What's new

[Chia sẻ] Phượt miền trung một thời lửa khói

Tôi cũng chưa quá già để mất cái máu phượt trong người, nhưng cũng không còn trẻ để trèo đèo lội suối ngả đâu cũng là giường. Và cũng không quá cầu toàn khi đi du lịch chỉ để nghỉ dưỡng hoặc mua sắm. Với cái chất chẳng giống ai đó tôi lên kế hoạch đi "bán phượt" cho cả gia đình vào miền trung một thời lửa khói của đất nước. Chính vì cái chất chẳng giống ai nên cái kế hoạch của tôi cũng khác lạ, không tìm đến những hang động được gọi là "Di sản thiên nhiên thế giới" như động Phong Nha hay động Thiên đường. Mà chuyến đi của tôi được lên kế hoạch chia làm 2 phần: "Tìm hiểu chiến tranh và nghỉ dưỡng"
Tôi là thế hệ hậu sinh (sinh ra được 1 năm thì đất nước thống nhất) nên cũng rất may là chưa một ngày phải cầm súng bắn "kẻ thù" bất kỳ "kẻ thù" đó là ai nên cách đi của tôi cũng không giống các cụ già là "Thăm chiến trường xưa" mà tôi muốn tự đi tìm hiểu, tự suy nghĩ (không thuê HDV khi đến các điểm) và tự đánh giá theo cái suy nghĩ riêng của mình về cuộc chiến tranh Nam - Bắc 1954-1975 của dân tộc.
Cách hành văn của tôi có thể hơi lủng củng, ảnh ọt tôi chụp cũng chẳng ra gì, nhưng đó là suy nghĩ của tôi, cảm xúc của tôi khi thực hiện chuyến đi này. Tôi viết sẽ không theo thứ tự thời gian của cuộc hành trình, mà sẽ viết theo những điểm đến của chúng tôi gồm 1 gấu và 2 F1.
 
Chiến trường đẫm máu khi xưa nay đã được trồng nhiều cây xanh



Cổng thành phía đông còn tương đối nguyên vẹn





Nhưng tường thành còn chi chít những vết đạn


 
Trong khuân viên hương được thắp ở mọi nơi mọi chỗ từ trên tường cho đến gốc cây ngọn cỏ. Với số lượng quân sĩ của 2 bên hy sinh gần 20K người thì đúng là mỗi gốc cây, ngọn cỏ đều có linh hồn



Sơ đồ thành cổ Quảng trị trước đây






Những tường thành và lối đi còn sót lại









Bước vào trong bảo tàng

 
Bên trong bảo tàng chủ yếu treo tranh ảnh và vũ khí chiến đấu của cả 2 bên. Nhưng có 1 điều rất lạ là những bức tranh ảnh ở đây được treo rất cao, muốn xem phải ngẩng cổ lên. May mà nó có ít chứ nếu nhiều chắc xem lúc ra sẽ bị sái cổ
















 
Những tượng sáp mô tả cảnh bộ đội giả phóng quân sinh hoạt và chiến đấu. Nhưng nhìn thấy dòng chữ xin đừng bước lên bục lại thấy buồn



Không hiểu các bác nghĩ thế nào chứ tôi cực kỳ dị ứng với cái ảnh này. Treo nó lên còn giới thiệu với khách quốc tế bằng cả tiếng Anh ở dưới có nghĩa thừa nhận QDNDVN sử dụng lính trẻ em




 
Rời khỏi thành cổ chúng tôi đi qua thăm Trường Bồ đề- Ngôi nhà duy nhất còn sót lại sau chiến tranh. Mà cũng phải nhanh nhanh đến xem chứ không vài năm nữa người ta lại đập mất chia lô bán nền thì hết cả xem
Trường Bồ Đề do Hội Phật giáo Quảng Trị xây dựng năm 1959 bằng phong trào phát tâm quyên góp gạo Bồ Đề từ đạo hữu và dân chúng. Trong chiến dịch mùa hè 1972 trường đã trở thành nơi chiến đấu giữa 2 bên. Trải qua bao bom đạn không phá nổi ngôi trường này. Nhưng hiện nay khi tôi vào thì ngôi trường đã được biến thành nơi trồng và bán cây cảnh









