What's new

Phượt Đà du Đông Bắc (12-16/2/2011)

Hành trình đã kết thúc được vài ngày, vẫn đang còn dư âm đậm nét. Tôi sống ở phương Nam ấm áp, là người có mặt sau cùng trong đoàn, và cũng về tới nhà sau cùng.
Gần 1 tuần chịu cái mưa rét mùa đông miền Bắc, trở lại Saigon dẫu vào lúc nửa đêm, vẫn thấy dễ chịu hơn ít nhiều – có lẽ vì đã sống ở miền Nam khá lâu, cơ thể quên mất cách chịu rét rồi.

Chuyến đi của PĐN, do Pô lão vạch ra, lên kế hoạch. Nếu lão để trên box Tìm bạn đồng hành, chưa chắc tôi đã theo được, may mà lão để “mở” ở topic của PĐN trong box Hội phượt theo khu vực, nên tới giờ phút chót vẫn nhào vào đi được.
7 anh em, 4 chiếc xe, 5 ngày đêm cùng nhau rong ruổi cung đường phía Bắc – Đông Bắc đúng vào dịp không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc sau đợt ấm áp giữa Tết Nguyên đán.
Ngoài chàng Mơ sống ở Hà Nội, 6 người còn lại đều đang sinh sống ở Đà Nẵng, Saigon, tức là đều hiếm khi trải qua sự lạnh của mùa đông miền Bắc. Vì thế, hành trình trong mưa phùn giá rét, dẫu làm cho việc chụp ảnh dọc đường gặp nhiều trở ngại – và thực sự thì ảnh chụp được khá … xấu – nhưng bù lại, nó lại tạo ra một sự thú vị khác, không ghi lại bằng hình ảnh được. Đó là cái cảm giác sung sướng – ít nhiều là như vậy – khi vượt qua được những điều kiện khắc nghiệt (Nói thế có vẻ to tát, nhưng với những người sống ở phía Nam ấm áp quanh năm, việc chạy xe trong mưa phùn ở 7độ C, quả là một sự khác biệt rất lớn. Việc thích nghi trong thời gian rất ngắn, quả cũng không phải dễ).
Khi hành trình gần kết thúc, bữa ăn trưa cuối cùng với nhau gần Chi Lăng, trong lúc cao hứng, Pô lão dõng dạc “tuyên” : lâu nay Tunbo với Mer vẫn có “quan hệ” quen thân với PĐN, giờ coi như đã thành thành viên chính thức.
Ôi Pô lão, chuyện đó … nhằm nhò gì đâu chứ (sau đó về đến Đà nẵng, khi đang kể chuyện với bang chúng, Pô lão lại bẩu là “5 anh em PĐN” nhá :D). Anh em có thể bốn bể là nhà, điều quan trọng là sự đồng cảm và chia sẻ.
Bị/được Pô lão giao việc mở topic Hồi ức chuyến đi, Lãnh chúa trại Vịt vừa mừng, vừa lo.
Mừng vì được trưởng lão tín nhiệm.
Lo vì xưa nay đi một mình, viết gì cũng dễ, chưa nghĩ ra, thì … để đó, lúc nào nghĩ ra thì viết tiếp. Còn đây là lần đầu ghép nhóm.
Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc viết, bữa nọ chia tay trên sân bay Nội Bài, Pô lão có rỉ tai cho một chuyện … bí mật, mà lão chưa từng nói ra. Nhờ vào đó, chắc chắn (ban đầu) khi viết sẽ bớt khó khăn.
Các cụ, các bác, các cô, các anh, các chị, các em, các con, các cháu (nếu có) cứ chém gió vô tư theo mạch bài.

(Hình ảnh thì xin phép được mượn của tất cả các anh em bạn bè có chụp đoàn theo từng thời điểm phù hợp)
 
YÊN MINH - LŨNG CÚ - ĐỒNG VĂN : GIỮA CAO NGUYÊN ĐÁ LẠNH, ẤM ÁP TÌNH ANH EM (tiếp)


IMG_4796.jpg

Bên bờ vực, thấy con đường ngoằn ngoèo phía dưới.


