Hết mưa được một quãng, trời lại mưa trở lại, hạt nhỏ và dày, con đường lại ướt nhẹp trở lại.
Hết đoạn dốc xuống không bao nhiêu, con đường lại bắt đầu men theo sườn núi leo lên cao dần. Mấy con ngựa già lại hòa giọng, gào thét vang đường đèo trưa vắng. Giữa trưa nhưng trời xám xịt, mưa giăng mờ mịt, bóng núi âm u.
Đến lúc này, vừa do mưa, vừa do cũng đã trưa, các nàng ngồi sau có vẻ cũng đã mỏi, nên không còn ai rút súng ngắn ra bắn nữa. Cũng có thể vì đường khá dốc, lại nhiều khúc cua liên tiếp, cần phải ngồi vững.
Ngựa của Digicuong vẫn leo bình thường, nhưng 3 con ngựa kia thì không được như thế. Pô lão tụt dần, Mer cũng tụt dần, còn Lãnh chúa chạy một mình, nhẹ hơn, nhưng cũng lúc thì vọt lên, lúc thì tụt lại - tùy cơn nghẹt mũi của bộ nạp liệu.
Rồi khi lên đến Na Khê, ngựa chàng Mer bịt tụt lại một quãng. Thấy có vườn mận đang còn trắng xóa hoa, 3 ngựa trước bèn dừng lại chờ, nhân tiện phóng vào quán nước ngồi cho ấm.


IMG_4720.jpg


IMG_4727.jpg

Vườn mận trắng hoa ở Na Khê, ngay bên đường.


IMG_4722.jpg

Vườn mận ngay trên đầu con dốc ướt nhẹp và trơn này.
 
QUẢN BẠ - YÊN MINH : TIẾN SÂU VÀO CAO NGUYÊN ĐÁ (tiếp)


Lát sau, ngựa của Mer và KURA cũng lên đến nơi.
Mưa và lạnh, vả lại cũng gần Yên Minh rồi, nên đám khách Kinh vẫn ngồi thêm một lúc trong quán nước cho ấm, truyền tay nhau những chén chè nóng, nhấm lũ ô mai nàng Ong Xanh gửi tặng từ Hà Nội, rồi vòng ra chụp hoa mận trong vườn.


IMG_4731.jpg


IMG_4729.jpg


IMG_4736.jpg


IMG_4738.jpg


IMG_4739.jpg

Hoa mận trong vườn ở Na Khê


IMG_4728.jpg

Ariel chụp hoa mận.


Đang lúc ấy, từ phía Quản Bạ lên, một đàn cào cào chừng chục con ồn ào vượt dốc phia ngang qua, chạy về hướng Yên Minh.
Đám khách Kinh cũng xốc lại y phục, rời Na Khê tiếp tục lên đường về Yên Minh.

Vào đến Yên Minh, trời hết mưa. Thị trấn nằm trong một thung lũng nhỏ, ngoài con phố chính - là đoạn QL4C chạy xuyên qua - cũng chỉ có vài nhánh phố nhỏ rẽ ngang,Pô lão tuy vậy không thể tìm ra cái tửu điếm năm ngoái lão đã dừng chân.
Tuy nhiên ở một ngã rẽ, thấy lũ cào cào đậu ngay phía trong đường rẽ, cả đám cũng tấp vào con phố ngắn ấy.
Căn tửu điếm của đám cào cào đậu, bên trong đã hết chỗ, đối diện nó là một căn phố trông giống cửa hàng hơn là quán ăn. Một cặp vợ chồng và một đứa trẻ đang ngồi ăn cơm.
Pô lão ghé qua hỏi thử, người đàn bà đon đả :
- Các bác vào đây, chúng em có bán cơm. Các bác vào ngồi nghỉ đi, em đi nấu đồ ăn. Khách đến mới nấu cho nó nóng.

Pô lão cẩn thận hỏi giá, anh chồng cười rất ... dễ thương :
- Cơm bọn em ngon mà lại rẻ, các bác cứ vào đi.

Đang sẵn mệt mỏi - đường từ Quản Bạ lên Yên Minh không xa, nhưng đèo dốc trơn trượt, mưa gió lạnh giá nên ngựa chạy chậm mà rung lắc nhiều - đám khách dưới xuôi bèn ào vào quán luôn để nghỉ ngơi.
Một lát rồi cơm canh cũng được dọn lên. Tuy ít món, nhưng kể cũng ngon, nguyên tắc là "ăn hết sạch" được quán triệt.
Chỉ có nàng Út có chút nhầm lẫn, sườn thì nàng nhìn ra thịt gà, nên không ăn. Đơn giản vì nếu trong mấy ngày Tết, ai mà "ăn đến chục con gà", thì đến nửa tháng sau nhìn thấy gà cũng vẫn còn dửng dưng. Đảm bảo là ai cũng thế thôi, chứ chẳng riêng gì nàng Út.

