What's new

Phượt Đà Nẵng - Đồng hành cùng tuổi lên 5

Một số di tích lịch sử trên địa bàn Đà Nẵng:

a, Thành Điện Hải: Tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Được xây dựng từ thời Gia Long (1813), Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860.

b, Đình Hải Châu: Nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là ngôi đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây.
a.b%C4%90%C3%ACnh%20l%C3%A0ng%20H%E1%BA%A3i%20Ch%C3%A2u.bmp


c, Đình Nại Nam: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.
Ngày xưa, hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết). Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc - nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu còn lại khá nguyên vẹn trong nội thành Đà Nẵng.

d, Đình Tuý Loan:
Hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.
Download


e, Nghĩa trũng Phước Ninh: Nghĩa trũng Phước Ninh là nơi qui tụ thi hài các chiến sĩ và đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng và các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định chiến đấu ở mặt trận Đà Nẵng đã hi sinh trong buổi đầu chống Pháp (1858-1860).
Trong chiến đấu việc mai táng chỉ tạm thời, qua loa; sau này ông Nguyễn Quí Linh, làm chức Sung Chánh Thương Biện Hải Phòng đã khởi xướng lập nên nghĩa trũng này. Nhân dân địa phương đã hưởng ứng nhiệt tình, qui tập hơn 1.500 nấm mộ, táng theo hướng Đông - Nam, Tây - Bắc, có tấm bia bằng đá sa thạch, cao 1,20m, rộng 0,8m ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, ngoài ra còn có 2 ngôi mộ của hai vị tướng. Chung quanh hghĩa trũng xây thành đất bao bọc.

f, Nghĩa trũng Khuê Trung: Nghĩa trũng Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trũng Hòa Vang) - mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung - Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để qui tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân pháp xâm lược năm 1858. Hòa Vang Nghĩa Trũng đầu tiên được lập ở trũng bò làng Nghi An (Phước Tường). Khoảng năm 1920 Pháp mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trũng về vườn Bá Khuê Trung. Đến 1962, quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía Nam, lại phải dời nghĩa trũng đến chỗ hiện nay, khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

g, Mộ Ông Ích Khiêm: Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm hiện toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía tây - nam. Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.

h, Bia chùa Long Thủ: Bia chùa Long Thủ được dựng trong khuôn viên chùa Long Thủ nay đổi tên là chùa An Long. Chùa tọa lạc trên một khu đất nằm phía sau lưng Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thuộc địa bàn phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bia chùa Long Thủ được dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1658). Bia do ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám, người làng Hải Châu viết. Nội dung bia nói về nguyên nhân xây dựng và tên gọi của chùa Long Thủ, tên họ những người đã đóng góp tiền của, đất đai để xây dựng chùa cùng danh sách những mảnh đất được cúng.

i, Đình Quá Giáng: Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng nay nằm ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhà thờ được xây dựng năm Tân Tỵ (1821) thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn - những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng xưa bao gồm vùng Quá Giáng, Giáng Nam, Trà Kiểm, An Lưu và xóm Cồn Mong.

j, Đình Bồ Bản: Đình Bồ Bản hiện ở tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XIX bằng thanh tre tại gò miếu Tam Vị. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng. Đình Bồ Bản lập ra để thờ Thành hoàng, các vị tiền hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm.

k, Di tích K20: Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu di tích nằm trên địa bàn Khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn; trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khi di tích Ngũ Hành Sơn và Đô thị cổ Hội An.
K20 là một trong những căn cứ cách mạng quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong chiến tranh; rộng 3 km2, với hơn 3 nghìn dân. Sau khi chiếm giữ Đà Nẵng năm 1954, Mỹ Ngụy đã xây dựng nhiều đồn bót quanh Đa Mặn, hình thành bộ máy kìm kẹp nhân dân, ngăn cản lực lượng cách mạng ngay từ bên ngoài vào thành phố.