IMG_4799.jpg

Gió lạnh làm mặt đường khô trắng, lại đâm xuyên qua hẻm hai trái núi.


IMG_4801.jpg

Một công trình nho nhỏ ngay bên khúc ngoặt. Không hiểu công năng thế nào.


IMG_4797.jpg

Giữa những lô nhô đá tai mèo
Là đất khô cằn, cải lèo tèo
Chiếc gùi trống không. Và đứa bé
Ngồi bên đống lửa, khói ngả chiều


Vượt qua ngã ba lối rẽ lên Lũng Cú một đoạn, đến ngã ba rẽ vào khu di tích Nhà họ Vương, đoàn du khách Kinh quặt ngựa rẽ phải, phóng xuống khu di tích.


p1050228700x0.jpg

Lối vào Di tích Nhà họ Vương ở Sả Phìn.
 
IMG_4801.jpg

Một công trình nho nhỏ ngay bên khúc ngoặt. Không hiểu công năng thế nào.

Cái công trình này là một đề tài cũng gây tranh cãi suốt nhiêu năm đấy Tunbo. Tun bo để ý, cứ đi vài chục km là lại thấy có cái này, khắp miền Đông bắc có rất nhiều. Đó là bể thu nước mưa trong mùa mưa để dùng trong mùa khô. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng việc xây dựng lại không đơn giản chút nào.
 
YÊN MINH - LŨNG CÚ - ĐỒNG VĂN : GIỮA CAO NGUYÊN ĐÁ LẠNH, ẤM ÁP TÌNH ANH EM (tiếp)


Di tích Nhà họ Vương.
Càng gần đến nơi này, Lãnh chúa Trại Vịt lại bắt đầu như lạc trở lại không gian ngày xưa của ... tiểu thuyết đường rừng. Mặc dù trong những câu chuyện ấy, dinh thự của Vua H'mông được miêu tả nằm ở vùng Hoàng Su Phì, nhưng đối với y, điều ấy không thành vấn đề. Những câu chuyện huyền thoại về chàng trai Việt nổi tiếng Thần Xạ một thời ngang dọc biên thùy, lại ... vô lý ùn ùn kéo về.

Đoàn kào kào khi nãy vượt qua, đã đến Di tích này từ trước, khi mọi người đến nơi, thấy đám kào kào dựng đầy nơi bãi đất tróng ngoài cổng khu Di tích.


IMG_4806.jpg

Cổng vào dinh thự họ Vương, dinh thự được xây tường thành bao quanh.


IMG_4819.jpg

Qua sảnh, vào đến khoảng sân trời ở giữa và các dãy phòng dọc hai bên.


IMG_4810.jpg

Dinh cơ được dựng bằng gỗ, với hai tầng khá thấp, cầu thang gỗ nhỏ và hơi tối.


IMG_4815.jpg

Các lớp mái ngói so le.


IMG_4823.jpg

Trên gác phía trước nhìn về khu hậu thất phía sau khoảng sân.


IMG_4826.jpg

Hàng song gỗ lan can trên hành lang gác.


IMG_4828.jpg

Bóng ai thấp thoáng sau song
Ánh cười tươi tắn như bông hoa rừng



Đứng trong một căn phòng nhỏ và tối trên căn gác phía trước, phóng tầm nhìn ra bãi trống phía trước khu dinh cơ - mà bây giờ hình như là khu chợ - tự dưng Lãnh chúa Trại Vịt lại như lạc vào không gian khác.
Không gian đậm đặc khói thuốc phiện của Vua H'mông xưa.
Y bỗng hình dung ra đêm hội biên thùy với đèn đuốc sáng rực, chúa H'mông Voòng Chí Sinh ngồi chủ tọa đêm hội, xung quanh là đủ loại khách Tây, ta, Tàu, từ quan binh cho đến thổ phỉ, lẫn khách giang hồ.
Rồi Thần Xạ, chúa tể Thập Vạn Đại Sơn, trong cơn bạo bệnh ngồi không vững trên lưng ngựa, vẫn đủ sức gọt tóc và tha chết cho Vua thòng lọng Lừng Đại vương, trỏ ngược hai súng bắn cụt hai tay con trai quan tuần phủ Hà Giang, ... Ôi, mảnh đất biên thùy một thời khói lửa với những truyền thuyết oai hùng.