Mặc dù lỗ đạn chi chít nhưng thật kỳ lạ ngôi trường này vẫn trơ gan cùng bom đạn. Trên tầng 2 còn có dòng chữ kỷ niệm họp mặt gì đó nhưng chắc đã được tô đi tô lại nhiều lần

 
Thánh địa La Vang

Có thể nói Thánh địa La Vang là nơi duy nhất trên thế giới thờ Đức mẹ Maria mặc áo dài Việt nam. Tương truyền khi những người công giáo chạy trốn sự diệt đạo của nhà Tây sơn lên trên miền đất này. Nhưng hồi đó mảnh đất này còn âm u, rừng thiêng nước độc. Nên những người chạy trốn bị dịch bệnh rất nhiều, đúng lúc đó Đức mẹ Maria hiện ra với tà áo dài Việt nam trên tay bế Chúa hài đồng hai bên có thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Đức mẹ hiển linh ra dưới gốc cây đa và chỉ cho các con chiên tìm thứ Lá Vằng đem về sắc uống thì sẽ khỏi. Từ Lá Vằng viết không dấu thành La Vang thế là địa danh La Vang cùng hình ảnh Đức mẹ mặc áo dài VN ra đời.
Ngày nay những người công giáo coi đây như là nơi để cầu khấn Đức mẹ và hàng năm có rất nhiều người hành hương về đây. Còn những kẻ vô thần như tôi đơn giản chỉ ghé qua thăm vẻ đẹp cổ kính của giáo đường.

Cổng vào



Nét cổ kính của giáo đường. Tuy là giáo đường nhưng cũng hứng chịu bom đạn của chiến tranh









Đức mẹ Maria mặc áo dài



Cây đa nơi Đức mẹ Maria hiện hình cứu giúp giáo dân

 
Cầu Hiền Lương - Vĩ tuyến 17. Biểu tượng của nỗi đau chia cắt dân tộc

"Cách một con sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa"​

Đi đến sông Bến hải tôi dừng xe lại bờ phía nam và vào thăm khu di tích Vĩ tuyến 17 và cầu Hiền lương. Ở đây có những điều rất thú vị ngoài cuộc chiến tranh bom đạn ra cây cầu này còn có cuộc chiến mầu sắc, cuộc chiến quốc kỳ và cuộc chiến âm thanh.
Khi VNCH sơn cầu mầu gì thì y như rằng VNDCCH lại sơn lại phía bên này cầu y hệt như mầu đó ý muốn liền mạch và biểu lộ mong muốn thống nhất đất nước. Cụ thuể như lúc đầu phiá VNCH sơn mầu sanh thì VNDCCH cũng liền sơn lại nửa kia mầu xanh cho giống. Khi VNCH sơn lại cầu mầu nâu thì VNDCCH cũng sơn lại mầu nâu. Cứ thế cây cầu liên tục chuyển mầu cho đến năm 1975 toàn bộ cây cầu được sơn mầu xanh thống nhất và không thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Ngoài ra hai bên còn có cuộc chiến âm thanh và cuộc chiến quốc kỳ. Hễ bên này có loa nào là bên kia phải đầu tư những hệ thống loa có công suất lớn hơn nhằm tuyên truyền cho bà con hai bên sông. Còn cuộc chiến quốc kỳ cũng thế, không chỉ đua nhau treo cờ cao hơn mà hai bên còn đua nhau cả hệ thống chiếu sáng để cả ngày lẫn đêm đều nhìn rõ ngọn quốc kỳ

Vọng gác bờ nam



Vào bên trong nó có cái dàn loa phóng thanh thì phải nếu thế thì quá nhỏ so với bờ bắc



Con đường này lát đá chắc là cổ xưa




Cái này chẳng biết là cái gì nhưng chắc cũng cổ???



Tượng đài "Khát vọng thống nhất"



Đứng trên cây cầu lịch sử này tôi nói với con trai "Ngày nay hai bố con mình mất có hơn một phút để đi qua cầu, nhưng dân tộc mình đã phải mất 21 năm mới đi qua được cây cầu này và được đánh đổi bằng máu của hàng triệu người con ạ"



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,567
Bài viết
1,169,104
Members
191,424
Latest member
HungSWC
Back
Top