Nhưng đến đoạn tính tiền thì suýt nữa Thủ quỹ KURA nổi cáu. Vì vợ chồng chủ quán tính quá đắt - cho một bữa cơm như thế.
Nhưng Pô lão vốn ngang dọc nhiều năm, lão rất lịch duyệt giang hồ, bèn phẩy tay bảo đám đàn em không tranh cãi. Ở xứ lạ, nên nhớ đến chữ NHẪN.
Từ đó, về sau câu tục ngữ sau lại thỉnh thoảng được dùng ... nhắc nhở nhau :

Mặt ngoài thơn thớt nói cười
Bên trong nham hiểm giết người không dao


Gần 14g, trời hết mưa hẳn, thậm chí có lúc còn hơi hừng lên một chút (nhưng không có nắng). Tuy gió vẫn rét lạnh, nhưng trời hửng lên, làm mọi người cũng thêm phần phấn chấn. Bỏ lại ánh nhìn ... không thèm chấp với cái tửu điếm ... tồi, đoàn du khách Kinh lại tiếp tục lên đường.
Đoàn cào cào đã ra đi từ trước, còn vài tấm ảnh chụp bữa trưa nơi Yên Minh, sau này cũng biến đâu mất hết, chẳng ai còn giữ được.

(Đôi lúc Lãnh chúa và Pô lão nghĩ, không biết có phải Tiểu tiên nữ hay Xích Đế bực mình xóa hết đi hay không - nhưng sau này 2 người mới kể với nhau, còn suốt dọc hành trình, ai cũng có những thắc mắc mà không dám nói :)))
 
Lại tạt té đôi chút về tiểu tiên nữ rắc rối này, sau khi bị Xích đế chan nước mắm vào mặt, nàng ta không sao nhịn được nên có rủa thầm mấy câu, ai dè Xích đế thần thông quảng đại, nghe nhạc hiệu là đoán được chương trình nên biết thừa nàng ta bất mãn:D. Lão bình mực bèn móc túi lấy một nắm mây quăng về phía bắc, trừng phạt lũ người trần mắt thịt to gan dám rủ rê tiên nữ động lòng trần=))
Tiểu tiên nữ vốn nặng tình với bằng hữu, nên vội nhằm lúc Xích đế đi ngủ vội lượn xuống Hà Giang, cảnh báo tin nguy với Lãnh chúa như đã kể trên, rồi vài ngày sau nàng ta cũng nhân dịp đẹp trời trốn xuống cao nguyên, trước là để nuốt trôi miếng bánh ga tô to tướng mà lũ bạn "ác nhưn" về kháo chuyện rào rào làm nàng ta nóng ruột như lửa đốt, sau là để kiếm chút hình ảnh đền bù cho các bạn đã vì mình mà phải chịu đựng cơn giận của Xích đế.
 
Nàng ta cũng đi qua những con đường bằng hữu đã đi, cũng ngẩn ngơ trước đất trời hùng vĩ, những thung lũng xanh tươi:

attachment.php


Đắm mình trong sắc vàng rực rỡ đến nao lòng của những vạt cải vàng đang nở:

attachment.php


Những con đường thay đổi qua từng phút, mà khoảnh khắc nào cũng đẹp như tranh:

attachment.php


Cánh đồng hoa đậu và hoa cải tím làm tiên nữ quên phứt bao nhiêu phiền toái đang chờ:

attachment.php
 
YÊN MINH - LŨNG CÚ - ĐỒNG VĂN : GIỮA CAO NGUYÊN ĐÁ LẠNH, ẤM ÁP TÌNH ANH EM


Lại nói, đoàn du khách Kinh trên 4 thớt ngựa, bỏ lại sự khó chịu tại quán ăn trưa ở Yên Minh, lại tiếp tục cuộc hành trình.
Lúc ấy mưa đã thôi rơi từ lâu, sương mù cũng đã tan nhiều, giớ lại thổi khô trắng mặt đường. Những người dân sở tại ngạc nhiên nhìn theo đám người dưới xuôi vẫn đóng nguyên bộ quần áo mưa, người ngựa lấm lem bụi đường, lầm lũi phóng qua thị trấn, tiến về hướng Đồng Văn.