l, Nghĩa trang I-pha-nho: Trên đường vào Cảng Tiên Sa, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có một nghĩa địa chôn cất lính Pháp và Tây Ban Nha tử nạn trong trận đánh vào Đà Nẵng mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Di tích chưa được xếp hạng, hiện chỉ còn một căn nhà nhỏ, mặt tiền có chiếc thánh giá với một từ tiếng Pháp chạm nổi Ossuaire (đồi hài cốt, nhiều lớp chồng lên nhau). Nhà có bề ngang hơn 3 m, dài trên 12 m, cao 3,5 m, cuối tường là bàn thờ theo nghi thức công giáo. Đây là ngôi mộ chung của nhiều binh lính chết trận từ năm 1858-1860. Xung quanh là 32 ngôi mộ lớn nhỏ có bia hoặc không bia.
Đây là một di tích đặc biệt ở Đà Nẵng, cả nước không nơi nào có. Nghĩa địa đánh dấu cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân viễn chinh và khả năng kháng chiến của quân dân địa phương.

m, Các tòa nhà Pháp cổ dọc theo tuyến đường ven sông Hàn:
Các tòa nhà kiến trúc Pháp đều mang những nét đẹp tinh tế, cổ điển và không bao giờ lỗi thời. Có rất nhiều tòa nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc hiện nay vẫn còn được sử dụng và bảo tồn. Bạn có thể dành một buổi chiều tối đi bộ, dạo trên những con phố dọc sông Hàn và thưởng thức vẻ đẹp bất tử của những tòa nhà này. Có thể kể đến như là: Tòa nhà hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thư viện khoa học tổng hợp Đà Nẵng, Tòa giám mục giáo phận Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng…

nhakientrucphap05.jpg


thuviendanang2.jpg


ubnddanang2.jpg
 
Last edited:
Yêu cái bác Ariel này ghê cơ. Lần này mình định giành hẳn 1,5 ngày để khám phá hết Đà nẵng và những điểm phụ cận, nghĩ là thoải mái vì Hội An và CLC đã đi rồi. Đọc các bài viết của Ariel mới thấy Đà Nẵng hóa ra rộng lớn và nhiều điểm để khám phá hơn mình tưởng.
 
Yêu cái bác Ariel này ghê cơ. Lần này mình định giành hẳn 1,5 ngày để khám phá hết Đà nẵng và những điểm phụ cận, nghĩ là thoải mái vì Hội An và CLC đã đi rồi. Đọc các bài viết của Ariel mới thấy Đà Nẵng hóa ra rộng lớn và nhiều điểm để khám phá hơn mình tưởng.

Thế lần này Autum có đi dự sinh nhật phượt tại Đà nẵng không ? Bạn mà gặp được "cái bác Ariel này" thì chắc phải ở lại Đà nẵng thêm cả tháng nữa đấy. :))
 
Thế lần này Autum có đi dự sinh nhật phượt tại Đà nẵng không ? Bạn mà gặp được "cái bác Ariel này" thì chắc phải ở lại Đà nẵng thêm cả tháng nữa đấy. :))

Vâng, cảm ơn bác Polyme, Autum là mem mới nhưng cũng mon men, a dua theo các bạn HN vào dự đại hội. Cái sân bay Đà Nẵng bay lên đỗ xuống bao lần mà chỉ biết mỗi cầu quay sông Hàn, lần này vào dự đại hội, nhờ các bác giúp đỡ nhất định sẽ khả quan hơn.

Anh em Phượt chuyến này vào Đà nẵng mà ở 1 tháng, hẳn Phượt Đà nẵng sẽ có thêm chiến dịch "lót lá dắt tay ra sân bay hồi hương" :))
 
Chào cả nhà Đà Nẵng ạ. Em muốn quay lại tìm kỷ niệm, ký ức xưa tại Đà Nẵng, trong trí nhớ còn vài điều thôi, mong các bác giúp em, để em ra đó ko đi lòng vòng tìm mất thời gian:
Nó là 1 quán cafê rất có phong cách riêng, có hình của CHE rất to, bàn ghế gỗ, bày hơi ra vĩa hè 1 chút, quán nhỏ thôi.
Cách quán về phía tay trái là 1 cái chợ to to.
Đi về hướng chợ, tức về phía trái chưa đến chợ có 1 con đường rẻ trái theo đường này sẽ ra sông Hàn và Cầu Sông Hàn, cầu Sông Hàn cách đó khoảng 100-150m.
Các bác nếu biết chỉ giúp em với, tìm lại ký ức bỏ quên thôi ah. Mong tin và Chân thành cảm ơn.
 