(Tự dưng ... linh tinh quá, hị hị.
Em lại ngứa chân, lên ngựa long rong đôi bữa, về viết tiếp sau)
 
Đây, Voòng Chí Plan đây: Cô gái này là cháu nội của Vương Chí Chư, con trai thứ ba của Vương Chí Sình - vị Vua Mèo cuối cùng của biên thùy phía bắc trước khi ông chọn con đường đi theo Cách mạng và trở thành Đại biểu Quốc hội Khóa I, Chủ tịch ủy ban nhân dân Huyện Đồng Văn đời thứ nhất:

attachment.php


Bây giờ cô là hướng dẫn viên chuyên giới thiệu ở khu di tích nhà Vương, tuy giọng nói còn mang âm hưởng núi rừng nhưng cách nói rất truyền cảm và trôi chảy, đủ thấy cô được đào tạo bài bản và rất tự hào với công việc của mình. Còn anh chàng bên cạnh thì lại là một nhân vật đời trước, chàng Dương Quá của Kim Dung, hay còn gọi là ...Thần điêu đại hiệp :D. Thấy sơn nữ xinh đẹp nên bất kể thân sơ xông vào chụp ảnh cùng, đến khi nhận lại máy ảnh các gái mới ngớ ra khi thấy có một zai lạ không hiểu từ đâu xuất hiện trong hình :))
 
Tiểu Tiên nữ đi theo Voòng Chí Plan và được cô kể cho nghe những câu chuyện đầy bản sắc anh hùng về vị Vua mèo cuối cùng này, cũng như những điều lý thú về khu di tích. Năm ấy ông hùng cứ một phương, có quân đội, có kho vũ khí, có tiềm lực kinh tế hùng hậu nhờ trồng và bán thuốc phiện, dinh cơ được bố phòng cẩn mật với tường đá đầy lỗ châu mai, cũng từng ước mơ vạch đất xưng vương, lập giang sơn riêng để xưng hùng xưng bá. Nhưng khi làn gió cách mạng thổi đến, tiếng thơm về vị Chủ tịch nước nhân nghĩa, anh hùng đã làm ông cảm động. Sau khi được Bác Hồ mời về Hà nội tiếp kiến, ông đã hoàn toàn cảm phục tài năng, đức độ của Bác, biết ông còn lớn hơn mình 2 tuổi nên Bác đã cùng ông kết nghĩa anh em, đổi tên ông thành Vương Chí Thành (để cùng với chữ Thành trong tên Bác là Nguyễn Tất Thành). Từ đó nhân dân ở đây không còn gọi ông là Vua Mèo nữa mà là Đồng chí Vương Chí Thành - Chủ tịch UBND Huyện Đồng Văn, cũng từ đó dải đất biên thùy trở nên bình yên, không còn phân biệt giai cấp và sắc tộc nữa.
Sinh thời Vương Chí Sình có tới...5 bà vợ, nhưng chỉ có bà cả và bà hai là người Mông, còn lại ba bà đều là người Hà Nội, xinh đẹp và có học. Trong đó có bà ba tên Trương Mỹ Thuận là nhân vật có khá nhiều ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Bà này có cha là người Hoa từng làm trợ lý cho ông Tôn Dật Tiên, mẹ là người Hà Đông nên bà vừa xinh đẹp lại vừa giỏi giang, tiếng Kinh, tiếng Hoa, tiếng Pháp đều trôi chảy. Vì vậy Vương Chí Sình vô cùng nể trọng, luôn hỏi ý kiến bà trong mọi việc hệ trọng, và luôn đưa bà đi theo trong những buổi công cán với tư cách vừa là phu nhân và là phiên dịch. Trong dinh cơ nhà họ Vương bà cũng là người có quyền lực cao nhất, có thể quyết định tất cả mọi việc khi ông đi vắng.