IMG_4742.jpg

Yên Minh đã ở phía sau lưng.


IMG_4744.jpg


IMG_4745.jpg

Con đường lại men theo sườn núi đi lên.


IMG_4746.jpg


IMG_4747.jpg

Đã vào vùng dày đặc đá tai mèo. Khắp nơi là đá và đá.


IMG_4750.jpg

Chen giữa đá là những thung lũng nhỏ với các vạt ruộng bậc thang và một bản nhỏ.
 
YÊN MINH - LŨNG CÚ - ĐỒNG VĂN : GIỮA CAO NGUYÊN ĐÁ LẠNH, ẤM ÁP TÌNH ANH EM (tiếp)


Dự kiến ban đầu của Pô lão là từ Yên Minh, đi lên Phó Bảng, rồi quay lại QL4C đi thăm di tích Nhà họ Vương, tiếp tục lên cột cờ Lũng Cú, rồi trở lại Đồng Văn nghỉ, hội ngộ cùng Đoàn 308. Nhưng theo tình hình thực tế, lão cùng mọi người thống nhất sẽ bỏ qua Phó Bảng, vì sợ lên đến Lũng Cú trời sẽ tối.
Thực ra Pô lão một thời dọc ngang, chẳng có nhiều điều làm lão e ngại được, huống chi việc chạy xe buổi tối. Nhưng lão e ngại chị em ngồi sau lưng ngựa cả ngày từ sáng tinh mơ chạy đường đèo núi sẽ mệt, vả lại lão cũng bắt đầu có tuổi, nội lực còn hùng hậu lắm, nhưng thị lực ít nhiều giảm sút.


IMG_4754.jpg

Hết mưa, gió thổi mạnh làm mặt đường khô trắng.


IMG_4757.jpg

Đã sắp vào địa phận Đồng Văn phía trước mặt.


IMG_4759.jpg

Mới đầu chiều, con đường ngoằn ngoèo theo sườn núi vắng ngắt, chỉ có 4 thớt ngựa của đám du khách Kinh chạy trên đường.


IMG_4762.jpg

Những vạt ruộng bậc thang nhỏ chen lẫn với đá tai mèo dưới các thung nhỏ.


Đoạn này trời khô ráo, Pô lão lâu lâu lại vẫy Lãnh chúa lên, quay sang bảo : "Có muốn chụp hình, em cứ dừng lại chụp nhé"
Ban đầu y ngại dừng lại chụp, vì khả năng trễ giờ, về Đồng Văn tối là cao, nên dù Pô lão bật đèn xanh, y vẫn cắm cúi chạy theo đội hình. Một phần, y vẫn nhớ lời cảnh báo của Tiểu tiên nữ đêm trước, không muốn làm ảnh hưởng đến hành trình của đoàn.
Nhưng rồi con đường hoang liêu hùng vĩ càng lúc càng làm y ngứa ngáy muốn chụp, thỉnh thoảng y tấp lại ven đường chụp.
Chiếc nón fullface làm vướng víu, nhưng nếu dừng lại cởi mũ, ngắm, chụp, đội lại, đuổi theo đoàn,... thì rất mất thời gian, nên cứ dừng lại là y giương súng lên bắn đại mấy phát rồi lại phi đi luôn.
Rồi ... cứ vừa đi được một đoạn ngắn, lại muốn dừng lại chụp. Cuối cùng, y vẫn tụt hẳn lại phía sau. Nhìn về phía trước không còn thấy hút bóng ngựa sau cùng, chỉ thỉnh thoảng vào những khúc cua cong, mới nhìn thấy đồng đội tít tắp phía xa. Lãnh chúa tặc lưỡi khi nhớ đến lời Tiểu tiên nữ : "Nàng cũng phải thông cảm cho ta chứ, nhất định ta không để tụt lại quá xa làm ảnh hưởng cả đoàn".


IMG_4753.jpg


IMG_4767.jpg

Con đường như một sợi chỉ vàng nhạt đâm vắt qua hẻm núi.
 
Lúc qua Yên Minh anh cũng có nói với Ariel về rừng thông này, đúng là nàng buồn ngủ, lại đói nữa nên ...án binh bất động

Bác Tun không biết chộp được quả nào không ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,689
Bài viết
1,135,330
Members
192,419
Latest member
Binany
Back
Top