Chào cả nhà Đà Nẵng ạ. Em muốn quay lại tìm kỷ niệm, ký ức xưa tại Đà Nẵng, trong trí nhớ còn vài điều thôi, mong các bác giúp em, để em ra đó ko đi lòng vòng tìm mất thời gian:
Nó là 1 quán cafê rất có phong cách riêng, có hình của CHE rất to, bàn ghế gỗ, bày hơi ra vĩa hè 1 chút, quán nhỏ thôi.
Cách quán về phía tay trái là 1 cái chợ to to.
Đi về hướng chợ, tức về phía trái chưa đến chợ có 1 con đường rẻ trái theo đường này sẽ ra sông Hàn và Cầu Sông Hàn, cầu Sông Hàn cách đó khoảng 100-150m.
Các bác nếu biết chỉ giúp em với, tìm lại ký ức bỏ quên thôi ah. Mong tin và Chân thành cảm ơn.

Nếu em ko nhầm đó là quán Bamboo bar,nơi tụ tập của hầu hết dân nước ngoài.Bên trong thường mở nhạc Country,rock sometimes,bên cạnh là Kho bạc nhà nước,đôi diện là sông Hàn thơ mông...
Bamboo Bar mới located một nhà cách đó tầm 20 chục m,to hơn cái cũ 1 tí.Nếu anh có dịp vo DN nên đến lại.Bamboo bar như một nét văn hóa Tây giữa lòng Đà Nẵng vậy ;)
 
Bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà không chỉ là biểu tượng hùng vĩ của thành phố Đà Nẵng, còn là bức bình phong chống lại những cơn bão đổ vào thành phố. Chính vì vậy với người Đà Nẵng bán đảo này có một vai trò tinh thần rất quan trọng.

259970_230694543609325_120206737991440_1024950_5652880_n.jpg



Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó. Cùng với hệ thống núi non của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên Vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác khá quen thuộc như Vũng Tiên Sa, Vũng Thùng, Vũng Hàn, vịnh Ðà Nẵng.Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chăn mọi cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào thành phố yên bình này.

252976_230694556942657_120206737991440_1024951_7904077_n.jpg


Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc. Rừng nguyên sinh của Sơn Trà có hệ động thực vật rất phong phú với nhiều loài cây cối, động vật quý hiếm. Một trong số đó là loài voọc – một loại thú quý hiếm thuộc sách đỏ thế giới mà hiện nay chỉ còn tồn tại bán đảo Sơn Trà. Với tầm quan trọng như vậy chúng tôi hi vọng rằng bất cứ du khách hoặc phượt khách nào khi đến với Sơn Trà đều có ý thực giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường sống cho các loại động thực vật nơi đây.

250400_230694513609328_120206737991440_1024948_7690682_n.jpg


Núi Sơn Trà cao đến gần 700 m, chính vì thế từ bất kỳ nơi nào của Đà Nẵng bạn cũng có thể nhìn thấy được đỉnh Sơn Trà. Sơn Trà hoang sơ là địa điểm truyền thống mà nhà Phượt Đà Nẵng thường chiêu đãi phượt khách gần xa khi đến với Đà Nẵng. Tất cả cũng bởi đây là niềm tự hào của người Đà Nẵng vừa là món ăn hợp khẩu vị với dân phượt chúng ta.
Một tour vòng quanh Sơn Trà cho dân phượt sẽ phải đi qua những địa điểm sau: Trạm ra-đa, đỉnh bàn cờ, cây đa nghìn năm, ngọn đèn biển, chùa Linh Ứng với bức tượng phật bà cao nhất Việt Nam… Nếu bạn thích mạo hiểm hãy thử cảm giác của một tour lặn biển ở khu vực hòn Nghê, hay một mình băng vào rừng già khám phá những vẻ đẹp nguyên thủy. Ngoài ra còn rất nhiều bãi tắm đẹp xung quanh Sơn Trà như: bãi Bụt, bãi Rạn, bãi Bắc… Và mới đây nhất với những nỗ lực tìm kiếm không mệt mỏi :)) nhà Đà Nẵng đã khám phá ra và đặt tên cho 2 địa điểm mới là hòn Kiếm và hòn Cá hứa hẹn sẽ là địa điểm tập kết mới cho dân phượt khi đặt chân đến thành phố này. Và biết đâu khi đến với Sơn Trà bạn lại khám phá được một địa điểm mới mà chưa từng một ai đặt chân đến.