Trong dinh cơ có ba nơi trọng địa: Kho vũ khí (do Vương Chí Sình trực tiếp quản lý), kho thuốc phiện (nằm trong phòng bà cả, do bà cả trông coi) kho tài sản quý, gồm vàng bạc châu báu và đổ cổ (nằm trong phòng bà vợ hai, do bà hai trông coi) . Nhưng cả hai bà này nếu không được sự đồng ý của bà ba thì không được phép động đến dù chỉ là một chút.
Phòng cất giữ tài sản quý: bên ngoài cánh cửa nhỏ là phòng ngủ của bà hai:

attachment.php


Kho thuốc phiện: bên ngoài là phòng ngủ của bà cả:

attachment.php
 
Khu dinh thự được xây dựng theo kiểu "Tứ hợp viện" của Trung Quốc, gồm những dãy nhà ngang dọc quây xung quanh một khoảng sân, các dãy nhà nối với nhau bằng cầu thang ở cả hai phía, trong phòng ở lại có một phòng nhỏ hơn để kê giường ngủ. Các phòng riêng của chủ nhân thường được bố trí ở bốn góc hoặc dãy ngang, các đãy dọc thường là khu sinh hoạt chung hoặc phòng dành cho khách, họ hàng của chủ nhân. Cách bố trí này ta cũng gặp ở Cà phê Phố cổ Đồng Văn nhưng qui mô nhỏ hơn.
Giường ngủ của vợ cả Vương Chí Sình: chạm tay lên thớ gỗ lạnh lẽo, lòng trào lên cảm giác bâng khuâng khó tả, dường như người xưa còn phảng phất đâu đây, một thời ngang dọc, một thời vàng son giờ đây chỉ còn là dĩ vãng...

attachment.php


Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
 
@ Ariel : Muội muội quên rằng ta cũng mới bị trúng độc à? Rồi lại gượng dậy đi một chuyến nữa, cũng không phải là thực sự suôn sẻ. Nên phải tự cân bằng mất vài bữa chứ.
----------------------------------------------------------------------------------------
YÊN MINH - LŨNG CÚ - ĐỒNG VĂN : GIỮA CAO NGUYÊN ĐÁ LẠNH, ẤM ÁP TÌNH ANH EM (tiếp)



Quả nhiên Tiểu tiên nữ lợi hại, còn có kéo được Voòng Chí Plan ra chụp ảnh đưa lên, nếu không, Lãnh chúa dễ bị bảo là kể chuyện ... linh tinh.
Nhưng nàng Voòng Chí Plan mà Tiểu tiên nữ gặp, là Voòng Chí Plan "version thế kỷ 21", còn nàng Voòng Chí Plan kia là "version thế kỷ 20", là cháu gọi Vua H'mông Voòng Chí Sinh bằng chú - tức là ở vào hàng bà của nàng Voòng Chí Plan mà Tiểu tiên nữ gặp. Nếu nàng "version thế kỷ 21" mà có một cô em là Voòng Chí Pliên, thì đúng là ... lịch sử tái hiện đó.

Dứt khỏi không gian tưởng tượng đậm đặc khói thuốc phiện ở dinh thự cũ của Vua H'mông, Lãnh chúa theo cả đoàn trở ra bãi ngựa để chuẩn bị tiếp tục lên đường, vì Pô lão đang chờ ngoài đó.
Ở chợ phiên Quản Bạ, lão cũng đứng trông ngựa cho đám em út đi chơi, ở đây cũng vậy. Chuyến này, quả là Pô lão ưu ái đám đàn em hết mức.