Hùng vĩ mà lãng mạn, phóng khoáng mà tươi đẹp, một ngày ở Sơn Trà ta sẽ được chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng bán đảo sơn thủy hữu tình.

253825_230694580275988_120206737991440_1024953_7192813_n.jpg
 
Góp với nàng Cá bé mấy tấm ảnh về Đà Nẵng.
Một thành phố cảng với con sông Hàn và nhiều cây cầu bắc ngang, trong đó cầu Thuận Phước và cầu quay sông Hàn là những cây cầu mới được xây dựng gần đây.


IMG_5108.jpg

Cầu quay sông Hàn 2g sáng.


IMG_5161.jpg

Cầu Thuận Phước 2009, nhìn từ đường Nguyễn Tất Thành một sớm áp thấp nhiệt đới tràn về.


_MG_0911.jpg

Cầu Thuận Phước và tp Đà Nẵng 2010, nhìn từ đèo Hải Vân.
 
Một topic khá thú vị đối với những ai đang có dự định tới ĐNẵng. Từ giờ đến cuối tháng hi vọng là có thể góp với Ariel cùng mọi người 1 chút cảm nhận của mình về ĐN. Mình ko fai sinh ra và lớn lên ở ĐN, nhưng có 8 năm hít thở bầu trời nơi này nên cũng có nhiều quyến luyến.
“Ở dải đất hình chữ S này, có nơi nào là ko có bất cập đâu. Nhưng Đà Nẵng là một trong những nơi đáng sống nhất đấy.”
 
Cầu Thuận Phước thật là đẹp, lần nào mình vào ĐN cũng phải chạy ít nhất 1 lượt qua đó bằng xe máy, có hôm gió to cảm giác như mình có thể bay theo gió luôn nếu ko giữ chắc xe. Cây cầu uốn lượn thật điệu đà đưa sang bán Đảo Sơn Trà - đến với 1 thế giới khác với bờ bên kia.
Mình vẫn rất thích những cây cầu mà.

Ai đến ĐN nhớ phải lượn cầu Thuận Phước sang bán đảo Sơn Trà và việc thứ 2 là đổ đèo Hải Vân ngắm những eo biển mềm mại, những dãy núi đổ ra biển "y như sách địa lý hồi xưa dạy" nữa. Và nếu được thì nên cùng thổ dân Đà Nẵng cắm trại trên đỉnh đèo Hải Vân - để có những trải nghiệm cực kỳ thú vị, đặc biệt với những ai chưa từng đi "Phượt" với lều trại qua đêm ở nơi ít người.

Mình đã trải qua những thang bậc cảm xúc khác nhau, cực kỳ háo hức rồi chợt chùng xuống lo lắng, bùng nổ trong niềm vui, cảm giác ấm áp rồi lại chợt mắng mình "hâm & điên" ... chút sợ hãi khi đêm xuống, không gian vắng lặng... và rồi sáng hôm sau trở lại thành phố hoàn toàn bình thường!

Nói thế này thì có vẻ "múa rìu qua mắt thợ" với các Phượt gia lành nghề trên con đường lều bạt, nhưng đó là cảm giác của mình khi lần đầu đến với ĐN, ngày đầu tiên tại ĐN.

Trong đó còn phải kể đến tình cảm của những thổ địa ĐN yêu thương, lần đầu gặp mặt mà cực kỳ chu đáo, ân cần và thân thiện, đón bạn dưới trời mưa giá rét, tận tình chỉ đường cho bạn đi và chuẩn bị cả quần áo ấm cho bạn khi bạn ko mang đủ ấm... Chào đón bạn cực kỳ nhiệt tình. Đó cũng là 1 trong những lí do mà ĐN luôn là địa điểm mình lựa chọn mỗi khi có dịp.

Yêu các anh chị ĐN, yêu thành phố biển xinh đẹp & hẹn gặp tháng 8 nhé! :L
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,177
Members
192,391
Latest member
smmusait1
Back
Top