IMG_4831.jpg

Khi cả đám quay trở ra, đàn kào kào cũng vừa lên yên ra đi, có chị này chạy đơn. Tóc bạch kim, mắt xanh như da trời


Rời dinh thự xưa của họ Vương, đoàn du khách phương xa ngược trở lại ngã ba đường 4C, rẽ theo hướng đi Đồng Văn. Còn một quãng nữa mới đến chỗ rẽ lên Lũng Cú.
Trời chiều không mưa, nhưng khá âm u. Mây xám xịt, đá cũng bạt ngàn, xám xịt. Con đường khô trắng như một sợi chỉ mỏng manh, ôm lấy sườn rặng núi trùng điệp.


IMG_4832.jpg

Con đường phía trước vòng vèo ẩn hiện giữa bóng núi điệp trùng.


IMG_4834.jpg

Một người dân tộc gùi củi khô (hay lá thuốc???) đang ngược dốc.


Lúc này đã quá giữa chiều, Lãnh chúa Trại Vịt không còn tụt lại phía sau nhiều nữa. Cảnh vật nơi này khiến y muốn chạy xe song hành cùng đồng đội để ngắm cảnh. 4 thớt ngựa phi rầm rập trên đường núi vắng vẻ nửa chiều, bụi vàng nhạt bốc lên mù mịt sau vó ngựa ở một số khúc cua nhiều cát.
Cảnh chiều giữa cao nguyên đá xám xịt vừa hùng vĩ, vừa hoang liêu.
Đến một đoạn đường núi vắng vẻ, đã nhìn thấy góc cua phía trước mặt, và thấy con đường ngoằn ngoèo phía dưới, sau khúc cua.
Bỗng từ hướng ngược lại, phía dưới khúc cua trước mặt bỗng ló ra 3 thớt ngựa với 6 người phi ngược lên dốc.
Hai toán người ngựa ngược chiều cứ phăm phăm tiến lại nhau, khoảng cách thu hẹp rất nhanh vì đoàn PĐN đang đổ dốc.
Chạy cuối đoàn, Lãnh chúa hơi giật mình nhận ra kỵ sĩ dẫn đầu toán người đối diện : một khuôn mặt không lẫn vào đâu được - dù y chỉ toàn nhìn thấy trên ti vi Phượt - gã chính là nguoilangbat.
Nhưng dường như Pô lão đang tập trung vào việc đổ dốc, thấy lão cứ thản nhiên phi veo veo. Cho tới chừng hai toán chạm nhau trên đường đèo, phia toán bên kia một giọng gái kêu lên lanh lảnh :
- Anh Pô...ô...ô...ô ... ới ời.
Lúc ấy ngựa Pô lão đã vụt qua chừng mấy chục thước rồi. Nghe tiếng gái la, lão mới giật mình thắng ngựa tấp vào lề đường ngoái lại.
Lập tức cả hai toán đều hãm ngựa dừng lại, bụi bốc lên mù mịt. Rồi giữa bụi đường bên sườn núi vắng, bắt đầu vang lên những tiếng cười, tiếng chào hỏi rộn ràng. Toán bên kia chính là Đoàn 308. Vốn đã hẹn tối gặp tại Đồng Văn, chẳng ngờ nay lại còn gặp gỡ ngay trên đường gió bụi.


attachment.php

Gặp Đoàn 308 trên đường, đang dựng chân máy để chụp cả 2 đoàn - ảnh máy film của nguoilangbat


Vì cả hai toán đều có lịch trình riêng cần phải thực hiện, vả lại đến tối lại gặp nhau uống rượu giao lưu, hôm sau còn song hành vượt đèo Mã Pí Lèng, nên cuộc gặp bất chợt giữa đường, chỉ chủ yếu bắt chân bắt tay chào hỏi, lo chụp mấy tấm trên đường, rồi lại vội vã chia tay. Trời đã ngả chiều rồi.


IMG_4840.jpg


IMG_4839.jpg

Hai đoàn gặp nhau tình cờ trên đường núi, gần ngã ba đi lên Lũng Cú.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,688
Bài viết
1,135,307
Members
192,413
Latest member
ledungtsth
Back
Top